Giáo án Sinh học 7 tiết 55: Kiểm tra 1 tiết

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Giúp học sinh khắc sâu những kiến thức đã học.

 2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kỹ năng làm bài cho HS.

 3. Thái độ:

 Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên:Câu hỏi kiểm tra

 HS: học bài cũ

III. PHƯƠNG PHÁP

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (Không có)

 3. GV phát đề:

KIỂM TRA 1 TIẾT

Đề bài:

Phần I: Trắc nghiệm (04 điểm)

 Hãy khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất:

 Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của cơ thể giúp ếch thích nghi với sự hô hấp trên cạn ?

 a. Mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu b. Mũi thông với khoang miệng và phổi.

 c. Da có chất nhầy. d. Cả a, b và c đều đúng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 55: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 17/3/2014 Tiết * Ngày dạy : 27/3/2014 ÔN TẬP A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại hệ thống kiến thức về ĐVCXS từ lớp cá đến lớp thú. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giúp HS có thái độ đúng đắn hơn trong việc bảo vệ những động vật có lợi và tiêu diệt những động vật có hại. B. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: 1. Đồ dùng: - Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi ôn tập. 2. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm, II. Học sinh: Ôn tập lại tất cả các bài đã học về ĐVCXS. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (không) III. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung. + Nhóm 1: Thảo luận về lớp Cá và lớp Lưỡng cư + Nhóm 2: Thảo luận về lớp Bò sát và lớp Chim + Nhóm 3: Thảo luận về lớp Chim + Nhóm 4: Thảo luận về lớp Thú Các nhóm thảo luận trong vòng 15’ - GV treo bảng phụ ghi nội dung hệ thống câu hỏi ôn tập lên bảng cho HS quan sát và thảo luận theo nhóm(nội dung thảo luận GV đã giao ở trên) Lớp Cá: Câu 1: Hãy kể môi trường sống và điều kiện sống ở cá chép. Câu 2: Tại sao nói sự thụ tinh của cá chép là sự thụ tinh ngoài. Vì sao số lượng trứng cá đẻ mỗi lần lại rất lớn. Ý nghĩa? Câu 3: Nêu chức năng của các loại vây cá. Câu 4: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với môi trường sống và hoạt động trong môi trường nước. Câu 5: Nêu đặc điểm chung của cá. Câu 6: Nêu vai trò của cá trong đời sống con người. Câu 7: Trình bày sự đa dạng của cá về thành phần loài và môi trường sống. Lớp Lưỡng cư Câu 8: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn? Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt và kiếm ăn vào ban đêm. Câu 9: Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch. Câu 10: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người. Câu 11: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban đêm. Lớp Bò sát Câu 12: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. (HS có thể dựa vào Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài ) Câu 13: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch Câu 14: Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn Câu 15: Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát. Lớp Chim Câu 16: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. Câu 17: Quan sát hình 42.1 để nhận biết các thành phần của bộ xương và nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống bay. Câu 18: Trình bày đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. Câu 19: So sánh sự sai khác của thằn lằn và chim bồ câu ở một số hệ cơ quan sau: Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết sinh sản, bài tiết. Nêu ý nghĩa của sự sai khác đó. Câu 20: Nêu vai trò và đặc điểm chung của lớp Chim. Lớp Thú Câu 21: Nêu Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. Câu 22: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noàn thai sinh. Câu 23: Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học. Câu 24: Nêu đặc điểm chung và vai trò của thú. - GV đến các nhóm còn yếu hay còn chưa rõ yêu cầu của câu hỏi để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. - GV lưu ý nhóm nào đã trả lời song câu hỏi của nhóm thì tiếp tục nghiên cứu trả lời câu hỏi của nhóm khác để nhận xét. - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV gọi HS trình bày đến đâu thì sửa chữa chỉnh sai đến đó nhằm chính xác hóa nội dung cho HS ghi chép. - HS chia nhóm theo yêu cầu của GV. - HS quan sát hệ thống câu hỏi và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi theo công việc GV đã phân công. - HS có thể trình bày những khó khăn của mình để GV giải đáp. - Đại diện nhóm trình bày đáp án của nhóm mình cho các nhóm khác theo dõi. Các nhóm khác có thể đặt ra câu hỏi ở những chỗ còn thắc mắc để nhóm đó giải thích, nếu không giải thích rõ ràng thì GV mới can thiệp. 4. Củng cố : (5’) - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay - Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noàn thai sinh 5. Dặn dò: (2’) Về nhà học bài, ôn lại tất cả các bài đã học về ngành ĐVCXS đến giờ sau kiểm tra 1 tiết. V. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 29 Ngày soạn: 18/03/2014 Tiết 55 Ngày dạy : 28/03/2014 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh khắc sâu những kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng làm bài cho HS. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên:Câu hỏi kiểm tra HS: học bài cũ III. PHƯƠNG PHÁP IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (Không có) 3. GV phát đề: KIỂM TRA 1 TIẾT Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm (04 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của cơ thể giúp ếch thích nghi với sự hô hấp trên cạn ? a. Mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu b. Mũi thông với khoang miệng và phổi. c. Da có chất nhầy. d. Cả a, b và c đều đúng. Câu 2: Cấu tạo tim thằn lằn gồm: a. Một tâm nhĩ và một tâm thất b. Hai tâm nhĩ và một tâm thất c. Hai tâm thất và một tâm nhĩ d. Hai tâm nhĩ và một tâm thất, có vách hụt. Câu 3: Cấu tạo răng của thỏ thích nghi với cách ăn theo kiểu: a. Nhai. b. Nghiền. c. Gặm nhấm. d. Nuốt Phần II: Tự luận (06 điểm ) Câu 1: Nêu những mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người và thiên nhiên (2 điểm) Câu 2: Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh. (2 điểm) Câu 3 :Nêu đặc điểm chung của lớp thú. (2 điểm) Đáp án: Phần I: Trắc nghiệm (mỗi ý đúng được 01 điểm) Câu 1 – b. Câu 2 – d. Câu 3– c. Phần II: Tự luận (6 điểm) Câu 1: * Ích lợi của chim: (1,5 điểm) -Đối với con người: + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm; + Cung cấp thực phẩm; + Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh; + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch; -Đối với thiên nhiên: giúp phát tán hạt cây rừng. * Tác hại của chim: (0.5 điểm) - Ăn hạt, quả, cá, -Là động vật trung gian truyền bệnh cho con người, đặc biệt là bệnh cúm A - H5N1 Câu 2: (2 điểm) Học sinh trả lời đúng, đủ mỗi ý được 0,5 điểm Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh: _ Thai sinh không bị lệ thuộc vào noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. -Phôi được phát triển trong bụng mẹ nên an toàn - Có điệu kiện sống thích hợp cho sự phát triển. -Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ nên không lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên. Câu 3: (2 điểm) Học sinh trả lời đúng, đủ mỗi ý được 0,5 điểm Đặc điểm chung của lớp thú: -Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất. -Có hiện tượng thai sinh nuôi con bằng sữa mẹ. -Có lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành 3 loại.(răng cửa, răng hàm, răng nanh) -Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt. 4. Củng cố: (1’) Giáo viên nhắc nhở học sinh xem lại bài và thu bài. 5. Dặn dò: (1’) Về nhà xem trước bài 53 “Môi trường sống và sự vận động di chuyển” V. RÚT KINH NGHIỆM: Họ và tên: Lớp 7A Điểm Lời phê KIỂM TRA 1 TIẾT Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của cơ thể giúp ếch thích nghi với sự hô hấp trên cạn ? a. Mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu b. Mũi thông với khoang miệng và phổi. c. Da có chất nhầy. d. Cả a, b và c đều đúng. Câu 2: Cấu tạo tim thằn lằn gồm: a. Một tâm nhĩ và một tâm thất b. Hai tâm nhĩ và một tâm thất c. Hai tâm thất và một tâm nhĩ d. Hai tâm nhĩ và một tâm thất, có vách hụt. Câu 3: Cấu tạo răng của thỏ thích nghi với cách ăn theo kiểu: a. Nhai. b. Nghiền. c. Gặm nhấm. d. Nuốt Phần II: Tự luận (7điểm ) Câu 1: Nêu những mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người và thiên nhiên (2,5 điểm) Câu 2: Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh. (2 điểm) Câu 3 :Nêu đặc điểm chung của lớp thú. (2,5 điểm) BÀI LÀM . . . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 29 tiết ..., 55.doc
Tài liệu liên quan