Tuần 18
Tiết 34
Bài 32: Thực hành. MỔ CÁ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống
- Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh gim.
- Mẫu cá chép
- Tranh phóng to hình 32,1 và 32.3 SGK
2. Học sinh:
- Xem trước bài ở nhà.
- Mỗi nhóm 4 – 6 em:
+ 1 con cá chép
+ Khăn lau, bột gặt.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 31, 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Tiết 33
CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
CÁC LỚP CÁ
Bài 31.TH:QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CÁ CHÉP
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các đặc điểm đời sống cá chép
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát tranh, mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục tính yêu thích bộ môn, bảo vệ động vật có ích.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh cấu tạo ngoài của cá chép
- Mô hình con cá chép(hoặc mẫu vật sống.)
- Bảng phụ.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm,
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đặc điểm nào giúp chân khớp rộng rãi ?
- Đặc điểm đặc trưng để nhận biết chân khớp?
3. Giới thiệu bài: (2’)
Lớp cá là lớp động vật có bộ xương trong, trong đó cột sống là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt ngành ĐVCXS với ĐVKXS. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đại diện đầu tiên của ngành ĐVCXS và cũng là đại diện của lớp cá. Đó là con cá chép.
* Hoạt động 1: Đời sống (10’)
Nội dung
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
I. Đời sống:
- Cá chép sống ở môi trường nước ngọt.
- Đời sống: ưa các vực nước lặng, ăn tạp, là động vật biến nhiệt.
- 1 HS đọc phần thông tin
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Cá chép sống ở môi trường nước ngọt, thức ăn của chúng là đv và tv thủy sinh nhỏ
Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường
- GV yêu cầu 1 HS đọc phần thông tin
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Cá chép sống ở đâu ? Thức ăn của chúng là gì?
+ Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt?
* Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài (20’)
Nội dung
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
II. Cấu tạo ngoài:
1. Cấu tạo ngoài:
(Nội dung bảng 1)
2. Chức năng của vây cá:
Vai trò của từng loại vây cá:
- Vây ngực, vây bụng: Giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên xuống
- Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc.
- Khúc đuôi mang vây đuôi giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá.
- HS đọc thông tin , ghi nhớ các bộ phận cấu tạo ngoài của cá chép.
- Đại diện nhóm trình bày các bộ phận cấu tạo ngoài trên tranh.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc độc lập với bảng 1 SGK – 103 sau đó thảo luận thống nhất trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe chỉnh sửa, nếu có.
1 HS trả lời, các em khác nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS tự đọc thông tin trả lời câu hỏi:
Giúp cá di chuyển trong nước.
- HS căn cứ vào thông tin kết hợp dựa vào nội dung bảng 2 trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.1 quan sát hình 31 nhận biết các bộ phận của cá chép.
- GV treo tranh câm cấu tạo ngoài, gọi HS trình bày
- GV giải thích tên gọi các loại vây liên quan đến vị trí của vây.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ bảng 1 và thông tin đề suất chọn câu trả lời.
- GV treo bảng phụ gọi HS lên bảng điền.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng: 1 – B; 2 – C; 3 – E ; 4 – A; 5 – G.
- GV yêu cầu HS trình bày lại đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lội
- GV nhận xét, tiểu kết.
- GV yêu cầu HS đọc mục II.2 – 103, nội dung bảng 2 trả lời câu hỏi:
+ Vây cá có chức năng gì?
+ Nêu vai trò của từng loại vây
- GV nhận xét, ghi bảng.
4. Củng cố : (5’)
GV hướng dẫn HS dọn dẹp vệ sinh khi thực hành.
5. Dặn dò: (2’)
Về nhà học bài, mỗi nhóm mang 1 con cá chép
Tuần 18
Tiết 34
Bài 32: Thực hành. MỔ CÁ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống
- Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh gim.
- Mẫu cá chép
- Tranh phóng to hình 32,1 và 32.3 SGK
2. Học sinh:
- Xem trước bài ở nhà.
- Mỗi nhóm 4 – 6 em:
+ 1 con cá chép
+ Khăn lau, bột gặt.
III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm,
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
3. Giới thiệu bài mới: (2’)
Ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về đời sống, cấu tạo ngoài của cá chép. Qua bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá chép.
* Hoạt động 1: Tổ chức thực hành(5’)
Nội dung
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
I. Yêu cầu:
- Nhận dạng được một số nội quan của cá trên mẫu mổ và quan sát bộ xương cá.
- Rèn kĩ năng mổ ĐVCXS
- HS chú ý, đem mẫu vật chuẩn bị cho GV kiểm tra
- HS chia nhóm theo sự xắp sếp của GV
- HS lắng nghe.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
- GV phân chia và xắp sếp chỗ cho các nhóm thực hành.
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành.
* Hoạt động 2: Tiến hành thực hành (26’)
- Hoạt động 2.1: Hướng dẫn mổ cá.(15’’)
Nội dung
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1: Hướng dẫn mổ cá.
- HS theo dõi
- HS quan sát, theo dõi
- HS tiến hành mổ mẫu vật
- GV hướng dẫn HS cách mổ và cách quan sát bằng cách treo hình 32.1 và 32.3 theo nội dung SGK – 106
- GV biểu diễn các thao tác mổ sau đó cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ.
- GV yêu cầu các nhóm sau khi quan sát tiến hành mổ mẫu vật
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
Hoạt động 2.2: Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ(11’)
Nội dung
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
2: Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ
- HS theo dõi lắng nghe
- HS tiến hành thực hành quan sát
- HS hoàn thành bảng các nội quan của cá chép
- HS làm bài thu hoạch
- HS nộp bài thu hoạch cho gv
- HS theo dõi sửa chữa( nếu có) .
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí của nội quan, các gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan
- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình bộ não cá.
- GV yêu cầu HS ghi vào bảng. Các nội quan của cá chép, nhận xét vị trí và vai trò của các nội quan để làm bài thu hoạch.
- GV theo dõi hướng dẫn HS viết bài báo cáo thu hoạch của từng nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm nộp bài thu hoạch để lấy điểm 15’
- GV đưa ra đáp án chuẩn các nhóm theo dõi sửa chữa sai sót (nếu có)
Tên cơ quan
Nhận xét vị trí và vai trò
Mang
Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gần các xương cung mang – có vai trò trao đổi khí
Tim
Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu vào động mạch giúp sự tuần hoàn máu.
Thực quản, dạ dày, ruột, gan
Phân hóa rõ rệt thành thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hóa thức ăn
Bóng hơi
Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm, nổi dễ dàng trong nước.
Thận
Hai dải sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết loại thải ra ngoài.
Tuyến sinh dục, ống sinh dục
Trong khoang thân ở cá đực là hai dải tinh hoàn, ở cá cái là hai buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.
Bộ não
Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tủy sống nằm trong các cung đốt sống điều khiển, điều hòa các hoạt động của cá
4. Củng cố : (4’)
Yêu cầu một vài nhóm trình bày các nội dung đã quan sát được.
5. Dặn dò: (2’)
Về nhà học bài chuẩn bị bài cấu tạo trong của cá chép.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 16 tiết 31, 32.doc