Câu 1 (2,0 điểm)
Cho ví dụ 4 chuỗi thức ăn, mỗi chuỗi có các mắt xích sinh vật tiêu thụ là các loài khác nhau, mỗi chuỗi có đủ 3 thành phần, mỗi chuỗi có ít nhất 4 mắt xích.
Câu 2 (2,0 điểm)
Em hãy đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm điện trong trường học và ngay trong nhà của em?
Câu 3 (3,0 điểm)
Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là gì (không cho ví dụ)?
Câu 4 (3,0 điểm)
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống động vật như thế nào?
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì II - Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34 Ngày soạn:
Tiết: 68 Ngày dạy: .
Bài 62 THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường có thể vận dụng vào tình hình cụ thể của địa phương.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ
Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
II. Phương pháp
Thảo luận nhóm, lập kế hoạch của nhóm, thực hành, giải quyết vấn đề.
III. Thiết bị dạy học
- Giấy A0.
- Bút bảng trắng.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra 15’
NỘI DUNG ĐỀ 1
Câu 1 (2,0 điểm)
Cho ví dụ 4 chuỗi thức ăn, mỗi chuỗi có các mắt xích sinh vật tiêu thụ là các loài khác nhau, mỗi chuỗi có đủ 3 thành phần, mỗi chuỗi có ít nhất 4 mắt xích.
Câu 2 (2,0 điểm)
Em hãy đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm điện trong trường học và ngay trong nhà của em?
Câu 3 (3,0 điểm)
Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là gì (không cho ví dụ)?
Câu 4 (3,0 điểm)
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống động vật như thế nào?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
Cỏ Hươu Hổ Vi sinh vật.
0,5 điểm
Cỏ Gà Cáo Vi sinh vật.
0,5 điểm
Cỏ chuột mèo Vi sinh vật.
0,5 điểm
Cỏ tép cá Vi sinh vật.
0,5 điểm
2
(2,0 điểm)
- Tắt các thiết bị khi không sử dụng.
0,4 điểm
- Không sử dụng các thiết bị nặng trong giờ cao điểm.
0,3 điểm
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
0,3 điểm
3
(3,0 điểm)
- Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
1,0 điểm
- Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên qua 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
1,0 điểm
- Tài nguyên vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.
1,0 điểm
4
(3,0 điểm)
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái động vật:
+ Sống vùng nóng: thú có bộ lông thưa và ngắn hơn, kích thước cơ thể nhỏ hơn.
0,5 điểm
+ Sống vùng lạnh: chim, thú có bộ lông dày và dài hơn, kích thước cơ thể lớn hơn.
0,5 điểm
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động sinh lí của động vật:
+ Khi nhiệt độ môi trường quá cao: một số động vật có tập tính ngủ hè, chui vào hang để tránh nơi nóng.
0,5 điểm
+ Hoặc khi nhiệt độ môi trường quá lạnh: một số có tập tính ngủ đông, di cư để trú đông.
- Nhóm sinh vật hằng nhiệt và nhóm sinh vật biến nhiệt
0,5 điểm
+ Nhóm sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
0,5 điểm
+ Nhóm sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
0,5 điểm
* Ghi chú: Học sinh cho ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm.
NỘI DUNG ĐỀ 2
Câu 1 (2,0 điểm)
Trong thực tiễn sản xuất, con người đã áp dụng những biện pháp gì để giảm cạnh tranh nhằm đảm bảo năng suất cây trồng và vật nuôi?
Câu 2 (3,0 điểm)
Thế nào là một lưới thức ăn? Thế nào là một chuỗi thức ăn?
Câu 3 (2,0 điểm)
Mỗi dạng tài nguyên thiên nhiên cho 2 ví dụ.
Câu 4 (3,0 điểm)
Trình bày môi trường sống của sinh vật.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
- Trong trồng trọt
+ Trồng luân canh, xen canh.
0,5 điểm
+ Trồng với mật độ thích hợp, chủ động tỉa thưa đúng kỹ thuật.
0,5 điểm
- Trong chăn nuôi:
+ Nuôi với mật độ thích hợp, chủ động tách đàn hợp lý.
0,5 điểm
+ Kết hợp nhiều loài có nhu cầu sống khác nhau trong cùng môi trường sống.
0,5 điểm
2
(3,0 điểm)
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
0,5 điểm
Chuỗi thức ăn:
+ Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
0,5 điểm
+ Các thành phần sinh vật trong một chuỗi thức ăn: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
0,5 điểm
+ Ý nghĩa chuỗi thức ăn: cho ta biết mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một quần xã sinh vật.
0,5 điểm
- Lưới thức ăn:
+ Mỗi loài trong quần xã sinh vật thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
0,5 điểm
+ Ý nghĩa lưới thức ăn: chỉ ra mối quan hệ về mặt dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái như quan hệ cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác, kí sinh; vị trí của một loài trong quần xã sinh vật
0,5 điểm
3
(2,0 điểm)
- Tài nguyên tái sinh: tài nguyên sinh vật, đất.
1,0 điểm
- Tài nguyên không tái sinh: than đá, dầu mỏ.
0,5 điểm
- Tài nguyên vĩnh cửu: năng lượng mặt trời, gió.
0,5 điểm
4
(3,0 điểm)
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
1,0 điểm
- Có 4 loại môi trường phổ biến:
+ Môi trường trong đất.
0,5 điểm
+ Môi trường trên mặt đất – không khí.
0,5 điểm
+ Môi trường nước.
0,5 điểm
+ Môi trường sinh vật.
0,5 điểm
* Ghi chú: Học sinh cho ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm.
NỘI DUNG ĐỀ 3
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật như thế nào?
b) Hiện tượng tỉa cành cành tự nhiên là gì?
Câu 2 (3,0 điểm)
Ô nhiễm môi trường là gì?
Câu 3 (3,0 điểm)
Ý nghĩa của khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã?
Câu 4 (2,0 điểm)
Cho ví dụ 1 lưới thức ăn có ít nhất 8 mắt xích và có đủ 3 thành phần, các mắt xích sinh vật tiêu thụ là loài khác nhau.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
a) - Trồng cây với mật độ thích hợp để đủ ánh sáng cho cây.
0,5 điểm
- Trồng xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng để tăng năng suất và tiết kiệm diện tích đất trồng.
0,25 điểm
- Tạo ban ngày để tăng năng suất: chiếu sáng bằng đèn vào ban đêm, thăng long cho trái nghịch mùa.
0,25 điểm
b) - Nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém, tổng hợp ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích tụ không đủ bù lại năng lượng tiêu hao do hô hấp.
0,5 điểm
- Khi cây quang hợp kém thì khả năng lấy nước của cây cũng kém nên những cành phía dưới sẽ khô héo và rụng.
0,5 điểm
2
(3,0 điểm)
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
2,0 điểm
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người: phương tiện giao thông, xả rác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
0,5 điểm
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa, ...
0,5 điểm
3
(3,0 điểm)
- Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần khôi phục hệ sinh thái.
1,0 điểm
- Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
1,0 điểm
- Tránh được các thảm họa: xói mòn, lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường,
1,0 điểm
4 (2,0 điểm)
Hươu Hổ
Cỏ Gà Cáo Vi sinh vật (Nếu thiếu
mắt xích thì
Chuột Mèo rừng không đạt điểm)
2,0 điểm
* Ghi chú: Học sinh cho ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Trong những nội dung chính của Luật Bảo vệ môi trường thì nội dung nào có thể vận dụng vào thực tế tình hình địa phương em?
b. Phát triển bài:
Hoạt động: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: - Biết các hành động gây ô nhiễm môi trường ở địa phương vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
17’
- GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ.
- 2 nhóm cùng thảo luận 1 chủ đề
- Mỗi chủ đề thảo luận 15 phút. Trả lời các câu hỏi vào khổ giấy lớn.
- Những hành động nàp hiện nay đang vi phạm Luật bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như luật bảo vệ môi trường quy định chưa?
- Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường?
- Những khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?
- Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường là gì?
- GV yêu cầu các nhóm treo tờ giấy có viết nội dung lên bảng để trình bày và các nhóm khác tiên theo dõi.
- GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm và bổ sung (nếu cần).
- Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại.
- Lồng ghép THGDMT: Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương
- Mỗi nhóm:
+ Chọn 1 chủ đề
+ Nghiên cứu kĩ nội dung luật
+ Nghiên cứu câu hỏi
+ Liên hệ thực tế ở địa phương
+ Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy khổ lớn.
- VD ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi, yêu cầu:
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định đối với từng hộ, tổ dân phố.
+ Khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.
+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong ciệc thực hiện luật bảo vệ môi trường.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
- Ghi nhận.
4. Củng cố: 5’
Gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu nhược điểm của các nhóm.
- Đánh giá điểm cho HS.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Hoàn thành bài thu hoạch.
- Xem trước bài 63.
7. Nhận xét tiết học: 1‘
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68D - 15.doc