- Trình bày đặc điểm khi quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
- + ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song
+ Xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải
+ Đường kính vòng xoắn 20A0
+ Chiều cao vòng xoắn 34A0
+ Có 10 cặp nuclêôtit trên 1 chu kì xoắn
+ Các nuclêôtit liên kết nhau bằng liên kết hiđro. thành từng theo NTBS : A - T, G – X và ngược lại.
- + Thường biến : Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể ; Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định ; Không di truyền ; Có lợi cho sinh vật; Không là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
+ Đột biến : Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST) ; Xuất hiện ngẫu nhiên với tần số thấp ; Di truyền ; Phần lớn có hại cho sinh vật ; Là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. - Trình bày đặc điểm khi quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì II - Tiết 53, 54: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: .............................
Tiết: 53, 54 Ngày dạy: ................................
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm vững kiến thức về di truyền và biến dị, các nhân tố sinh thái.
- Nắm vững các kiến thức về quy trình thực hành các bài thực hành sinh học 9 đã học.
2. Kĩ năng
- Khái quát hóa các kiến thức đã học.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng
3. Thái độ
Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào cuộc sống.
II. Phương pháp
Vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề.
III. Thiết bị dạy học
Các tranh ảnh liên quan về ứng dụng di truyền học sinh vật và môi trường.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.
- Vẽ lưới thức ăn với các sinh vật có trong hệ sinh thái vừa nêu.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại kiến thức thực hành đã được học, gồm các vấn đề sau: tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại, quan sát hình thái NST, quan sát và lắp mô hình ADN, nhận biết một vài dạng đột biến, quan sát thường biến, tập dượt thao tác giao phấn, tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng, tìm hiểu môi trường và và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Phần di truyền và biến dị
Mục tiêu: Nắm vững các kiến thức thực hành phần di truyền và biến dị
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
38’
- Trình bày đặc điểm khi quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
- + ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song
+ Xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải
+ Đường kính vòng xoắn 20A0
+ Chiều cao vòng xoắn 34A0
+ Có 10 cặp nuclêôtit trên 1 chu kì xoắn
+ Các nuclêôtit liên kết nhau bằng liên kết hiđro. thành từng theo NTBS : A - T, G – X và ngược lại.
- + Thường biến : Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể ; Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định ; Không di truyền ; Có lợi cho sinh vật; Không là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
+ Đột biến : Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST) ; Xuất hiện ngẫu nhiên với tần số thấp ; Di truyền ; Phần lớn có hại cho sinh vật ; Là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
- Trình bày đặc điểm khi quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
Hoạt động 2: Phần sinh vật và môi trường
Mục tiêu: Nắm vững các kiến thức thực hành về sinh vật và môi trường
39’
- Môi trường sống của sinh vật. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật.
- Sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt. Cho ví dụ.
- Ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.
- Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
- Viết lưới thức ăn từ những sinh vật (giáo viên cho biết trước tên sinh vật).
- + Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
+ Có 4 loại môi trường sống của sinh vật đó là :
- Môi trường nước
- Môi trường trên mặt đất- không khí
- Môi trường trong đất
- Môi trường sinh vật
-+ Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ của môi trường : vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
+ Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ của môi trường : chim, thú, con người..
- Gặp điều kiện thuận lợi (khí hậu ấm áp, độ ẩm cao), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn sâu nhiều dẫn đến số lượng sâu bị giảm
- + Các thành phàn vô sinh như đất đá, nước, thảm mục,
+ Sinh vật sản xuất là thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm,
- Bài tập 2/ 153 SGK.
Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ.
Một số gợi ý về thức ăn như sau:
- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu. - Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.
- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu. - Gà ăn cây cỏ và châu chấu.
- Cáo ăn thịt gà.
- Môi trường sống của sinh vật. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật.
- Sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt. Cho ví dụ.
- Ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.
- Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
- Viết lưới thức ăn từ những sinh vật (giáo viên cho biết trước tên sinh vật).
4. Củng cố: thông qua
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
Vẽ các chuỗi thức ăn có thể có bao gồm một số sinh vật sau: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
Xem lại tất cả các nội dung ôn tập chuản bị kiểm tra 1 tiết.
7. Nhận xét tiết học: 1‘
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 53D - 54D - OT.doc