Giáo án Sinh học 9 - Học kì II - Bài 44: Arnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Câu 1 (3,0 điểm) (BIẾT)

 Trình bày môi trường sống của sinh vật. Mỗi loại môi trường cho 2 ví dụ.

Câu 2 (3,0 điểm) (BIẾT)

 Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật như thế nào? Mỗi loại thực vật phụ thuộc vào độ ẩm cho 2 ví dụ.

Câu 3 (4,0 điểm) (HIỂU, VẬN DỤNG)

 Em nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sau:

a) Trong 1 ngày ánh sáng Mặt Trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?

b) Nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?

c) Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào?

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì II - Bài 44: Arnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: . Tiết: 46 Ngày dạy: ... Bài 44 ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật? - Trình bày được những mối quan hệ cùng loài, khác loài giữa các sinh vật. 2. Kĩ năng - Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế: cần tách đàn, tỉa cây để tăng năng suất cây trồng vật nuôi. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, và các ví dụ tự thu thập để tìm hiểu các mối quan hệ cùng loài và khác loài. 3. Thái độ Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. II. Phương pháp Hỏi chuyên gia, vấn đáp - tìm tòi, giải quyết vấn đề, trực quan, dạy học nhóm III. Thiết bị dạy học - Tranh Ảnh hưởng lẫn nhau giữa sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài. - Bảng phụ. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra: 15’ NỘI DUNG ĐỀ 1 Câu 1 (3,0 điểm) (BIẾT) Trình bày môi trường sống của sinh vật. Mỗi loại môi trường cho 2 ví dụ. Câu 2 (3,0 điểm) (BIẾT) Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật như thế nào? Mỗi loại thực vật phụ thuộc vào độ ẩm cho 2 ví dụ. Câu 3 (4,0 điểm) (HIỂU, VẬN DỤNG) Em nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sau: a) Trong 1 ngày ánh sáng Mặt Trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào? b) Nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau? c) Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Câu Nội dung Diểm 1 (3,0 điểm) - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. 1,0 điểm - Có 4 loại môi trường phổ biến: + Môi trường trong đất: giun đất, kiến. 0,5 điểm + Môi trường trên mặt đất – không khí: chim sâu, cây lúa. 0,5 điểm + Môi trường nước: cá, lục bình. 0,5 điểm + Môi trường sinh vật: tơ hồng, chí. 0,5 điểm 2 (3,0 điểm) - Độ ẩm của môi trường sống ảnh hưởng đến sự phân bố, đặc điểm hình thái, sinh lý của sinh vật, 1,0 điểm - Dựa vào khả năng chịu đựng của sinh vật với độ ẩm, người ta phân chia thực vật và động vật thành: + Thực vật ưa ẩm: lúa nước, ráy. 0,5 điểm + Thực vật chịu hạn: xương rồng, phi lao. 0,5 điểm + Động vật ưa ẩm: ếch, cuốn chiếu. 0,5 điểm + Động vật ưa khô: kì nhông, chó. 0,5 điểm 3 (4,0 điểm) a) Trong 1 ngày ánh sáng Mặt Trời chiếu trên mặt đất tăng dần 0,75 điểm vào buổi sáng tới buổi trưa và giảm dần vào buổi chiều tới tối. 0,75 điểm b) Mùa hè có ngày dài hơn mùa đông. 1,0 điểm c) Mùa xuân ấm áp; Mùa hè nhiệt độ cao; Mùa thu mát mẻ; Mùa đông nhiệt độ thấp. (đúng 1 mùa: 0,5 điểm, đúng 2 mùa: 0,75 điểm, đúng 3 mùa: 1,25 điểm, đúng 4 mùa: 1,5 điểm) 1,5 điểm NỘI DUNG ĐỀ 2 Câu 1 (3,0 điểm) (BIẾT) Ánh sáng có ảnh hưởng lên đời sống thực vật như thế nào? Mỗi loài sinh vật phụ thuốc vào ánh sáng cho 2 ví dụ. Câu 2 (3,0 điểm) (BIẾT) Giới hạn sinh thái là như thế nào? Câu 3 (4,0 điểm) (HIỂU, VẬN DỤNG) Trong hai nhóm sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt, nhóm sinh vật nào chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ môi trường tốt nhất? Vì sao? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Câu Nội dung Diểm 1 (3,0 điểm) - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lý của thực vật. 0,75 điểm - Mỗi loài cây thích nghi với một điều kiện chiếu sáng khác nhau. 0,75 điểm - Căn cứ vào sự thích nghi của thực vật với ánh sáng người ta chia thực vật thành hai nhóm: + Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng : cấy nhãn, cây xoài. 0,75 điểm + Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác: phong lan, trường sinh. 0,75 điểm 2 (3,0 điểm) - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. 1,0 điểm - Nhân tố sinh thái nằm ngoài giới hạn đó sinh vật sẽ yếu dần và chết. 1,0 điểm - Giới hạn chịu đựng được xác định bởi: giới hạn trên và giới hạn dưới. 1,0 điểm 3 (4,0 điểm) - Sinh vật hằng nhiệt. 1,0 điểm - Vì: + Có cơ chế điều hoà nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não. 1,5 điểm + Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp mỡ, da hoặc điều chỉnh mao mạch dưới da khi cơ thể cần toả nhiệt. 1,5 điểm NỘI DUNG ĐỀ 3 Câu 1 (3,0 điểm) (BIẾT) a) Các nhân tố sinh thái của môi trường như thế nào ? Mỗi nhân tố cho 2 ví dụ. b) Sinh vật biến nhiệt là gì ? Sinh vật hằng nhiệt là gì ? Mỗi loại sinh vật cho 2 ví dụ. Câu 2 (3,0 điểm) (BIẾT) Ánh sáng có ảnh hưởng lên đời sống động vật như thế nào? Mỗi loài động vật cho 2 ví dụ. Câu 3 (4,0 điểm) (HIỂU, VẬN DỤNG) Khi đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Em cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3 Câu Nội dung Diểm 1 (3,0 điểm) a) - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. 0,5 điểm - Có 3 nhóm nhân tố sinh thái: + Vô sinh: ánh sáng, nhiệt đô. 0,25 điểm + Hữu sinh: động vật, thực vật. 0,25 điểm + Con người: người bón nhặt rắc, người trông cây. 0,5 điểm b) - Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát. 0,75 điểm - Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường: chim, thú, con người 0,75 điểm 2 (3,0 điểm) - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. 1,0 điểm - Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. 0,5 điểm - Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật người ta chia động vật làm hai nhóm: + Động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày: gà, vịt 0,75 điểm + Động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất hay đáy biển: dơi, chuột, 0,75 điểm 3 (4,0 điểm) Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều cây), 1,0 điểm khi đem về vườn trồng cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh, 1,0 điểm độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn, 1,0 điểm nhiệt độ trong rừng ổn định hơn trong vườn, 1,0 điểm NỘI DUNG ĐỀ 4 Câu 1 (3,0 điểm) (BIẾT) Trình bày môi trường sống của sinh vật. Mỗi loại môi trường cho 2 ví dụ. Câu 2 (3,0 điểm) (BIẾT) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của sinh vật như thế nào? Câu 3 (4,0 điểm) (HIỂU, VẬN DỤNG) a) Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật trong trồng trọt như thế nào? Cho ví dụ. b) Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật trong chăn nuôi như thế nào? Cho ví dụ. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 4 Câu Nội dung Diểm 1 (3,0 điểm) - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. 1,0 điểm - Có 4 loại môi trường phổ biến: + Môi trường trong đất: giun đất, kiến. 0,5 điểm + Môi trường trên mặt đất – không khí: chim sâu, cây lúa. 0,5 điểm + Môi trường nước: cá, lục bình. 0,5 điểm + Môi trường sinh vật: tơ hồng, chí. 0,5 điểm 2 (3,0 điểm) * Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái sinh vật - Thực vật: + Ở vùng nhiệt đới: trên bề mặt lá có tầng cutin dày hạn chế sự thoát hơi nước. 0,25 điểm + Ở vùng ôn đới: rụng lá vào mùa đông. Chồi có vảy mỏng, thân và rễ có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây. 0,5 điểm - Động vật: + Sống vùng nóng: thú có bộ lông thưa và ngắn hơn, kích thước cơ thể nhỏ hơn. 0,5 điểm + Sống vùng lạnh: chim, thú có bộ lông dày và dài hơn, kích thước cơ thể lớn hơn. 0,25 điểm * Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động sinh lí của sinh vật - Thực vật: nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, của thực vật. 0,5 điểm - Động vật: + Khi nhiệt độ môi trường quá cao: một số động vật có tập tính ngủ hè, chui vào hang để tránh nơi nóng. 0,5 điểm + Hoặc khi nhiệt độ môi trường quá lạnh: một số có tập tính ngủ đông, di cư để trú đông. 0,5 điểm 3 (4,0 điểm) a) - Trồng cây với mật độ thích hợp để đủ ánh sáng cho cây. 0,5 điểm - Trồng cây thích hợp với độ ánh sáng. 0,5 điểm - Trồng xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng để tăng năng suất và tiết kiệm diện tích đất trồng. 0,5 điểm - Tạo ban ngày để tắng năng suất: chiếu sáng bằng đèn vào ban đêm, Thăng Long cho trái nghịch mùa. 0,5 điểm b) - Tạo ngày hoặc đêm nhân tạo để tăng năng suất: thắp bóng đèn vào ban đêm để cá sinh sản. 0,5 điểm - Làm chuồng thích hợp với các vật nuôi: làm chuồng heo nơi khô ráo, khoáng mát. 0,75 điểm - Mật độ vật nuôi trong chuồng thích hợp, 0,75 điểm * Ghi chú: - Học sinh cho ví dụ khác mà đúng chấm đạt điểm tối đa. - Học sinh trình bày có ý đúng thì giáo viên cân đối cho điểm theo hướng dẫn trên. - Câu 3: học sinh trình bày câu a, b cộng lại được 8 ý đạt 4,0 điểm, mối ý đạt 0,5 điểm. 3. Bài mới: a. Mở bài: 1’ - Thế nào là nhân tố sinh vật? - Các sinh vật trong nhóm nhân tố sinh vật có thể là những sinh vật cùng loài hoặc là những sinh vật khác loài, vậy chúng có ảnh hưởng với nhau như thế nào? b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Quan hệ cùng loài Mục tiêu: Trình bày được những mối quan hệ cùng loài TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 8’ - GV yêu cầu HS quan sát H 44.1 trả lời câu hỏi về mối quan hệ cùng loài s SGK: - Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ? - Trong thiên nhiên, động vật sống thành bầy, đàn có lợi gì? Đây thuộc loại quan hệ gì? - GV nhận xét, đánh giá, đưa 1 vài hình ảnh quan hệ hỗ trợ. - Số lượng các cá thể của loài ở mức độ nào thì giữa các cá thể cùng loài có quan hệ hỗ trợ? - Khi vượt qua mức độ đó sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hậu quả ? - GV đưa ra 1 vài hình ảnh quan hệ cạnh tranh. - Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 131. - GV nhận xét nhóm đúng, sai. - Sinh vật cùng loài có mối quan hệ với nhau với nhau như thế nào? - Trong chăn nuôi, người ta đã lợi dụng quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì? - HS quan sát tranh, trao đổi nhóm, phát biểu, bổ sung và nêu được: - Khi gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ, bị gãy. - Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn " quan hệ hỗ trợ. - Số lượng cá thể trong loài phù hợp điều kiện sống của môi trường. - Khi số lượng cá thể trong đàn vượt quá giới hạn sẽ xảy ra quan hệ cạnh tranh cùng loài " 1 số cá thể tách khỏi nhóm (động vật) hoặc sự tỉa thưa ở thực vật. - Ý đúng: câu 3. - HS rút ra kết luận. - HS liên hệ, nêu được: Nuôi vịt đàn, lợn đàn để chúng tranh nhau ăn, sẽ mau lớn. I. Quan hệ cùng loài - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể. - Trong 1 nhóm có những mối quan hệ: + Hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn. + Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn 1 số tách khỏi nhóm. Hoạt động 2: Quan hệ khác loài Mục tiêu: Trình bày được những mối quan hệ khác loài 14’ - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin bảng 44, các mối quan hệ khác loài: - Quan sát tranh, ảnh chỉ ra mối quan hệ giữa các loài? - Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 132, quan sát H 44.2, 44.3. - Trong nông, lâm, con người lợi dụng mối quan hệ giữa các loài để làm gì? Cho VD? - GV: đây là biện pháp sinh học, không gây ô nhiễm môi trường. - Lồng ghép, liên hệ THGDMT: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Môi trường tác động đến sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm môi trường thay đổi. - HS nghiên cứu bảng 44 SGK " tìm hiểu các mối quan hệ khác loài: - Nêu được các mối quan hệ khác loài trên tranh, ảnh. + Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y, vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu. + Hội sinh: cá ép và rùa, địa y bám trên cành cây. + Cạnh tranh: lúa và cỏ dại, dê và bò. + kí sinh: rận kí sinh trên trâu bò, giun đũa kí sinh trong cơ thể người. + Sinh vật ăn sinh vật khác; hươu nai và hổ, cây nắp ấm và côn trùng. + Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại. - VD: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa, kiến vống diệt sâu hại lá cây cam. - Ghi nhận. - Ghi nhận. II. Quan hệ khác loài Bảng 44. Các mối quan hệ khác loài Quan hệ Đặc điểm Ví dụ Hỗ trợ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật. Vi khuẩn nốt sần trong rễ cây họ Đậu Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi, còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Cò và nhạn biển làm tổ tập trung cùng một nơi Đối địch Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Cỏ dại với cây trồng Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật sống nhờ trên dơ thể của sinh vật khác, phải lấy các chất dinh dưỡng, máu, từ sinh vật đó. Giun sán kí sinh trong ruột động vật, chấy rận, Sinh vật ăn sinh vật khác Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật ăn sâu bọ. Động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ, sâu bọ ăn lá cây, 4. Củng cố: 1’ - Cho HS đọc khung màu hồng. - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm. 5. Kiểm tra đánh giá: 3’ - GV sử dụng sơ đồ SGV trang 153 để kiểm tra bằng cách các ô đều để trống và HS hoàn thành nội dung. - Trong thực tiễn sản xuất, con người đã áp dụng những biện pháp gì để giảm cạnh tranh nhằm đảm bảo năng suất cây trồng và vật nuôi? - Trong trồng trọt + Trồng luân canh, xen canh. + Trồng với mật độ thích hợp, chủ động tỉa thưa đúng kỹ thuật. - Trong chăn nuôi: + Nuôi với mật độ thích hợp, chủ động tách đàn hợp lý. + Kết hợp nhiều loài có nhu cầu sống khác nhau trong cùng môi trường sống. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Nhận xét tiết học. - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài 45-46. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc46D - 15.doc