Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 7: Bài tập chương I (tiếp)

Thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- b. Do quả đỏ ở F2 có 2 kiểu gen ( AA; Aa ) nên khi cho tự thụ phấn sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

 + Trường hợp 1: AA x AA: quả đỏ

 + Trường hợp 2 : AA x Aa: quả đỏ, quả xanh

+ Trường hợp 3: Aa x Aa: quả đỏ, quả xanh

- Đem lai phân tích 2 giống lúa. Nếu kết quả của phép lai:

- Thu được lúa có hạt gạo đục thì lúa có hạt gạo đục là tính trạng trội.

- Thu được lúa có hạt gạo trong thì lúa có hạt gạo trong là tính trạng trội.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 7: Bài tập chương I (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04 Ngày soạn: Tiết 08 Ngày dạy: Bài 7 BÀI TẬP CHƯƠNG I (TT) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức - Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền. - Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan. 3. Thái độ - HS có thái độ tích cực với môn học II. Phương pháp Động não, Vấn đáp - tìm tòi, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề. III. Thiết bị dạy học Bảng phụ. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: (thông qua) 3. Bài mới: a. Mở bài: 1’ Hôm nay cô cùng các em giải bài tập lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng Hoạt động 1: Bài tập về lai một cặp tính trạng Mục tiêu: Giải được bài tập lai một cặp tính trạng TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 18’ - Chia lớp thành các nhóm. - Mời đại diện nhóm trình bày. - Câu 4: Ở cà chua quả đỏ trọi hoàn toàn so với vàng. a. Cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai cà chua quả vàng. Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F2. b. Nếu cho cà chua quả đỏ ở F2 tự thụ phấn thì thu được kết quả như thế nào? (Không cần viết sơ đồ lai) Câu 5: Một người nông dân có 2 giống lúa thuần chủng: lúa có hạt gạo đục và lúa có hạt gạo trong. Muốn biết giống lúa nào là tính trạng trội thì ông ta làm như thế nào? Bằng kiến thức đã học em đưa ra cách làm giúp người nông dân xác định tính trạng trội của lúa 2 giống lúa trên. Câu 2: Một người làm vườn luôn thắc mắc không hiểu tại sao ông trồng những cây cà chua vàng lai với nhau (P: hạt vàng x hạt vàng) với mong muốn sẽ thu được toàn cà chua vàng, nhưng đến khi thu hoạch lại có cả cà chua xanh chiếm 1 phần và cà chua vàng chiếm 3 phần. Dựa vào kiến thức về di truyền học em hãy giải thích thắc mắc của người làm vườn. - Thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên. - b. Do quả đỏ ở F2 có 2 kiểu gen ( AA; Aa ) nên khi cho tự thụ phấn sẽ có 2 trường hợp xảy ra: + Trường hợp 1: AA x AA: quả đỏ + Trường hợp 2 : AA x Aa: quả đỏ, quả xanh + Trường hợp 3: Aa x Aa: quả đỏ, quả xanh - Đem lai phân tích 2 giống lúa. Nếu kết quả của phép lai: - Thu được lúa có hạt gạo đục thì lúa có hạt gạo đục là tính trạng trội. - Thu được lúa có hạt gạo trong thì lúa có hạt gạo trong là tính trạng trội. - Vì trong những cây cà chua quả đỏ có cây không thuần chủng (Aa); nên khi tự thụ phấn hay giao phấn với nhau gen a được tổ hợp cùng nhau làm xuất hiện cà chua quả vàng (aa) ở thế hệ sau. 1. Bài tập về lai một cặp tính trạng Câu 1: Viết giao tử của cơ thể có kiểu gen sau: AabbDd, AABb, AaBBDD, Aabb, aaBbCc, . AabbDd: AbD, Abd, abD, and. Câu 3: Ở thỏ lông trắng trội hoàn toàn so với lông xám. Cho thỏ lông trắng thuần chủng lai với thỏ lông xám. Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F2. Câu 6: Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào? Câu 7: Ở cây cà chua, gen A qui định quả màu đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình trong phép lai sau: Cây quả đỏ x Cây quả vàng Hoạt động 2: Bài tập về lai hai cặp tính trạng Mục tiêu: Giải được bài tập lai hai cặp tính trạng 19’ Câu 8: Ở lúa A qui định thân cao, a qui định thân thấp; B qui định hạt tròn, b qui định hạt dài. Cho lai 2 thứ lúa thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: thân cao, hạt tròn và thân thấp, hạt dài. F1 thu được đều là thân cao, hạt tròn. F2 thu được 4 loại kiểu hình: Thân cao, hạt tròn; Thân cao, hạt dài; Thân thấp, hạt tròn; Thân thấp, hạt dài. a. Xác định kiểu hình biến dị ở F2? b. Xác định kiểu hình của các kiểu gen sau: AaBb và Aabb. a. Kiểu hình biến dị ở F2: Thân cao, hạt dài; Thân thấp, hạt tròn b. Kiểu hình của các kiểu gen AaBb: thân cao, hạt tròn. Kiểu hình của các kiểu gen AaBb và Aabb: thân cao, hạt dài. 2. Bài tập về lai hai cặp tính trạng 4. Củng cố: 2’ - Làm các bài tập VD1, 6,7. - Hoàn thiện các bài tập trong SGK trang 22, 23. 5. Kiểm tra: thông qua. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ Xem trước bài 8. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8D.doc