Giáo án Sinh học 9 - Học kì II - Bài 45 - 46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

1. Ổn địnhlớp: 2’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?

- Nêu các ví dụ minh họa mối quan hệ hỗ trợ và đối địch giữa các sinh vật khác loài.

3. Bài mới:

a. Mở bài: 4’

Trong bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường lên đời sống thực vật, động vật quanh ta.

 b. Phát triển bài:

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì II - Bài 45 - 46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24, 25 Ngày soạn: ...................................... Tiết: 47, 48 Ngày dạy: ........................................ Bài 45 - 46 THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát. - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên có ý thức bảo vệ thiên nhiên. 2. Kĩ năng - Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK và các tài liệu khác, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về môi trường, các nhân tố sinh thái và ảnh của chúng lên đời sống sinh vật. - Kỹ năng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tìm kiếm thông tin (động vật, thực vật). - Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực. - Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp. 3. Thái độ Nghiêm túc trong thực hành. II. Phương pháp Khảo sát thực địa, hoàn tất một nhiệm vụ, trực quan, dạy học nhóm. III. Thiết bị dạy học - Dụng cụ: kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây. - Giấy kẻ ly, bút chì. - Vợt bắt con trùng, lọ, túi nilon đựng động vật, dụng cụ đào đất nhỏ. - Băng hình vẽ đời sống động vật, thực vật, tác động tiêu cực, tích cực của con người đến môi trường của sinh vật. - Tranh mẫu lá cây. - Bảng phụ. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn địnhlớp: 2’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? - Nêu các ví dụ minh họa mối quan hệ hỗ trợ và đối địch giữa các sinh vật khác loài. 3. Bài mới: a. Mở bài: 4’ Trong bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường lên đời sống thực vật, động vật quanh ta. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật Mục tiêu: Nêu được mối quan hệ giữa môi trường với số lượng sinh vật TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 13’ - Trước khi xem băng hình, GV cho HS kẻ bảng 45.1 vào vở, thay tên bảng là “Các loại sinh vật sống trong môi trường” - GV bật băng hình 2 – 3 lần. - GV lưu ý HS nếu không biét tên sinh vật trong băng thì GV phải thông báo (có thể theo họ, bộ). - GV dùng băng đĩa hình và nêu câu hỏi: - Em đã quan sát được những sinh vật nào? số lượng như thế nào? - Theo em có những môi trường sống nào trong đoạn băng trên? Môi trường nào có số lượng sinh vật nhiều nhất? Môi trường nào có số lượng sinh vật ít nhất? Vì sao? - Cá nhân kẻ bảng 45.1 - Quan sát băng hình. - Chú ý các nội dung trong bảng và hoàn thành nội dung. - HS trao đổi nhóm, thống nhát ý kiến trả lời: - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: môi trường có điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ... thì số lượng sinh vật nhiều, số loài phong phú. - Môi trường sống có điều kiện sống không thuận lợi thì sinh vật có số lượng ít hơn. I. Môi trường sống của sinh vật - Môi trường có điều kiện sống thuận lợi về nhiệt độ, ánh sáng → số lượng sinh vật nhiều, số loài phong phú. - Môi trường có điều kiện sống không thuận lợi sinh vật có số lượng ít hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái của lá cây Mục tiêu: Biết các đặc điểm hình thái của lá cây ưa sáng và ưa bóng 25’ - GV yêu cầu HS kẻ bảng 45.2 vào vở - GV cho HS xem tiếp băng hình về thế giới thực vật. - GV lưu ý: dùng băng hình ở những loại lá có những đặc điểm theo yêu cầu để HS quan sát kĩ hơn. - GV nêu câu hỏi sau khi HS xem băng xong: Từ những đặc điểm của phiến lá, em hãy cho biết lá cây quan sát được là loại lá cây nào? (ưa sáng, ưa bóng...) - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của cá nhân và nhóm sau khi hoàn thành bảng (nội dung 1 và 2). - Cá nhân kẻ bảng 45.2. - Quan sát băng hình. - Hoàn thành các nội dung trong bảng 45.2 (lưu ý các cột 2, 3, 4). - HS thảo luận nhóm kết hợp với điều gợi ý SGK (trang 137) " điền kết quả vào cột 5 (bảng 45.2). - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. II. Ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái của lá cây Hoạt động 3: Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật Mục tiêu: Thấy được sự thích nghi của sinh vật với môi trường 24’ - GV cho HS xem băng về thế giới động vật (lưu ý GV đã lựa chọn kĩ nội dung) - GV nêu câu hỏi: Em đã quan sát được những loài động vật nào? - Lưu ý: yêu cầu HS điền thêm vào bảng 45.3 một số sinh vật gần gũi với đời sống như: sâu, ruồi, gián, muỗi... - GV đánh giá hoạt động của HS - GV cho HS xem đoạn băng về tác động tiêu cực, tích cực của con người tới thiên nhiên và nêu câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi xem đoạn băng trên? - Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên (cụ thể là đối với động vật, thực vật). - Lồng ghép, liên hệ THGDMT: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Môi trường tác động đến sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm môi trường thay đổi. - HS kẻ bảng 45.3 vào vở. - Xem băng hình, lưu ý đặc điểm của động vật đó thích nghi với môi trường như thế nào. - Tiếp tục thảo luận nội dung câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS suy nghĩ trả lời theo ý kiến của bản thân. - Liên hệ thực tế đó là môi trường nơi đang sống, trường học. - Ghi nhận. III. Môi trường sống của động vật Bảng 45.1. Các loại sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành Tên sinh vật Nơi sống Thực vật Dây tơ hồng, phong lan Môi trường sinh vật Cây súng, bèo hoa dâu Môi trường trong nước Cây ngải cứu, cây lúa, cây xà cừ, cây lá lốt Môi trường trên mặt đất – không khí Cừu, trâu, sếu, cáo, chó , sao la Môi trường trên mặt đất – không khí Giun đất Môi trường trong đất Động vật Sáng dây, sán lá gan, vi khuẩn lam, vi khuẩn bacillus Môi trường sinh vật Cá Môi trường trong nước Nấm Môi trường sinh vật Địa y Môi trường sinh vật Bảng 45.2. Các đặc điểm hình thái của lá cây STT Tên cây Nơi sống Đặc điểm của phiến lá Các đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát là Những nhận xét khác (nếu có) 1 Cây bàng Trên cạn Phiến lá dài, lá màu xanh nhạt Lá cây ưa sáng 2 Cây chuối Trên cạn Phiến lá to dài rộng, lá màu xanh nhạt Lá cây ưa sáng 3 Cây hoa súng Trên mặt nước Phiến lá to rộng, lá màu xanh thẫm Lá cây nổi trên mặt nước 4 Cây lúa Nơi ẩm ướt Lá nhỏ, có lớp lông bao phủ, lá màu xanh nhạt Lá cây ưa sáng 5 Cây rau má Trên cạn Phiến lá mỏng, nhỏ, lá màu xanh thẫm Lá cây ưa bóng 6 Cây lô hội Trên cạn Phiến lá dài, dày Lá cây ưa bóng 7 Cây rong đuôi chồn Trong nước Phiến lá rất nhỏ Lá cây chìm trong nước 8 Cây trúc đào Trên cạn Phiến lá dài, có lớp sáp bao phủ Lá cây ưa sáng 9 Cây lá lốt Trên cạn (nơi ẩm ướt) Lá rộng bản, lá màu xanh thẫm Lá cây ưa bóng 10 Cây lá bỏng Trên cạn Phiến lá dày, lá màu xanh thẫm Lá cây ưa bóng Bảng 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được STT Tên động vật Môi trường sống Mô tả đăch điểm của động vật thích nghi với môi trường sống 1 Châu chấu Trên không Có cánh, hàm khỏe ăn thực vật 2 Ruồi Trên không Có cánh, miệng có vòi hút thức ăn 3 Giun đất Trong đất ẩm Cơ thể dài, phân đốt, hô hấp bằng da 4 Ốc sên Trên cạn Có vỏ đá vôi, thân mềm, không phân đốt 5 Cá chép Trong nước Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang 6 Mực Trong nước Thân mềm, đầu có nhiều tua, có mai 7 Ếch Trong nước, trên cạn Chân có màng, hô hấp bằng da, phổi 8 Rắn Trên cạn Không chân, da khô, có vảy sừng 4. Củng cố: thông qua 5. Kiểm tra đánh giá: 5’ - Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những môi trường nào? - Hãy kể tên các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật? - Kẻ 2 bảng đã kẻ trong giờ thực hành. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài 47. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc47D - 48D.doc