Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Chủ đề: Di truyền học người (tiếp)

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người?

- Hãy tìm một ví dụ về trẻ đồng sinh ở địa phương em.

3. Bài mới:

a. Mở bài: 2’

GV cho HS nghiên cứu 3 dòng đầu của bài học và trả lời câu hỏi:

- Bệnh và tật di truyền ở người khác với bệnh thông thường những điểm nào?

- Nguyên nhân gây bệnh?

(- Bệnh do đột biến gen, đột biến NST gây ra.

- Nguyên nhân: + Các tác nhân lí hoá trong tự nhiên

 + Ô nhiễm môi trường.

 + Rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.)

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Chủ đề: Di truyền học người (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: .. Tiết: 32 Ngày dạy: .. CHỦ ĐỀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI (tt) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt được bệnh và tật di truyền. - Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái. - Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay. - Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp khắc phục chúng. 2. Kĩ năng - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số bệnh và tật di truyền ở người. - Kĩ năng lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 3. Thái độ Có ý thức chủ động học tập. II. Phương pháp Động não, vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, tranh luận tích cực, hỏi chuyên gia. III. Thiết bị dạy học - Tranh Bộ NST người bình thường, bộ NST bệnh nhân Đao, bộ NST bệnh nhân Tớcnơ. - Tranh Hiện tượng bạch tạng. - Tranh Một số tạt di truyền ở người: khe hở môi – hàm, mất ngón, nhiều ngón IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? - Hãy tìm một ví dụ về trẻ đồng sinh ở địa phương em. 3. Bài mới: a. Mở bài: 2’ GV cho HS nghiên cứu 3 dòng đầu của bài học và trả lời câu hỏi: - Bệnh và tật di truyền ở người khác với bệnh thông thường những điểm nào? - Nguyên nhân gây bệnh? (- Bệnh do đột biến gen, đột biến NST gây ra. - Nguyên nhân: + Các tác nhân lí hoá trong tự nhiên + Ô nhiễm môi trường. + Rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.) b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Bệnh di truyền ở người Mục tiêu: Nhận biết được một số bệnh di truyền TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 12’ - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 29.1 và 29.2 để trả lời câu hỏi SGK, hoàn thành phiếu học tập. (5 phút) - GV kẻ sẵn bảng để HS lên trình bày. - GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - GV thông tin thêm: + Những bà mẹ trên 35 tuổi, tế bào sinh trứng bị não hoá, quá trình sinh lí sinh hoá nội bào bị rối loạn dẫn tới sự phân li không bình thường của cặp NST 21 trong giảm phân. + Người bị bệnh Đao không có con nhưng bệnh Đao là bệnh di truyền vì bệnh sinh ra do vật chất di truyền bị biến đổi. - HS thảo luận nhóm và ghi vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày. - Đại diện nhóm nhận xét, bổ sung. - HS hoàn chỉnh nội dung phiếu học tập. - HS theo dõi. B. BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI Nguyên nhân nào gây ra bệnh và tật di truyền ? - Do tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên. - Do ô nhiễm môi trường. - Do rối loạn trao đổi chất nội bào Đột biến gen và đột biến NST I. Một vài bệnh di truyền ở người Bệnh di truyền là các rối loạn sinh lý bẩm sinh. 1. Bệnh Đao - Cặp nhiễm sắc thể số 21 có 3 nhiễm sắc thể. - Người mắc bệnh Đao thường bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè, mắt sâu, một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, to đầu, không con. 2. Bệnh Tớcnơ (dạng XO) - Cặp NST số 23 chỉ có 1NST, là NST X. - Bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con. 3. Bệnh bạch tạng và câm điếc bẩm sinh - Bệnh bạch tạng + Đột biến gen lặn + Da, tóc màu trắng, mắt màu hồng - Bệnh câm điếc bẩm sinh + Đột biến gen lặn + Câm điếc bẩm sinh Phiếu học tập: Tìm hiểu về bệnh di truyền Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài 1. Bệnh Đao - Cặp NST số 21 có 3 NST - Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, ngón tay ngắn, si đần, không có con. 2. Bệnh Tơcnơ - Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST (X) - Lùn, cổ ngắn, là nữ - Tuyến vú không phát triển, mất trí, không có con. 3. Bệnh bạch tạng - Đột biến gen lặn - Da và màu tóc trắng. - Mắt hồng 4. Bệnh câm điếc bẩm sinh - Đột biến gen lặn - Câm điếc bẩm sinh. Hoạt động 2: Một số tật di truyền Mục tiêu: Nhận biết một số tật di truyền ở người 11’ - Yêu cầu HS quan sát H29.3 - Nêu đặc điểm các dị tật ở người? - GV gọi HS khác nhận xét. - Nguyên nhân nào gây ra các dị tật bẩm sinh ở người? - HS quan sát H29.3. - HS nêu đặc điểm các tật bẩm sinh: + Tật khe hở môi – hàm. + Tật bàn tay, bàn chân mất một số ngón và dính ngón. + Tật bàn tay nhiều ngón. - HS khác nhận xét - HS rút ra kết luận. II. Một số tật di truyền ở người - Tật di truyền là các khuyếm khuyết về hình thái bẩm sinh. - Các đột biến gen gây ra các tật xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón. - Các đột biến NST gây ra tật khe hở môi – hàm, bàn tay mất ngón, bàn tay nhiều ngón, bàn chân mất ngón, dính ngón. Hoạt động 3: Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền Mục tiêu: Đề xuất các biện pháp hạn chế tật, bệnh di truyền 5’ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: - GV gọi đại diện học sinh trả lời. + Các bệnh và tật di truyền ở người phát sinh do nguyên nhân nào? + Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh tật di truyền? - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - Lồng ghép một phần THGDMT: Bệnh và tật di truyền ở người do ảnh hưởng của các tác nhân lý , hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trong trao đổi chất nội bào Biện pháp: đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng qui cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh. - HS thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời. - Một HS đại diện nhóm trình bày: + Nguyên nhân: Do tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên. Do ô nhiễm môi trường. Do rối loạn trao đổi chất trong tế bào. + Biện pháp: Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hạt học, vũ khí hạt nhân. Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh. Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền hoặc các cặp vợ chồng này không nên sinh con. - HS nhận xét, bổ sung. - Rút ra kết luận. - HS nêu các hoạt động của bản thân. III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền - Hạn chế gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường . - Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh. - Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên. 4. Củng cố: 3’ - Gọi HS đọc khung màu hồng. - GV nhắc lại trọng tâm bài học: biều hiện của bệnh, tật di truyền và các biện pháp hạn chế. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ - Để hạn chế ô nhiễm môi trường và chống được các tật, bệnh di truyền thì trong sản xuất nông nghệp cần sử dụng thêm biện pháp gì? - Sử dụng đúng quy cách các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, . . . - Thu gom chai lọ, bao bì, . . . sau khi sử dụng bỏ đúng nơi quy định, trồng nhiều cây xanh, - Ở địa phương em có những nguồn tác nhân nào có thể là nguyên nhân gây ra các tật bệnh di truyền ở người? Là học sinh, em sẽ làm gì để hạn chế phát sinh các tật và bệnh di truyền ở người? - Nguồn tác nhân ở địa phương: + Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng ở thực vật, các chất thuốc kháng sinh ở động vật, + Bao bì,túi nilong, ly - chai nhựa; hóa chất tạo mùi, tạo màu trong mỹ phẩm, thức ăn, hóa chất bảo quản thực phẩm, - Biện pháp: + Sử dụng đúng qui cách các loại thuốc trong chăn nuôi và trồng trọt. + Thu gom chai lọ, bao bì, túi nilong, ly - chai nhựa sau khi sử dụng bỏ đúng nơi qui định. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài 30. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32D - CD.doc