1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trình bày phương pháp phân tính thế hệ lai của Menđen.
- Trong các cặp tính trạng sau, cặp nào không phải là cặp tính trạng tương phản? Giải thích.
a. Hạt trơn – hạt nhăn. c. Hoa đỏ – hạt vàng.
b. Thân thấp – thân cao. d. Hạt vàng – hạt lục.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Phép lai một cặp tính trạng Menđen đã thực hiện như thế nào? Từ kết quả của lai, có quy luật di truyền nào được rút ra hay không?
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 2: Lai một cặp tính trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn:
Tiết: 02 Ngày dạy:
Bài 2 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được hiện tượng và kết quả thí nghiệm của Menđen.
- Viết sơ đồ lai một cặp tính trạng.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân ly.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK.
- Kĩ năng quan sát và phân tích hình ảnh.
3. Thái độ
Yêu thích bộ môn Di truyền học.
II. Phương pháp
Động não, vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm
III. Thiết bị dạy học
- Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- Sơ đồ sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan.
- Bảng phụ.
- Sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen..
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trình bày phương pháp phân tính thế hệ lai của Menđen.
- Trong các cặp tính trạng sau, cặp nào không phải là cặp tính trạng tương phản? Giải thích.
a. Hạt trơn – hạt nhăn. c. Hoa đỏ – hạt vàng.
b. Thân thấp – thân cao. d. Hạt vàng – hạt lục.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Phép lai một cặp tính trạng Menđen đã thực hiện như thế nào? Từ kết quả của lai, có quy luật di truyền nào được rút ra hay không?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen.
Mục tiêu: Nêu được hiện tượng và kết quả thí nghiệm.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
11’
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh H 2.1 và giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- GV giới thiệu kết quả thí nghiệm ở bảng 2 đồng thời phân tích khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, lặn.
- Yêu cầu HS: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống.
- Nhận xét tỉ lệ kiểu hinìh ở F1; F2?
- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi.
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK trang 9.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập sau khi đã điền.
- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành.
- Ghi nhớ khái niệm.
- Phân tích bảng số liệu, thảo luận nhóm và nêu được:
- + Kiểu hình F1: đồng tính về tính trạng trội.
+ F2: 3 trội: 1 lặn
- HS chú ý.
- Lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1. đồng tính; 2. 3 trội: 1 lặn
- 1, 2 HS đọc.
I. Thí nghiệm của Menđen
1. Thí nghiệm
Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
Thí dụ
P Hoa đỏ x Hoa trắng
F1 Hoa đỏ
F2 3 hoa đỏ : 1 hoa rrắng
(Kiểu hình có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn)
2. Thuật ngữ
- Kiểu hình: tập hợp toàn bộ các tính trạng của một cơ thể.
- Tính trạng trội: tính trạng biểu hiện ở đời lai F1 (khi gen ở trạng thái đồng hợp tử trội hay dị hợp tử).
- Tính trạng lặn: tính trạng biểu hiện ở đời lai F2 (khi gen ở trạng thái đồng hợp lặn).
3. Kết luận
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì:
- F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ.
- F2 có sự phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy luật phân ly.
Mục tiêu: Nêu được nội dung quy luật phân ly.
17’
- GV giải thích quan niệm đương thời và quan niệm của Menđen đồng thời sử dụng H 2.3 để giải thích.
- Do đâu tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?
- Yêu cầu HS:
+ Hãy quan sát H 2.3 và cho biết: tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử F2?
+ Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?
- GV nêu rõ: khi F1 hình thành giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của P mà không hoà lẫn vào nhau nên F2 tạo ra:
1AA : 2Aa : 1aa
trong đó AA và Aa cho kiểu hình hoa đỏ, còn aa cho kiểu hình hoa trắng.
- Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li trong quá trình phát sinh giao tử?
- HS ghi nhớ kiến thức, quan sát H 2.3
+ Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội (hoa đỏ).
+ Nhân tố di truyền a quy định tính trạng trội (hoa trắng).
+ Trong tế bào sinh dưỡng, nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp: Cây hoa đỏ thuần chủng cặp nhân tố di truyền là AA, cây hoa trắng thuần chủng cặp nhân tố di truyền là aa.
- Trong quá trình phát sinh giao tử:
+ Cây hoa đỏ thuần chủng cho 1 loại giao tử: a
+ Cây hoa trắng thuần chủng cho 1 loại giao tử là a.
- Ở F1 nhân tố di truyền A át a nên tính trạng A được biểu hiện.
- Quan sát H 2.3 thảo luận nhóm xác định được:
GF1: 1A: 1a
+ Tỉ lệ hợp tử F2
1AA: 2Aa: 1aa
+ Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình giống AA.
- HS chú ý.
- HS phát biểu.
II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- Bằng sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
- Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền ( gen ) quy định
- Giải thích : (bài tập lai 1 cặp tính trạng)
+ Qui ước gen :
A : hoa đỏ.
a : hoa trắng.
+ Kiểu gen:
AA : hoa đỏ.
aa : hoa trắng
+ Sơ đồ lai:
P Hoa đỏ x Hoa trắng
AA aa
GP A a
F1 Kiểu gen: Aa
Kiểu hình: hoa đỏ
F1 (tự thụ phấn)
Hoa đỏ x hoa đỏ
Aa Aa
GF A, a A, a
F2: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 Hoa đỏ : 1Hoa trắng
- Quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
4. Củng cố: 3’
- Gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học: nội dung quy luật phân ly.
5. Kiểm tra đánh giá:4’
- Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Tính trạng trội được biểu hiện
A. Chỉ ở F1. B. Chỉ ở F2.
C. Có thể ở P và các thế hệ con cháu. D. Chỉ ở P.
2. Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện
A. Chỉ ở F2. B. Chỉ ở F1.
C. Ở cả P và thế hệ con cháu. D. Biểu hiện ở P và F2.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2D.doc