1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Đột biến số lượng NST là gì? Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp thường thấy ở những dạng nào? Nêu hậu quả và cho ví dụ?
- Nêu cơ chế dẫn tới sự hình thành thể dị bội có số lượng NST là 2n + 1 và 2n -1.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu một dạng đột biến số lượng NST nữa tạo ra thể đa bội, hiện tượng đa bội thể này có vai trò gì gì đối với chọn giống
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Ngày soạn:
Tiết: 27 Ngày dạy:
Bài 24 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được hiện tượng đa bội thể và thể đa bội.
- Nhận biết một số thể đa bội qua tranh ảnh.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/ giao tiếp, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, intenet... để tìm hiểu khái niệm, sự phát sinh các dạng đột biến số lượng NST.
- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến
3. Thái độ
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Có ý thức sử dụng thể đa bội trong chọn giống.
II. Phương pháp
Vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, hỏi và trả lời
III. Thiết bị dạy học
- Tranh về thể đa bội.
- Bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Đột biến số lượng NST là gì? Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp thường thấy ở những dạng nào? Nêu hậu quả và cho ví dụ?
- Nêu cơ chế dẫn tới sự hình thành thể dị bội có số lượng NST là 2n + 1 và 2n -1.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu một dạng đột biến số lượng NST nữa tạo ra thể đa bội, hiện tượng đa bội thể này có vai trò gì gì đối với chọn giống?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Hiện tượng đa bội thể
Mục tiêu: Phân biệt được hiện tượng đa bội thể và thể đa bội
Nhận biết một số thể đa bội qua tranh ảnh
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
23’
- Nhắc lại kiến thức cũ.
+ Thế nào là thể lưỡng bội?
- Thể đa bội là gì?
- GV phân biệt cho HS khái niệm đa bội thể và thể đa bội.
- Yêu cầu HS quan sát H 24.1; 24.2; 24.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Sự tương quan giữa số lượng và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây nói trên như thế nào?
+ Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào?
+ Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên ?
- Gọi đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
- Liên hệ THGDMT: Cơ sở khoa học và nguyên nhân của một số bệnh ung thư ở người Giáo dục học sinh có thái độ đúng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.
- HS vận dụng kiến thức đã học và nêu được:
+ Thể lưỡng bội: có bộ NST chứa các cặp tương đồng.
+ Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (3n, 4n, 5n).
- HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời, rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Tăng số lượng NST dẫn tới tăng kích thước tế bào, cơ quan.
+ Có thể, nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây.
+ Lượng ADN tăng gấp bội làm tăng trao đổi chất, tăng sự tổng hợp prôtêin nên tăng kích thước tế bào.
- Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS ghi bài.
- Ghi nhận.
III. Thể đa bội
- Hiện tượng đa bội thể là trường hợp cả bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội của n (lớn hơn 2n): 3n, 4n, 5n ....
- Dấu hiệu nhận biết: tăng kích thước (Sự tăng số lượng NST à ADN tăng à cường độ trao đổi chất tăng à kích thước của tế bào và của các cơ quan)
- Ứng dụng
+ Tăng kích thước thân, cành tăng sản lượng gỗ.
+ Tăng kích thước thân, lá, củ tăng sản lượng rau.
+ Tạo giống có năng suất cao.
4. Củng cố: 3’
- Gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học: khái niệm thể đa bội và vai trò của thể đa bội trong chọn giống cây trồng.
5. Kiểm tra đánh giá: 10’
- Bài tập trắc nghiệm
Câu 2: Cây đa bội được tạo thành do tác động vào quá trình nào? bộ phận nào của cây?
a. Tác động vào quá trình nguyên phân, lúc hợp tử mới bắt đầu phân chia.
b. Tác động vào quá trình giảm phân.
c. Tác động vào đỉnh sinh trưởng của cây.
d. a, b đúng.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 25.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27D.doc