Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 27: Thực hành quan sát thường biến

Câu 1 (3,0 điểm)

 Trình bày nội dung của quy luật phân li.

Câu 2 (3,0 điểm)

 Cơ chế nhiễm sắt thể giới tính như thế nào?

Câu 3 (2,0 điểm)

 Ở lúa, lúa có gạo hạt trong là tính trạng trội hoàn toàn so với lúa có gạo hạt đục. Người ta đem lai lúa gạo hạt trong thuần chủng với lúa gạo hạt đục. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1.

Câu 4 (2,0 điểm)

 Cho đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nucleotit như sau:

 – G – X – G – A – X – T – X – A – G – T – G –

a/ Tìm cấu trúc mạch thứ hai.

b/ Tính số nucleotit, chiều dài của đoạn gen trên

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 27: Thực hành quan sát thường biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: .. Tiết: 30 Ngày dạy: .. Bài 27 THỰC HÀNH QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được một số đối tượng thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp. - Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến. - Rút ra được kết luận về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. 2. Kĩ năng - Kĩ năng hợp tác , ứng xử / giao tiếp , lắng nghe tích cực. - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi quan sát xác định thường biến. - Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. 3. Thái độ - Có ý thức chuẩn bị mẫu vật theo phân công. - Thực hành nghiêm túc. II. Phương pháp - Thực hành – quan sát. - Hoàn tất một nhiệm vụ. III. Thiết bị dạy học - Tranh, ảnh minh họa thường biến. - Ảnh chụp chứng minh thường biến là biến dị không di truyền được. - Ảnh chụp minh họa ảnh hưởng khác nhau của một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. - Mẫu vật: mầm khoai lang (khoai tây), cây mạ trong bóng tối và ánh sáng, thân rau dừa nước mọc trên cạn và dưới nước, củ su hào trong điều kiện khác nhau. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 30’’ 2. Kiểm tra: 15’ NỘI DUNG ĐỀ 1 Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày nội dung của quy luật phân li. Câu 2 (3,0 điểm) Cơ chế nhiễm sắt thể giới tính như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm) Ở lúa, lúa có gạo hạt trong là tính trạng trội hoàn toàn so với lúa có gạo hạt đục. Người ta đem lai lúa gạo hạt trong thuần chủng với lúa gạo hạt đục. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1. Câu 4 (2,0 điểm) Cho đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nucleotit như sau: – G – X – G – A – X – T – X – A – G – T – G – a/ Tìm cấu trúc mạch thứ hai. b/ Tính số nucleotit, chiều dài của đoạn gen trên HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) Trong quá trình phát sinh giao tử, 1,0 điểm mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử 1,0 điểm và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. 1,0 điểm 2 (3,0 điểm) - Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử 0,5 điểm và được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh. 0,5 điểm VD: cơ chế xác định giới tính ở người. P ♀ XX x ♂ XY 0,25 điểm GP X X , Y 0,25 điểm F1 1 XX : 1XY 0,25 điểm 1♀ : 1 ♂ 0,25 điểm - Tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1 do số lượng giao tử (tinh trùng mang X) và giao tử (mang Y) tương đương nhau, 0,5 điểm qua quá trình thụ tinh của 2 loại giao tử này với trứng X sẽ tạo 0,25 điểm ra 2 loại tổ hợp XX và XY ngang nhau. 0,25 điểm 3 (2,0 điểm) - Qui ước gen : + A : lúa có hạt gạo trong. + a : lúa có hạt gạo đục. 0,5 điểm - Kiểu gen của P + AA : lúa có hạt gạo trong thuần chủng. + aa : lúa có hạt gạo đục 0,5 điểm - Sơ đồ lai: P lúa có hạt gạo trong x lúa có hạt gạo đục AA aa 0,25 điểm GP A a 0,25 điểm F1 Kiểu gen: Aa 0,25 điểm Kiểu hình: lúa có hạt gạo đục 0,25 điểm 4 (2,0 điểm) a) Cấu trúc mạch thứ hai. – X – G – X – T – G – A – G – T – X – A – X – 1,0 điểm b) - Số nucleotit: N = số nu 1 mạch . 2 = 11 . 2 = 22 nu 0,5 điểm - Chiều dài của đoạn gen trên: 0,5 điểm NỘI DUNG ĐỀ 2 Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày nội dung phép lai phân tích. Câu 2 (3,0 điểm) Phân biệt thường biến và đột biến . Câu 3 (2,0 điểm) Ở cá kiếm, cá kiếm đen là tính trạng trội hoàn toàn so với cá kiếm xám.Người ta đem lai cá kiếm đen thuần chủng với cá kiếm xám. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1. Câu 4 (2,0 điểm) Cho đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nucleotit như sau: – T – X – A– X – G – T – G – X – G – A – G – T – a/ Tìm cấu trúc mạch thứ hai. b/ Tính số nucleotit, chiều dài của đoạn gen trên. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. 1,0 điểm - Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. 1,0 điểm - Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. 1,0 điểm 2 (3,0 điểm) Thường biến - Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể. Đột biến - Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST). 0,6 điểm - Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng. - Xuất hiện ngẩu nhiên với tần số thấp. 0,6 điểm - Không di truyền - Di truyền 0,6 điểm - Thướng có lợi cho sinh vật. - Thường có hại cho sinh vật. 0,6 điểm - Không là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. - Là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa 0,6 điểm 3 (2,0 điểm) - Qui ước gen : + A : cá kiếm đen. + a : cá kiếm xám 0,5 điểm - Kiểu gen của P + AA : cá kiếm đen thuần chủng. + aa : cá kiếm xám 0,5 điểm - Sơ đồ lai: P cá kiếm đen x cá kiếm xám AA aa 0,25 điểm GP A a 0,25 điểm F1 Kiểu gen: Aa 0,25 điểm Kiểu hình: cá kiếm đen 0,25 điểm 4 (2,0 điểm) a) Cấu trúc mạch thứ hai. – A – G – T– G – X – A – X – G – X – T – X – A – 1,0 điểm b) - Số nucleotit: N = số nu 1 mạch . 2 = 12 . 2 = 24 nu 0,5 điểm - Chiều dài của đoạn gen trên: 0,5 điểm NỘI DUNG ĐỀ 3 Câu 1 (3,0 điểm) Chức năng của nhiễm sắc thể. Câu 2 (3,0 điểm) Trình bày đột biến gen. Câu 3 (2,0 điểm) Ở hoa hồng , hoa hồng đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với hoa hồng trắng. Khi người ta đem lai hoa hồng đỏ thuần chủng với hoa hồng trắng. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1. Câu 4 (2,0 điểm) Cho đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nucleotit như sau: – A – X – T – X – G – T – G – X – A – a/ Tìm cấu trúc mạch thứ hai. b/ Tính số nucleotit, chiều dài của đoạn gen trên HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3 Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) - NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở vị trí xác định. 1,0 điểm - NST mang gen có bản chất là AND. 1,0 điểm - Nhờ sự tự sao của ADN dẫn đến sự tự nhân đôi của NST, 0,5 điểm nhờ đó gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 0,5 điểm 2 (3,0 điểm) - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan 1 hoặc một số cặp nuclêôtic. 1,5 điểm - Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtic. 1,5 điểm 3 (2,0 điểm) - Qui ước gen : + A : hoa hồng đỏ + a : hoa hồng trắng 0,5 điểm - Kiểu gen của P + AA : hoa hồng đỏ thuần chủng. + aa : hoa hồng trắng 0,5 điểm - Sơ đồ lai: P hoa hồng đỏ x hoa hồng trắng AA aa 0,25 điểm GP A a 0,25 điểm F1 Kiểu gen: Aa 0,25 điểm Kiểu hình: hoa hồng đỏ 0,25 điểm 4 (2,0 điểm) a) Cấu trúc mạch thứ hai. – T – G – A – G – X – A – X – G – T – 1,0 điểm b) - Số nucleotit: N = số nu 1 mạch . 2 = 9 . 2 = 18 nu 0,5 điểm - Chiều dài của đoạn gen trên: 0,5 điểm NỘI DUNG ĐỀ 4 Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày cấu trúc của nhiễm sắc thể. Câu 2 (3,0 điểm) Trình bày nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 3 (2,0 điểm) Ở dưa hấu, quả dài là tính trạng trội hoàn toàn so với quả tròn. Người ta đem lai dưa hấu quả dài thuần chủng với dưa hấu quả tròn. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1. Câu 4 (2,0 điểm) Cho đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nucleotit như sau: G – X – G – A – T – X – T – A – G – T – a/ Tìm cấu trúc mạch thứ hai. b/ Tính số nucleotit, chiều dài của đoạn gen trên. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 4 Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) - Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V. 1,0 điểm - Dài: 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet. 1,0 điểm - Cấu trúc + NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động. 0,5 điểm + Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và protein loại histon. 0,5 điểm 2 (3,0 điểm) - Nguyên nhân: do tác nhân vật l‎ý và hóa học của ngoại cảnh phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể hoặc gây ra sự sắp xếp lại đoạn nhiễm sắc thể. 1,0 điểm - Tính chất: + Xuất hiện cả trong điều kiện tự nhiên và nhân tạo. 0,5 điểm + Làm thay đổi số lượng và sắp xếp lại các gen nên thường gây hại cho sinh vật. 0,5 điểm - Vai trò: đột biến cấu trúc NST là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. 1,0 điểm 3 (2,0 điểm) - Qui ước gen : + A : quả dài + a : quả tròn 0,5 điểm - Kiểu gen của P + AA : quả dài thuần chủng. + aa : quả tròn 0,5 điểm - Sơ đồ lai: P quả dài x quả tròn AA aa 0,25 điểm GP A a 0,25 điểm F1 Kiểu gen: Aa 0,25 điểm Kiểu hình: quả dài 0,25 điểm 4 (2,0 điểm) a) Cấu trúc mạch thứ hai. X – G – X – T – A – G – A – T – X – A – 1,0 điểm b) - Số nucleotit: N = số nu 1 mạch . 2 = 10 . 2 = 20 nu 0,5 điểm - Chiều dài của đoạn gen trên: 0,5 điểm Ghi chú: học sinh làm không theo hướng dẫn chấm nhưng đúng, giáo viên cân đối cho điểm. 3. Bài mới: a. Mở bài: 30’’ Trong tự nhiên, hiện tượng thường biến rất phổ biến. Chúng ta có thể nhận biết những cơ thể thường biến qua những đặc điểm gì? Chúng khác các cơ thể đột biến ra sao? b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Nhận biết một số thường biến Mục tiêu: Nhận biết được một số đối tượng thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 9’ - GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh, mẫu vật các đối tượng. - Thảo luận nhóm theo yêu cầu: + Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh. + Nêu các nhân tố tác động gây thường biến. - GV chốt đáp án. - HS quan sát kĩ các tranh, ảnh và mẫu vật: Mầm khoai lang, cây rau dừa nước. - Thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng báo cáo thu hoạch. - Đại diện nhóm trình bày. I. Nhận biết một số thường biến - Bảng phụ. Đối tượng Điều kiện môi trường Kiểu hình tương ứng Nhân tố tác động 1. Mầm khoai - Có ánh sáng - Trong tối - Mầm lá có màu xanh - Mầm lá có màu vàng - Ánh sáng 2. Cây rau dừa nước - Trên cạn - Ven bờ - Trên mặt nước - Thân lá nhỏ - Thân lá lớn - Thân lá lớn hơn, rễ biến thành phao. - Độ ẩm 3. Cây mạ - Trong bóng tối - Ngoài sáng - Thân lá màu vàng nhạt. - Thân lá có màu xanh - Ánh sáng Hoạt động 2: Phân biệt thường biến và đột biến Mục tiêu: Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến 10’ - GV hướng dẫn HS quan sát trên đối tượng lá cây mạ mọc ven bờ và trong ruộng, thảo luận: + Sự sai khác giữa 2 cây mạ mọc ở 2 vị trí khác nhau ở vụ thứ 1 thuộc thế hệ nào? + Các cây lúa được gieo từ hạt của 2 cây trên có khác nhau không? Rút ra kết luận gì? + Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển không tốt bằng cây mạ trong ruộng? - GV yêu cầu HS phân biệt thường biến và đột biến. - Các nhóm quan sát tranh, thảo luận và nêu được: + 2 cây mạ thuộc thế hệ thứ 1 (biến dị trong đời cá thể) + Con của chúng giống nhau (biến dị không di truyền) + Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau. - 1 vài HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. II. Phân biệt thường biến và đột biến Hoạt động 3: Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng Mục tiêu: Rút ra được kết luận về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình 9’ - GV yêu cầu HS quan sát ảnh 2 luống su hào của cùng 1 giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau. + Hình dạng củ su hào ở 2 luống khác nhau như thế nào? - Rút ra nhận xét. - Liên hệ THGDMT: Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường . Muốn có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp cần chú ý biện pháp hợp lý cho cây Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường (không phá cây xanh, tham gia trồng cây, ). - HS nêu được: + Hình dạng giống nhau (tính trạng chất lượng). + Chăm sóc tốt " củ to. Chăm sóc không tốt " củ nhỏ (tính trạng số lượng) - Nhận xét: tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen, tính trạng số lượng phụ thuộc điều kiện sống. - Ghi nhận. III. Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng - Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường. - Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. 4. Kiểm tra đánh giá: thông qua 6. Hướng dẫn học ở nhà: 30’’ - Viết bài thu hoạch. - Xem trước bài 28. 7. Nhận xét tiết học: 30” V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30D - 15.doc
Tài liệu liên quan