B. Phần II: Tự luận (7 điểm )
Câu 1: (2,0 điểm)
Trình bày ý nghĩa, tác dụng của cây phát sinh giới động vật.
Cá voi có quan hệ họ hàng gần với cá chép hơn hay với hươu sao hơn ? Giải thích ?
Câu 2: (3,5 điểm)
- Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ?
- Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.
- Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì ?
Đáp án:
A. Phần I: Trắc nghiệm(4,5 điểm)
Câu 1: a (0,5 điểm)
Câu 2: b (0,5 điểm)
Câu 3: c (0,5 điểm)
Câu 4: a (0,5 điểm)
Câu 5 : b. (0,5 điểm)
Câu 6 : d. (0,5 điểm)
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 67: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36
Tiết 67
KIỂM TRA 1 TIẾT
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
Giúp HS ôn lại kiến thức về toàn bộ chương trình từ đầu năm (giới động vật)
II. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng viết tư duy tổng hợp.
III. Thái độ:
Giúp HS có thái độ nghiêm túc trong thi cử.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Ra đề kiểm tra học kì II
2. Học sinh:
Ôn lại tất cả những bài từ đầu năm học
C. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (không có)
III. Bài mới:
Đề bài:
A. Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1:Trùng roi xanh sinh sản bằng cách: (0,5 điểm)
a. Phân đôi cơ thể theo chiều dọc. b. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể
c. Phân đôi theo bất kì chiều nào của cơ thể d. Tiếp hợp
Câu 2: Nhiệt độ cơ thể ếch đồng không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên được gọi là: (0,5 điểm)
a. Động vật hằng nhiệt. b. Động vật biến nhiệt.
c. Động vật cao nhiệt d. Động vật thấp nhiệt.
Câu 3: Máu đi nuôi cơ thể thằn lằn là: (0,5 điểm)
a. Máu đỏ tươi. b. Máu đỏ thẫm
c. Máu pha. d. Máu pha và máu đỏ tươi.
Câu 4: Lông đuôi chim bồ câu có tác dụng: (0,5 điểm)
a. Như bánh lái giúp chim định hướng khi bay b. Như chiếc quạt để đẩy không khí
c. Để giữ thăng bằng khi chim hạ cánh. d. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo nào của cơ thể giúp ếch thích nghi với sự hô hấp trên cạn ?
a. Mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu b. Mũi thông với khoang miệng và phổi.
c. Da có chất nhầy. d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 6: Cấu tạo tim thằn lằn gồm:
a. Một tâm nhĩ và một tâm thất b. Hai tâm nhĩ và một tâm thất
c. Hai tâm thất và một tâm nhĩ d. Hai tâm nhĩ và một tâm thất, có vách hụt.
B. Phần II: Tự luận (7 điểm )
Câu 1: (2,0 điểm)
Trình bày ý nghĩa, tác dụng của cây phát sinh giới động vật.
Cá voi có quan hệ họ hàng gần với cá chép hơn hay với hươu sao hơn ? Giải thích ?
Câu 2: (3,5 điểm)
- Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ?
- Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.
- Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì ?
Đáp án:
A. Phần I: Trắc nghiệm(4,5 điểm)
Câu 1: a (0,5 điểm)
Câu 2: b (0,5 điểm)
Câu 3: c (0,5 điểm)
Câu 4: a (0,5 điểm)
Câu 5 : b. (0,5 điểm)
Câu 6 : d. (0,5 điểm)
B. Phần II: Tự luận (5,5 điểm)
Câu 1:
* Ý nghĩa, tác dụng của cây phát sinh giới động vật là: (mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
- Qua cây phát sinh ta có thể thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau.
- Cây phát sinh còn cho ta so sánh được số loài giữa các nhánh.
- Thông qua cây phát sinh người ta còn thấy được mức độ tiến hóa của giới động vật.
* Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn so với cá chép vì cá voi thuộc lớp thú bắt nguồn từ nhánh có gốc cùng với hươu sao, khác hẳn so với cá chép (0,5 điểm)
Câu 2:
- Đấu tranh sinh học là: biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hạt do các sinh vật gây ra. (1,0 điểm)
- Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: (1,0 điểm)
+ Sử dụng thiên địch.
+ Gây bệnh truyền nhiễm.
+ Gây vô sinh cho sinh vật gây hại.
- Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là: (2,5 điểm) + Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học: tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.
+ Nhược điểm:
Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.
Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.
IV. Củng cố: (5’)
Nhắc nhở HS kiểm tra lại bài, nhớ ghi tên, lớp vào bài kiểm tra.
V. Dặn dò: (2’)
Xề nhà xem trước bài 64,65,66 “Tham quan thiên nhiên”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 36 tiết 67.doc