Bài 54 . TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
HS nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh
- Kĩ năng phân tích, tư duy.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ
- Hình 54.1 SGK phóng to.
2. Học sinh:
Xem bài trước bài 54
III. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 56, 57, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn: 27/03/2014
Tiết 56 Ngày dạy:
CHƯƠNG VII – SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
Bài 53. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, DI CHUYỂN
( ĐỌC THÊM )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các hình thức di chuyển của động vật.
- Thấy được sự phức tạp và phân hóa của cơ quan di chuyển.
-Ý nghĩa của sự phân hóa trogn đời sống của động vật.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng so sánh, quan sát.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và động vật.
II. CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên:
- Hình 53.1- 2 SGK phóng to.
-Bảng phụ.
2. Học sinh:Xem bài trước.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm, vấn đáp tìm tòi,
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không có)
3. Giới thiệu bài: (1’)
Sự vận động di chuyển là một đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thức vật. Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể đi tìm thức ăn, bắt mồi tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn tránh kẻ thù.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:(17’)
- GV gọi 1HS đứng dậy đọc
-Cả lớp theo dõi cá nhân đọc
-GV yêu cầu HS tự đọc thông tin, quan sát hình 53.1 để hoàn thành phiếu học tập số 1 thông qua thảo luận nhóm.
- GV treo bảng,các hình thức di chuyển ở động vật (phiếu số 1) cho HS lên chữa bài.
-GV gọi đại diện của 3 nhóm lên hoàn thành bảng,
-GV gọi một nhóm khác bổ xung nhận xét.
-GV nhận xét hoàn chỉnh bảng.
I. Các hình thức di chuyển.
Động vật có nhiều hình cách chuyển như: đi, bò, chạy, nhảy, phù hợp với môi trường và tập tính của chúng.
Đại diện
Các hình thức di chuyển ở động vật
Bò
Đi, chạy
Nhảy bằng hai chân sau
Bơi
Bay
Leo trèo chuyền cành bằng cách cầm nắm
Vịt trời
+
+
+
Châu chấu
+
+
+
Gà lôi
+
+
Vượn
+
+
Hươu
+
Cá chép
+
Giun đất
+
Dơi
+
Kanguru
+
- GV nêu câu hỏi:
+ Động vật có những hình thức di chuyển nào ?
+ Vịt trời có mấy hình thức di chuyển ?
- GV nêu tiếp câu hỏi:
+ Ngoài những động vật kể trên em còn biết những động vật nào và các hình thức di chuyển của chúng ra sao ?
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận về các hình thức di chuyển của giới động vật.
-Nhận xét đánh giá , tiểu kết.
Hoạt động 2:(19’)
- GV gọi 1HS đứng dậy đọc
-Cả lớp theo dõi cá nhân đọc
-GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK đọc mục thông tin, quan sát hình 52.2 SGK đọc các chú thích dưới hình sau đó thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
-GV gọi đại diện một số nhóm trả lời → nhóm khác bổ sung.
-GV nhận xét sửa chữa, chuẩn xác kiến thức
Động vật có nhiều hình cách chuyển như: đi, bò, chạy, nhảy, phù hợp với môi trường và tập tính của chúng.
II. Sự tiến hóa cơ quan di chuyển
Đặc điểm cơ quan di chuyển
Tên động vật
Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bảm cố định
San hô, hải quỳ
Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm kiểu sâu đo
Thủy tức
Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
Rươi
Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt.
Rết
Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau.
5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi
Tôm
2 đôi chân bò và một đôi chân nhảy
Châu chấu
Vây bơi với các tia vây
Cá trích
Chi năm ngón có màng bơi
Ếch, cá sấu
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ
Hải âu
Cánh được cấu tạo bằng màng da
Dơi
Bàn tay bàn chân cầm nắm
Vượn
-GV nêu câu hỏi
+ Sự phức tạp và phân hóa bộ phận di chuyển ở động vật thể hiện như thế nào ?
+ Sự phức tạp và phân hóa này có ý nghĩa gì ?
-GV nhận xét, tiểu kết, ghi bảng
Sự phức tạp hóa và phân hóa của bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả , thích nghi với điều kiện môi trường sống.
4. Củng cố: (5’)
Đánh dấu (x) vào c cho câu trả lời đúng:
1. Cách di chuyển “đi, bay, bơi” là của loài động vật nào ?
a. Chim c
b. Dơi c
c. Vịt trời c
2. Nhóm động vật nào dưới đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bảm cố định.
a. Hải quỳ, san hô. c
b.Thủy tức, san hô c
c. Rết, rươi c
5. Dặn dò: (2’)
Về nhà học bài trả lời câu hỏi cuối bài, đọc phần “em có biết”, xem trước bài 54
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 30 Ngày soạn: 27/03/2014
Tiết 57 Ngày dạy :
Bài 54 . TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
HS nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh
- Kĩ năng phân tích, tư duy.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ
- Hình 54.1 SGK phóng to.
2. Học sinh:
Xem bài trước bài 54
III. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới Động vật. Cho ví dụ.
3. Giới thiệu bài: (1’)
Sự tiến hóa của các hệ cơ quan như: hô hấp, tuần hoàn, thể hiện ở sự phức tạp hóa(sự phân hóa) trong tổ chức cơ thể. Sự phức tạp hóa của một hệ cơ quan thành nhiều bộ phận khác nhau tiến tới hoàn chỉnh các bộ phận ấy (chuyên hóa) có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động cơ thể thích nghi với điều kiện sống thay đổi trong qua trình tiến hóa của giới động vật. Qua bài hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (21’)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh đọc các câu trả lời → hoàn thành bảng trogn vở bài tập.
-GV kẻ bảng để HS chữa bài.
- HS: Cá nhân đọc nội dung bảng, ghi nhận kiến thức.
- Trao đổi nhóm lựa chọn câu trả lời.
- GV lưu ý gọi nhiều nhóm để biết được ý kiến của HS.
-Ghi phần bổ sung vào cạnh bảng để HS tiếp tục theo dõi và trao đổi.
- GV kiểm tra kết quả của các nhóm và nhận xét.
-GV đưa ra đáp án chuẩn cho HS theo dõi, chỉnh sửa nếu có.
I. So sánh một số hệ cơ quan của động : vật
HS ghi kiến thức bảng sau
Tên ĐV
Ngành
Hô hấp
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục
Trùng biến hình
ĐV nguyên sinh
Chưa phân hóa
Chưa có
Chưa phân hóa
Chưa phân hóa
Thủy tức
Ruội khoang
Chưa phân hóa
Chưa có
Hình mạng lưới
Tuyến SD không có ống dẫn
Giun đất
Giun đốt
Da
Tim đơn giản, tuần hoàn kín
Hình chuỗi hạch
Tuyến SD có ống dẫn
Tôm sông
Chân khớp
Mang đơn giản
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch có hạch não
Tuyến SD có ống dẫn
Châu chấu
Chân khớp
Hệ ốn khí
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch, hạch não lớn
Tuyến SD có ống dẫn
Cá chép
Động vật có xương sống
Mang
Tim có 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
Hình ống bán cầu não nhỏ, tiểu não có hình khối trơn
Tuyến SD có ống dẫn
Ếch đồng trưởng thành
Động vật có xương sống
Da và phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, hệ tuần hoàn kín, máu pha đi nuôi cơ thể
Hình ống bán cầu não nhỏ, tiểu não nhỏ dẹp
Tuyến SD có ống dẫn
Thằn lằn bóng
Động vật có xương sống
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ 1 tâm thất , có vách hụt, hệ tuần hoàn kín, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
Hình ống bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triến hơn ếch
Tuyến SD có ống dẫn
Chim bồ câu
Động vật có xương sống
Phổi và túi khí
Tin có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não lớn, tiểu não lớn có 2 mấu bên nhỏ
Tuyến SD có ống dẫn
Thỏ
Động vật có xương sống
Phổi
Tim tâm nhĩ, 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não lớn, vỏ chất xám, khe rãnh, tiểu não có 2 mấu bên lớn
Tuyến SD có ống dẫn
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: (10’)
- GV yêu cầu HS quan sát lại nội dung bảng → trả lời câu hỏi:
_ HS: cá nhân theo dõi thông tin ở bảng → ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (lưu ý theo hàng dọc từng hệ cơ quan
+ Sự phức tạp hóa các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật đã học ?
- GV yêu cầu các nhóm đứng lên trình bày đáp án.
-HS đại diện các nhóm đứng lên trình bày đáp án:
+ Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi qua toàn bộ da → mang đơn giản → mang → da và phổi → phổi.
+ Hệ tuần hoàn: chưa có tim → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → 3 ngăn → 4 ngăn.
+ Hệ thần kinh từ chưa phân hóa → thần kinh mạng lưới → chuỗi hạch đơn giản → chuỗi hạch phan hóa (não, hầu, bụng) → hình ống phân hóa bộ não, tủy sống.
+ Hệ sinh dục: chưa phân hóa → tuyến sinh dục không có ống dẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn.
-GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm và phần bổ sung lên bảng.
-GV nhận xét đánh giá và yêu cầu HS rút ra kết luận về sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể.
-GV hỏi thêm:
+ Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì ?
-HS trả lời ( dựa vào sự hoàn chỉnh của hệ thần kinh liên quan đến tập tính phức tạp
II. Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể:
- Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng.
- Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn.
-Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
4. Củng cố: (5’)
Hãy chứng minh sự phân hóa và chuyên hóa của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của động vật.
5. Dặn dò: (2’)
-Về nhà học bài trả lời câu hỏi cuối bài,
-Xem trước bài 55 kẻ bảng 1 và bảng 2 vào tập
Bảng 1. So sánh sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính
Hình thức sinh sản
Số cá thể tham gia
Thừa kế đặc điểm của
1 cá thể
2 cá thể
Vô tính
Hữu tính
Bảng 2. Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con non ở động vật (SGK – tr. 180)
D V. RÚT KINH NGHIỆM:
Đã kiểm, ngày.tháng . năm 2014
Tổ Phó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 30 tiết 56, 57.doc