Giáo án Sinh học 9 - Tuần 21 - Trường THCS Giao Tân

TIẾT 40

BÀI 38: THỰC HÀNH: TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN

I/ Xác định mục tiêu bài học:

1, Kiến thức:

- HS phải biết đượccác thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn

 -Củng cố lí thuyết về giống lai

2, Kĩ năng: Có kĩ năng làm việc độc lập, có kĩ năng giao phấn

3, Thái độ: Yêu thích môn học

4, Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

- Năng lực chuyên ngành:

- Năng lực kiến thức sinh học.

+Tự thụ phấn ở thực vật qua nhiều thế hệ dẫn đến thoái hóa, làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp

- Năng lực nghiên cứu khoa học (hs có những kĩ năng cần thiết của việc nghiên cứu các số liệu thu thập được trong tài liệu, trên mạng )

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tuần 21 - Trường THCS Giao Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 12/01/2018 Ngày dạy: 9A: 16/01/2018 9B, 9C:.17/01/2018 TIẾT 39: BÀI TẬP TỰ THỤ PHẦN Ở THỰC VẬT. (giáo án chi tiết) I. Xác định mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh biết vận dụng các qui luật di truyền của MenĐen để làm được các bài tập di truyền đơn giản. Biết cách xác định giao tử đối với kiểu gen dị hợp về 2 cặp tính trạng. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát kiến thực, kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục các ẹm lòng yêu thích môn học 4, Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán ( tính tỉ lệ % của các gen đồng hợp và dị hợp qua các thế hệ tự thụ phấn). - Năng lực chuyên ngành: - Năng lực kiến thức sinh học. +Tự thụ phấn ở thực vật qua nhiều thế hệ dẫn đến thoái hóa, làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp - Năng lực nghiên cứu khoa học (hs có những kĩ năng cần thiết của việc nghiên cứu các số liệu thu thập được trong tài liệu, trên mạng) II. Xác định phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu và giảI quyết vấn đề. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Các bài tập di truyền về lại một cặp tính trạng và lai 2 cặp tính trạng. 2. Học sinh: ôn lại các qui luật di truyền của Mêndên IV. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Gv: Kiểm tra sĩ số hs của từng lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy 3. Bài mới: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung ghi nhớ Hoạt động 1: Làm các bài tập về lai một cặp tính trạng Gv: Em hãy trình bày nhận xét rút ra được trong thí nghiệm về lại một cặp tínhtrạng của Menđen? ? Lai phân tích là gì? Người ta dùng phép lai phân tích để làm gì? ? Phát biểu nội dung qui luật phân li? Gv đưa ra một số bài tập yêu cầu hs suy nghĩ trả lời/ Gv ; Kết quả F1 đồng tính thân thâp chứng tỏ điều gỉ? ?Để làm bài tập 1 các em đã vận dụng kiến thức nào? Hoạt động 2: Làm các bài tập về lai hai cặp tính trạng ?Nêu kết quả rút ra được trong thí nghiệm của Menđen khi cho lai giữa 2 cặp tính trạng tưong phản thuần chủng Bài tập 2: Cho thứ bí thuần chủng quả tròn, hoa trắng với thứ bí thuần chủng có quả dài, hoa vàng thu được F1 đều có quả tròn , hoa vàng. a, Xác định tính trội, tínhlặn và lập sơ đồ lai. b, Nếu cho cây lai F1 lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào ? - Học sinh trả lời - Học sinh trả lời Hs khác nhận xét bổ sung. - Học sinh trả lời - Hs : chứng tỏ P phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai - Qui luật đồng tính, quy luật phân li của Menđen. àKết quả; 9: 3: 3: 1, tạo ra 16 tổ hợp ở F2 Bài tập 1: Cho giao phấn giữa cây bắp thân cao với cây bắp thân thấp thu được F1 đều có thân thấp. a, Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của P b, Cho các cây F1 nói trên tiếp tục lai với nhau thì kết quả ở F2 sẽ như thế nào?Tính tỉ lệ kiểu gen dị hợp và đồng hợp thu được ở F2 c, Nếu cho F1 lai phân tích thì sơ đồ lai được viết như thế nào? Tính tỉ lệ kiểu gen dị hợp và đồng thu được ở FB. d, Nếu cho các cây F2 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp và đồng hợp thu được ở F3 thay đổi như thế nào? Em có nhận xét gì về tỉ lệ kiểu gen dị hợp qua 3 thế hệ? Bài giải: a, Giải thích kết quả và viêt sơ đồ lai Theo đề bài: P thân cao x thân thấp F1 đều có thân thấp à dựa vào qui luật đồng tính à thân thấp là tính trạng trội , thân cao là tính trạng lặn, do F1 đồng tính nên P phải thuần chủng. Qui ước gen: A; thân thấp, a: thân cao Sơ đồ lai: P: AA x aa G: A a F1 Aa ( 100% thân thấp) B, cho F1 lai với nhau F1: Aa x Aa G: A, a A, a F2:1AA : 2 Aa: 1 aa Kiểu hình; 3 thân thấp: 1 thân cao Tỉ lệ kiểu gen dị hợp thu được ở F2 là 2/4 = 50% Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp thu được ở F2 là 1/4 = 25% c, Cho F1 lai phân tích Aa x aa G: A, a a Fb: 1 Aa : 1aa Kiểu hình; 1 thân thấp : 1 thân cao. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa và tỉ lệ kiểu gen đồng hợp aa đều là 50% d, Nếu cho các cây F2 tự thụ phấn có 3 phép lai sau đây: Phép lai 1: AA x AA F3: Tất cả đều thân cao Phép lai 2: Cho 25% cây có kiểu gen aa tự thụ phấn thi F3 thu được kết quả như sau: aa x aa F3: 100%. 25% = 25% cây thân thấp. Phép lai 3: Cho 50% cây có kiểu gen Aa tự thụ phấn thi F3 thu được kết quả như sau: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa là 50%.50% = 25% Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp aa và AA đều là: 50% .25% = 12,5% Tổng các cây thân cao có kiểu gen đồng hợp AA thu được ở F3 là: 25% + 12,5% = 37,5% Tổng các cây thân thấp có kiểu gen đồng hợp aa thu được ở F3 là: 25% + 12,5% = 37,5% Tổng các cây thân cao có kiểu gen dị hợp Aa thu được ở F3 là: 25% Nhận xét: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp qua 3 thế hệ giảm dần từ 100% đến 50% đến 25%. Bài tập 2: Cho thứ bí thuần chủng quả tròn, hoa trắng với thứ bí thuần chủng có quả dài, hoa vàng thu được F1 đều có quả tròn , hoa vàng. a, Xác định tính trội, tínhlặn và lập sơ đồ lai. b, Nếu cho cây lai F1 lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào ? Bài giải: a. , Giải thích kết quả và viêt sơ đồ lai Theo đề bài: P : quả tròn, hoa trắng x quả dài, hoa vàng F1 đều có quả tròn , hoa vàng. à dựa vào qui luật đồng tính à quả tròn và hoa vàng là tính trạng trội , quả dài và hoa trắng là tính trạng lặn, Qui ước gen: A; quả tròn , a: quả dài B: hoa vàng b: hoa trắng. Cây P thuần chủng quả tròn, hoa trắng có kiểu gen là: Aabb Cây P thuần chủng quả dài, hoa vàng có kiểu gen là: aaBB Sơ đồ lai: P; AAbb x aaBB Gp: Ab aB F1:AaBb (100% quả tròn, hoa vàng). b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả là: AaBb x aabb G: AB, Ab, aB, ab ab Fb: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb Kiểu hình: 1 quả tròn, hoa vàng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1 quả dài, hoa trắng. 4. Củng cố và đánh giá: Gv nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm 5. Hướng dẫn về nhà: Xem lại các bài tập đã chữa, làm thêm các bài tập trong SGK phần bài tập chương I Ôn lại về đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, di truyền phả hệ Ngày soạn: 12/01/2018 Ngày dạy: 9A: 17/01/2018 9B: 20/01/2018 9C: 19/01/2018 TIẾT 40 BÀI 38: THỰC HÀNH: TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN I/ Xác định mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - HS phải biết đượccác thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn -Củng cố lí thuyết về giống lai 2, Kĩ năng: Có kĩ năng làm việc độc lập, có kĩ năng giao phấn 3, Thái độ: Yêu thích môn học 4, Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán - Năng lực chuyên ngành: - Năng lực kiến thức sinh học. +Tự thụ phấn ở thực vật qua nhiều thế hệ dẫn đến thoái hóa, làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp - Năng lực nghiên cứu khoa học (hs có những kĩ năng cần thiết của việc nghiên cứu các số liệu thu thập được trong tài liệu, trên mạng) II/ Chuẩn bị: 1, Giáo viên Tranh H38, cây lúa hoặc ngô , kẹp nhỏ, bao cách li, hoa bầu bí 2, Học sinh Cây lúa hoặc ngô , hoa bầu bí III/ Hoạt động dạy học 1. Ổn định định tổ chức - Giáo viên phân 4-5 hs một nhóm thực hành - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm - Giáo viên nêu yêu cầu của tiết thực hành: Các em phải biết được các thao tác giao phấn, nắm vững lí thuyết về lai giống. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp ở trong bài 3. Tiến hành thực hành. Vào bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu các thao tác giao phấn Mục tiêu: Nắm được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn cây giao phấn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi nhớ - GV chia 4 – 6 em/ nhóm, hướng dẫn HS cách chọn cây mẹ, bông hoa, bao cách và các dụng cụ dùng trong giao phấn. - Cho HS quan sát H 38 SGK hoặc xem băng đĩa hình về công tác giao phấn ở cây giao phấn và trả lời câu hỏi: Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây giao phấn? - HS chú ý nghe và ghi chép. - Các nhóm xem băng hình hoặc quan sát tranh, chú ý các thao tác cắt, rắc phấn, bao nilon ... trao đổi nhóm để nêu được các thao tác. Rút ra kết luận. - Vài HS nêu, nhận xét. - HS tự thao tác trên mẫu thật. I-Các tiến hành - Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ. - Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ + Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị. + Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài. + Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng. - Bước 3: Thụ phấn + Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị. + Bao nilông ghi ngày tháng. Hoạt động 2: Báo cáo thu hoạch Mục tiêu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi nhớ - GV yêu cầu HS lên bảng trình bày lại các thao tác giao phấn trên mẫu vật thật. - GV nhận xét, đánh giá - Yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thu hoạch. - HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS chú ý. - HS lắng nghe. II-Thu hoạch 4, Nhận xét và đánh giá Nhận xét giờ thực hành 5, Hướng dẫn về nhà Sưu tầm tranh ảnh về thành tựu chọn giống vật nuôi, ảnh của các giống gà, trâu, bò, lợn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiáo án sINH 9 TUAN 21.doc
Tài liệu liên quan