1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
a. Mở bài: 1’
Cô và các em cùng tìm hiểu chương trình sinh học THCS.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì II - Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 36 Ngày soạn: ..................................
Tiết: 71 Ngày dạy: .................................
BÀI 64 TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Học sinh hệ thống hoá kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
- Học sinh nắm được sự tiến hoá của giới động vật, sự phát sinh, phát triển của thực vật.
2. Kỹ năng:
- Biết vân dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh tổng hợp, hệ thống hoá.
3. Thái độ
Yêu thích bộ môn.
II. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm
III. Phương tiện dạy học
- Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
- Máy chiếu bút dạ.
- Có in sẵn nội dung các bảng 64.1 đến 64.5.
- Tờ giấy khổ to có in sẵn nội dung bảng 64.4.
IV. Tiến trình tiết dạy
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
a. Mở bài: 1’
Cô và các em cùng tìm hiểu chương trình sinh học THCS.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng sinh học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
24’
- Chia lớp thành 5 nhóm, giao việc cho từng nhóm và y/c hs hoàn thành nôi dung của các bảng.
- Cho đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
- Nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng, thông báo nội dung đầy đủ của các bảng kiến thức.
I. Đa dạng sinh học.
Nội dung các bảng kiến thức.
Bảng 64.1: Đặc điểm chung và vai trò của các nhóm sinh vật:
Các nhóm SV
Đặc điểm chung
Vai trò
Virut
- Kích thước rất nhỏ (12- 50 phần triệu milimets).
- Chưa có cấu tạo tế bào, chưa phải là dạng cơ thể điển hình, ký sinh bắt buộc.
Khi ký sinh, thường gây bệnh
Vi khuẩn
- Kích thước nhỏ bé (1-> vài nghìn milimet).
- Có cấu trúc tế bào nhưng chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Sống hoại sinh hoặc ký sinh (Trừ một số ít tự dưỡng).
- Trong thiên nhiên và đời sống con người: phân hủy chất hữu cơ, được ứng dụng trong công nghiệp.
- Gây bệnh cho sinh vật khác và ô nhiễm môi trường.
Nấm
- Cơ thể gồm những sợi không màu, một số ít là đơn bào (nấm men), co cơ quan sinh sản là mũ nấm, sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
- Sống dị dưỡng (Ký sinh hoặc hoại sinh).
- Phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ, dùng làm thuốc, thức ăn hay chế biến thực phẩm.
- Gây bệnh hay độc hại cho sinh vật khác.
Thực vật
- Cơ thể gồm cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, lá) và sinh sản (Hoa, quả, hạt).
- Sống tự dưỡng (Tự tổng hợp chất hữu cơ).
- Phần lớn không có khả năng di động.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
- Cân bằng khí oxi và cacsbonnic, điều hũa khớ hậu.
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng, khí thở, chỗ ở, và bảo vệ môi trường sống cho các SV khác.
Động vật
- Cơ thể gồm nhiều hệ cơ quan và cơ quan: vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, sinh sản
- Sống dị dưỡng
- Có khả năng di chuyển.
- Phản ứng nhanh với các kích thích từ bên ngoài.
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguyên liệu và được dùng vào việc nghiên cứu và hỗ trợ cho người.
- Gây bệnh hay truyền bệnh cho người.
Bảng 64.2: Đặc điểm của các nhóm thực vật
Các nhóm thực vật
Đặc điểm
Tảo
- Là TV bậc thấp, gồm thể đơn bào và đa bào, tế bào có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính, hầu hết sống ở nước.
Rêu
- Là TV bậc cao, có thân, lá cấu tạo đơn giản, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
- Sinh sản bằng bào tử, là TV sống ở cạn đầu tiên nhưng chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt.
Quyết
- Điển hình là dương xỉ, có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng bào tử
Hạt trần
- Điển hình là cây thụng, có cấu tạo phức tạp: thõn gỗ, có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lỏ noón hở, chưa có hoa và quả.
Hạt kín
- Cơ quan sinh dưỡng có nhiều dạng rễ, thân, lá, có mạch dẫn phát triển.
- Có nhiều dạng hoa, quả (có chứa hát).
Bảng 64.3: Đặc điểm của cây một lá mầm và hai lá mầm.
Đặc điểm
Cây Một lá mầm
Cây Hai lá mầm
Số lá mầm
Kiểu rễ.
Kiểu gân lá
Số cánh hoa
Kiểu thân
Một
Rễ chùm
Hình cung hoặc song song
6 hoặc 3
Thân cỏ (Chủ yếu)
Hai
Rễ cọc
Hình mạng
5 hoặc 4
Thân gỗ, thân cỏ, thân leo,...
Bảng 64.4: Đặc điểm của các lớp ĐVCXS
Lớp
Đặc điểm
Cá
Sống hoàn toàn dưới nước, bơi bằng vay, hô hấp bằng mang, có một vũng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, thụ tinh ngoài, là ĐV biến nhiệt.
Lưỡng cư
Sống ở nước và cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng phổi và da, có 2 vũng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, thụ tinh ngoài, sính sản trong nước, nũng nọc phát triển qua biến thỏi, là ĐV biến nhiệt.
Bũ sát
Chủ yếu sống ở cạn, da và vảy sừng khô, cổ dài, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất( trừ cá sấu) máu nuôi cơ thể là máu pha, có cơ quan giao phối, thụ tinh trong: trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noón hoàng, là ĐV biến nhiệt.
Chim
Mình có lụng vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh: phổi có mạng ống khí, có túi tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu tươi nuôi cơ thể, trướng lớn có đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, là ĐV hằng nhiệt.
Thú
Mình có lụng mao bao phủ: răng phân hóa thành răng nanh, răng cửa, răng hàm, tim 4 ngăn, bộ nóo phát triển, đặc biệt ở bán cầu nóo và tiểu nóo, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, là ĐV hàng nhiệt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiến hóa của thực vật và động vật
14’
- Y/c hs hoàn thành BT sở sgk (T 192, 193).
- Cho các nhóm thảo luận để trả lời.
- Nhận xét và thông báo đáp án đúng.
- y/c hs lấy ví dụ đại diện cho các ngành động vật và thực vật.
- Lồng ghép, liên hệ THGDMT: Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Ghi nhận.
II. Sự tiến hóa của thực vật và động vật.
1. Phát sinh và phát triển của thực vật.
2. Sự tiến hóa của giới động vật
1d; 2b; 3a; 4e; 5c; 6i; 7g; 8h
Sơ đồ cây phát sinh giới thực vật.6
8
9
2
1
5
4
7
3
4. Củng cố: 3’
- Yêu cầu HS hệ thốn kiến thức ở các bảng
- Nhận xét ý thức học bài và làm bài.
5. Kiểm tra đánh giá: thông qua
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Hoàn thiện các bảng còn chưa xong
- Ôn tấp tiết nội dung bài 65.
7. Nhận xét tiết học: 1‘
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72D.doc