Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Tiết 22: Ôn tập kiểm tra 1 tiết

Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen

Câu 1: Kết luận của lai một cặp tinh trạng.

Câu 2: Quy luật phân li.

Câu 3: Lai phân tích.

Câu 4: Biến dị tổ hợp.

Câu 5: Ý nghĩa của qui luật phân ly độc lập.

Câu 6: Tại sao các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ?

Câu 7: Bài tập kiểm tra 15 phút.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Tiết 22: Ôn tập kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: Tiết: 22 Ngày dạy: ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu 1. Kiến thức Ôn lại các kiến thức của HS từ chương I tới chương III, đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt. 2. Kĩ năng Phát huy tính tự giác, tích cực của HS. 3. Thái độ Chuẩn bị tốt bài trước khi lên lớp. II. Phương pháp Động não, vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề. III. Thiết bị dạy học Bảng phụ. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: (thông qua) 3. Bài mới: a. Mở bài: 2’ Hôm nay chúng ta tiến hành ôn lại các bài đã học trong chương 1, 2, 3 để chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết thật tốt. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ Mục tiêu: Nắm vững các kiến thức đã học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 15' - Gọi HS lên trả lời từng câu hỏi. - Câu 1: - Câu 6: - HS trả lời câu hỏi. - Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì: - F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ. - F2 có sự phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen Câu 1: Kết luận của lai một cặp tinh trạng. Câu 2: Quy luật phân li. Câu 3: Lai phân tích. Câu 4: Biến dị tổ hợp. Câu 5: Ý nghĩa của qui luật phân ly độc lập. Câu 6: Tại sao các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ? Câu 7: Bài tập kiểm tra 15 phút. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiễm sắc thể Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản của nhiễm sắc thể 12’ - Gọi HS lên trả lời từng câu hỏi. - Câu 11: - Câu 12: - Câu 6: - HS trả lời câu hỏi. * Cơ chế sinh con trai, con gái ở người - Ở người: + Con trai có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. + Con gái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. - Khi giảm: + Con trai cho 2 loại giao tử (2 loại tinh trùng) X và Y với tỉ lệ ngang nhau. + Con gái cho 1 loại giao tử (trứng) X. - Khi thụ tinh, có sự tổ hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành 2 tổ hợp giao tử XX và XY với tỉ lệ ngang nhau. * Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai. NST thường NST giới tính - Tồn tại với số cặp lớn hơn 1 tron tế bào lưỡng bội. - Tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. - Luôn tồn tại thành cặp tương đồng. - Tồn tại thành từng cặp tương đồng XX và không tương đồng XY. - Mang gen qui định tính trạng thường. - Mang gen qui định giới tính của cơ thể. - Không đúng. - Giải thích: Trong giảm phân: + Bố mang cặp NST giới tính XY cho 2 loại giao tử là tinh trùng mang NST X và Y. + Mẹ mang cặp NST giới tính XX cho 1 loại giao tử là trứng mang NST X. - Qua thụ tinh: + Sự kết hợp của tinh trùng X với trứng X tạo hợp tử XX là con gái. + Sự kết hợp của tinh trùng Y với trứng X tạo hợp tử XY là con trai. - + NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở vị trí xác định. + Nhờ sự tự sao của ADN dẫn đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Chương 2: Nhiễm sắc thể Câu 8: Cấu trúc của nhiễm sắc thể. Câu 9: Chức năng NST. Câu 10: Thụ tinh. Câu 11: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Câu 12: Phân biệt NST thường với NST giới tính. Hoạt động 3: Tìm hiểu ADN và gen Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản của ADN và gen 13’ - Gọi HS lên trả lời từng câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi. Chương 3: ADN và gen Câu 13: Tính đa dạng, đặc thù của ADN. Câu 14: Nguyên tắc tổng hợp ADN, ARN. Câu 15: Mối quan hệ giữa gen và ARN. Câu 16: Viết đoạn mạch tương ứng với đoạn mạch đã cho. Câu 17: Tính số axit amin. Câu 18: Xác định NTBS thể hiện qua sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - BAI TẬP KIỂM TRA 15 PHÚT: Câu 2: (1,5 điểm) Ở cây lúa thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. a) Cho cây lúa thân cao thuần chủng lai với cây lúa thân thấp. Viết sơ đồ lai từ P đến F2. (1,0 điểm) b) Nếu cho cây lúa thân cao ở F2 tự thụ phấn thì thu được kết quả như thế nào? (Không cần viết sơ đồ lai) (0,5 điểm) Câu 3: (1,0 điểm) Một người nông dân có 2 giống lúa thuần chủng: lúa có hạt gạo đục và lúa có hạt gạo trong. Muốn biết giống lúa nào là tính trạng trội thì ông ta làm như thế nào? Bằng kiến thức đã học em đưa ra cách làm giúp người nông dân xác định tính trạng trội của lúa 2 giống lúa trên. Câu 2: (1,5 điểm) Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với vàng. a) Cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cà chua quả vàng. Viết sơ đồ lai từ P đến F2. (1,0 điểm) b) Nếu cho cà chua quả đỏ ở F2 tự thụ phấn thì thu được kết quả như thế nào? (Không cần viết sơ đồ lai) (0,5 điểm) Câu 3: (1,0 điểm) Một người làm vườn luôn thắc mắc không hiểu tại sao ông trồng những cây đậu hà lan hạt vàng lai với nhau (P: hạt vàng x hạt vàng) với mong muốn sẽ thu được toàn đậu hà lan hạt vàng, nhưng đến khi thu hoạch lại có cả đậu hạt xanh chiếm 1 phần và đậu hạt vàng chiếm 3 phần. Dựa vào kiến thức về di truyền học em hãy giải thích thắc mắc của người làm vườn. Câu 2: (1,5 điểm) a) Ở thỏ lông trắng trội hoàn toàn so với lông xám. Cho thỏ lông trắng thuần chủng lai với thỏ lông xám. Viết sơ đồ lai từ P đến F2 . (1,0 điểm) b) Viết các giao tử của kiểu gen sau: AABb, Aabb. (0,5 điểm) Câu 3: (1,0 điểm) Ở một loài thực vật, gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Có một cây hoa đỏ. Bằng cách nào có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ này? Câu 2: (1,5 điểm) 1. Cho hai giống lúa thân cao thuần chủng và thân thấp thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn lúa thân cao. a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. Cho biết chiều cao thân chỉ do một nhân tố di truyền quy định. (0,5 điểm) b) Nếu cho F1 tự thụ phấn thì thu được kết quả như thế nào? (Không cần viết sơ đồ lai) (0,5 điểm) 2. Viết giao tử của các kiểu gen sau: AABb, AaBBDD (0,5 điểm) Câu 3: (1,0 điểm) Một người làm vườn luôn thắc mắc không hiểu tại sao ông trồng những cây đậu hà lan hạt vàng lai với nhau (P: hạt vàng x hạt vàng) với mong muốn sẽ thu được toàn đậu hà lan hạt vàng, nhưng đến khi thu hoạch lại có cả đậu hạt xanh chiếm 1 phần và đậu hạt vàng chiếm 3 phần. Dựa vào kiến thức về di truyền học em hãy giải thích thắc mắc của người làm vườn. - Tiết 22 kiểm tra 1 tiết. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22D - OT.doc
Tài liệu liên quan