Giáo án Sinh học 7 tiết 51, 52

Bài 50. SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ(tt)

BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - HS nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.

 - HS phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh

 - Kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi.

II. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Hình 51.1 3 SGK phóng to.

 - Học sinh:

 Xem trước bài ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP

Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm,

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 51, 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Tiết 51 Bài 49: SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt) BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nêu được đặc điểm cấu tạo của dơi và của cá voi phù hợp với điều kiện sống - Thấy được một số tập tính của dơi và của cá voi 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn B. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: 1. Đồ dùng: - Hình 49.1, 2 SGK phóng to - Bảng phụ 2. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm, II. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính bú sữa của con sơ sinh So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng. III. Bài mới: * Giới thiệu bài: (2’) Ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu 2 bộ của lớp thú thích nghi với đời sống của chúng. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp một số bộ của lớp thú đó là bộ Dơi và bộ Cá voi để thấy được sự đa dạng của thú. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung * Hoạt động 1: Tập tính của dơi và cá voi xanh (10’) - GV treo hình 49.1, 2 lên bảng cho HS quan sát và giới thiệu hình. - HS quan sát và lắng nghe GV giới thiệu I. Tập tính của dơi và cá voi xanh Hình 49.1. Cấu tạo đời sống của dơi ăn sâu bọ Hình 49.2. Cấu tạo đời sống của cá voi - GV yêu cầu HS kết hợp đọc thông tin SGK và quan sát hình hoàn thành phiếu học tập số 1 - GV gọi 1 nhóm lên bảng hoàn thành phiếu học tập. - GV nhận xét đưa ra đáp án chuẩn. - HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình và những hiểu biết của mình trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập - Đại diện nhóm hoàn thành phiếu học tập. - HS lắng nghe, sửa chữa (nếu có) - Cá voi: bơi uốn mình, ăn bằng cách lọc mồi - Dơi: dùng răng phá vỡ vỏ sâu bọ, bay không có đường rõ ràng. Tên động vật Di chuyển Thức ăn Đặc điểm răng, cách ăn Dơi 1 1 2 Cá voi 2 2 1 Câu trả lời lựa chọn 1. Bay không có đường bay rõ rệt 2. Bơi uốn mình theo chiều dọc 1. Tôm, cá, động vật nhỏ. 2. Sâu bọ 1. Không có răng lọc mồi bằng miệng 2. Răng nhọn sắc, phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ. - GV hỏi thêm: + Tại sao e, lựa chọn những đặc điểm trên - HS trả lời * Hoạt động 2: Đặc điểm cấu tạo của dơi và của cá voi(20’) - GV treo phiếu học tập số 2 lên bảng. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK kết hợp quan sát hình 49.1, 2 hoàn thành phiếu học tập số 2 trên bảng - GV gọi 2 HS lên bảng hoàn thành phiếu học tập - GV gọi 1 HS khác nhận xét và đặt câu hỏi phụ: tại sao em lại lựa chọn đáp án đó? - GV nêu ra thông báo đáp án đúng và tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng nhiều nhất. - HS theo dõi - Cá nhân tự thu nhận thông tin và quan sát hình. - Trao đổi nhóm lựa chọn đặc điểm phù hợp hoàn thành phiếu học tập. - HS: đại diện các nhóm lên bảng viết nội dung - HS theo dõi phiếu học tập và tự sửa chữa. II. Đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi. Nội dung phiếu học tập số 2. Đặc điểm Tên động vật Hình dạng cơ thể Chi trước Chi sau Dơi Thon nhỏ - Biến đổi thành da (mềm, rộng nối chi trước với chi sau và đuôi) - Yếu bám vào vật không tự cất cánh. Cá voi - Hình thoi, thon dài, cổ không phân biệt với thân - Biến đổi thành bơi chèo (có các xương cánh, xương ống, xương bàn) - Tiêu giảm - GV hỏi: + Dơi có đặc điểm nào thích nghi với đời sống bay lượn? + Cấu tạo ngoài cá voi thích nghi với đời sống trong nước thể hiện như thế nào? - GV hỏi thêm: + Tại sao cá voi có cơ thể nặng nề, vây ngực rất nhỏ nhưng nó vẫn di chuyển được dễ dàng trong nước? - GV đưa ra một vài thông tin về cá voi, cá heo. - HS trả lời: Hình dạng cơ thể thon nhỏ, chi trước biến đổi thành cánh da. Hình dạng cơ thể hình thoi, thon dài, cổ không phân biệt với thân chi trước biến đổi thành bơi chèo, chi sau tiêu giảm. - HS trả lời: Do vây ngực có cấu tạo giống chi trước, khỏe và do có lớp mỡ dày, giảm trọng lượng cơ thể. - HS lắng nghe. * Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài. IV. Củng cố : (5’) Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất: 1. Cách cất cánh của dơi là: a) Nhún mình lấy đà từ mặt đất b) Chạy lấy đà rồi vỗ cánh. c) Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao. 2. Chọn những đặc điểm cấu tạo cá voi thích nghi đời sống ở nước a) Cơ thể hình thoi cổ ngắn b) Vây lưng to giữ thăng bằng c) Chi trước có màng nối các ngón d) Chi trước dạng bơi chèo e) Mình có vảy trơn f) Lớp mỡ dưới da dày. V. Dặn dò: (2’) - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài, đọc mục “Em có biết? ” - Xem trước bài 50. Tuần 27 Ngày soạn: 6/3/ 2014 Tiết 52 Ngày dạy : 14/3/2014 Bài 50. SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ(tt) BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt. - HS phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Hình 51.1 3 SGK phóng to. - Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm, IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước. 3 .Giới thiệu bài: (2’) Tiếp theo các bộ thú đã học, bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về thú Ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, thú Gặm nhấm và thú Ăn thịt thích nghi với chế độ gặm nhấm và ăn thịt. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (9’) - GV gọi 1 HS đọc thông tin, treo hình 50.1 yêu cầu HS quan sát thảo luận: + Kể tên các đại diện của bộ. + Đặc điểm nào thích hợp với lối sống đào hang? + Đặc điểm nào thích hợp với lối sống ăn sâu bọ? + Lợi ích của bộ ăn sâu bọ là gì? - HS đọc thông tin, quan sát hình thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tiểu kết, ghi bảng. * Hoạt động 2:(11’) - GV cho HS đọc thông tin, treo hình 50.2A cho HS quan sát thảo luận: - HS đọc thông tin, quan sát tranh thảo luận, trả lời câu hỏi: + Thế nào là gặm nhấm? Cho ví dụ. (nêu đại diện) + Bộ răng gặm nhấm có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống gặm nhấm? - GV gọi 1, 2 HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá nêu câu hỏi: + Tác hại của bộ gặm nhấm ? + Phân biệt chuột đồng và chuột chù về mặt tác dụng ? - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá sự trả lời các nhóm. + Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ gặm nhấm thích nghi với cách gặm nhấm thức ăn. - 1HS trả lời, 1HS khác nhận xét. - GV nhận xét , tiểu kết, ghi bảng. Hoạt động 3: (14’) - GV gọi 1 HS đọc thông tin, treo hình 50.3.A, B, C cho HS quan sát, trả lời câu hỏi: + Đặc điểm nào giúp chúng ăn thịt sống? + Đặc điểm nào giúp chúng săn mồi tốt? + Cách săn mồi của chúng khác nhau như thế nào? - GV nhận xét, đánh giá gọi 1 HS nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của sâu bọ Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt. - GV nhận xét, tiểu kết, ghi bảng. I. Bộ ăn sâu bọ: - Thú ăn sâu bọ có mấu nhọn răng sắc, răng hàm có mấu, chi trước ngắn, bàn tay khỏe. - Đại diện: Chuột chù, chuột chũi. II. Bộ Gặm nhấm: - Bộ gặm nhấm có bộ răng thích nghi với chế độ ăn gặm nhấm, thiếu răng nanh, răng cửa lớn, sắc; răng hàm rất cứng và sắc. - Đại diện: Chuột đồng, sóc, thỏ III. Bộ ăn thịt - Bộ ăn thịt có hàm răng thích nghi với chế độ ăn thịt, răng cửa ngắn, để róc xương, răng nanh dài, lớn, nhọn để xé mồi, răng hàm có mấu dẹp để cắt mồi. - Bàn chân có đệm thịt, vuốt sắc, có thể rụt vào để khỏi cùn, gương ra khi cào xé mồi. * Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài. 4. Củng cố : (3’) Trong những đặc điểm sau đặc điểm nào của thú ăn thịt: a) Ăn sâu bọ, chi ngắn, to khỏe b) Ăn thực vật, răng cửa lớn, sắc c) Ăn động vật, có vuốt sắc, dưới có đệm thịt dày Đáp án: C 5. Dặn dò: (2’) Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 2,3 trong sgk, đọc thêm mục“Em có biết?” xem trước bài 51. V. RÚT KINH NGHIỆM: ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 27 tiết 51, 52.doc
Tài liệu liên quan