- GV cho HS xác định mục tiêu của bài thực hành:
+ Điều tra các thành phần của hệ sinh thái.
+ Xác định thành phần các sinh vật trong khu vực quan sát.
- GV cho HS xem băng hình, tiến hành như sau:
+ HS xem lần thứ 1 toàn bộ nội dung.
+ HS xem lần thứ 2 và thứ 3 để hoàn thành bảng 51.1 + 51.2 + 51.3.
- GV quan sát các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu (GV tiếp tục mở băng để HS có thể quan sát nếu cần và đoạn nào các em cần xem kĩ, GV có thể mở lại).
- GVcó thể kiểm tra sự quan sát của HS bằng cách chiếu 1 vài phim trong của các nhóm.
- Lưu ý: hoạt động 1 này có thể tiến hành trong 1 tiết đầu của bài thực hành để HS có thể quan sát và tìm hiểu kĩ về hệ sinh thái. - Mục tiêu:
+ Nêu được các thành phần của hệ sinh thái và 1 chuỗi thức ăn.
+ Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Toàn lớp trật tự theo dõi băng hình theo thứ tự (Trước khi xem băng các nhóm chuẩn bị sẵn nội dung cần quan sát ở bảng 51.1 đến 51.3).
- Sau khi xem xong các nhóm tiến hành từng nội dung bảng.
- HS lưu ý: có những thực vật, động vật không biết tên có thể hỏi GV.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì II - Bài 51, 52: Thực hành: Hệ sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28, 29 Ngày soạn: ...............................
Tiết: 56, 57 Ngày dạy: .................................
Bài 51, 52 THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái và 1 chuỗi thức ăn.
- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm và kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu phương pháp thực hành, xây dựng mối quan hệ giữa sinh với sinh vật trong hệ sinh thái.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
3. Thái độ
Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp
Khảo sát thực địa, hoàn tất một nhiệm vụ, thí nghiệm thực hành, trực quan, trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề.
III/ Thiết bị dạy học
Băng hình một số hệ sinh thái.
Giấy, bút chì.
- Bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 2’
2. Kiểm tra bài cũ: thông qua
3. Bài mới: 81’
a. Mở bài: 3’
Hôm nay lớp chúng ta sẽ tiến hành quan sát một số hệ sinh thái phổ biến trên trái đất xem chúng bao gồm những thành phần nào? Sau đó chúng ta sẽ lập một số chuỗi, lưới thức ăn có thể có trong các hệ sinh thái đó.
b. Phát triển bài: 78’
Hoạt động 1: Theo dõi băng hình về hệ sinh thái
Mục tiêu: Nêu được các thành phần của hệ sinh thái và 1 chuỗi thức ăn
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
30’
- GV cho HS xác định mục tiêu của bài thực hành:
+ Điều tra các thành phần của hệ sinh thái.
+ Xác định thành phần các sinh vật trong khu vực quan sát.
- GV cho HS xem băng hình, tiến hành như sau:
+ HS xem lần thứ 1 toàn bộ nội dung.
+ HS xem lần thứ 2 và thứ 3 để hoàn thành bảng 51.1 + 51.2 + 51.3.
- GV quan sát các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu (GV tiếp tục mở băng để HS có thể quan sát nếu cần và đoạn nào các em cần xem kĩ, GV có thể mở lại).
- GVcó thể kiểm tra sự quan sát của HS bằng cách chiếu 1 vài phim trong của các nhóm.
- Lưu ý: hoạt động 1 này có thể tiến hành trong 1 tiết đầu của bài thực hành để HS có thể quan sát và tìm hiểu kĩ về hệ sinh thái.
- Mục tiêu:
+ Nêu được các thành phần của hệ sinh thái và 1 chuỗi thức ăn.
+ Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Toàn lớp trật tự theo dõi băng hình theo thứ tự (Trước khi xem băng các nhóm chuẩn bị sẵn nội dung cần quan sát ở bảng 51.1 đến 51.3).
- Sau khi xem xong các nhóm tiến hành từng nội dung bảng.
- HS lưu ý: có những thực vật, động vật không biết tên có thể hỏi GV.
I. Hệ sinh thái
Hoạt động 2: Xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Mục tiêu: Xây dựng được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
29’
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 51.4 SGK.
- Gọi đại diện lên viết bảng
- GV giúp HS hoàn thành bảng 51.4, yêu cầu HS viết thành chuỗi thức ăn.
- GV giao bài tập nhỏ:
Trong 1 hệ sinh thái gồm các sinh vật: thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân huỷ. Hãy thành lập lưới thức ăn.
- GV chữa và hướng dẫn thành lập lưới thức ăn.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo chủ đề: Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới (Cho HS thảo luận toàn lớp).
- GV đánh giá kết quả của các nhóm.
- Lồng ghép: Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái
- Xây dựng chuỗi thức ăn
- Các nhóm trao đổi, nhớ lại băng hình đã xem hoặc dựa vào bảng 51.1 để điền tên sinh vật vào bảng 51.4.
- Đại diện nhóm viết kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS hoạt động nhóm và viết lưới thức ăn, lớp bổ sung.
- HS chú ý.
- Thảo luận: đề xuất biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới, yêu cầu nêu được:
+ Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái.
+ Các loài sinh vật có bị tiêu diệt không?
+ Hệ sinh thái này có được bảo vệ không?
* Biện pháp bảo vệ:
+ Nghiêm cấm chặt phá rừng bừa bãi.
+ Nghiêm cấm săn bắt động vật, thực vật có nguy cơ tiệt chủng
+ Bảo vệ những loài thực vật và động vật, đặc biệt là loài quý.
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng đến từng người dân.
- HS chú ý.
- Ghi nhận.
II. Chuỗi thức ăn
Hoạt động 3: Thu hoạch
Mục tiêu: Hoàn thành bài thu hoạch theo yêu cầu
18’
- GV yêu cầu HS viết thu hoạch theo mẫu SGK.
- HS viết thu hoạch
III. Thu hoạch
Bảng 51.1. Các thành phần của hệ sinh thái quan sát
Các nhân tố vô sinh
Các nhân tố hữu sinh
Những nhân tố tự nhiên:
- Những nhân tố do hoạt động của con người tạo nên:
Trong tự nhiên:
Do con người (chăn nuôi, trồng trọt):
Bảng 51.2. Thành phần thực vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều
cá thể
Loài có ít
cá thể
Loài rất ít
cá thể
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
Bảng 51.3. Thành phần động vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều
cá thể
Loài có ít
cá thể
Loài rất ít
cá thể
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
Bảng 51.4. Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái
Sinh vật sản xuất
Tên loài:
Môi trường sống
Động vật ăn thực vật (Sinh vật tiêu thụ)
Tên loài:
Thức ăn của từng loài
Động vật ăn thịt (Sinh vật tiêu thụ)
Tên loài:
Thức ăn của từng loài
Động vật ăn thịt (động vật ăn các động vật ghi ở trên) (Sinh vật tiêu thụ)
Tên loài:
Thức ăn của từng loài
Sinh vật phân giải
Nấm (nếu có)
Giun đất (nếu có)
Môi trường sống:
Chuồn chuồn kim
4. Củng cố: thông qua
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Gọi vài HS đọc đọc bài thu hoạch.
- GV thu bài thu hoạch.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 2’
Xem trước bài 53.
7. Nhận xét tiết học: 1‘
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Bọ xít
Muồm muỗm
Muỗi hành
Bọ rầy – rầy nâu
Dế nhảy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 56D - 57D.doc