Cách khắc phục hiện tượng bất thụ
Nếu làm cho cơ thể lai F1 từ 2n thành 4n, thì quá trình giảm phân sẽ diễn
ra bình thường vì mỗi NST đều có 1 NST tương đồng, không trở ngại cho sự
tiếp hợp của NST ở kỳ trước và sự phân li ở kỳ sau của lần phân bào I của
giảm phân.
G.D.Cacpêsenkô (1927) đã lai cải bắp (2n = 18) với cải củ (2n = 18). Cây
lai F1 (2n = 18) có bộ NST tổ hợp 2 bộ NST đơn bội không tương đồng của
2 loài nên không có khả năng sinh sản. Tác giả đã tạo ra dạng 4n = 36 làm
cho cây lai sinh sản được.
7 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học - Bài: Lai kinh tế, lai cải tiến giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LAI KINH TẾ. LAI CẢI TIẾN GIỐNG
1. Lai kinh tế
Trong chăn nuôi, người ta dùng phương pháp lai kinh tế để sử dụng ưu thế
lai. Lai kinh tế là cho phối hợp giữa các dạng bố, mẹ thuộc 2 giống thuần
khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó để nhân giống
tiếp các đời sau. Con lai F1 tăng trọng nhanh, đẻ khoẻ, sức đề kháng tốt, sức
sản xuất (thịt, trứng, sữa...) cao mà lại tốn ít thức ăn.
Phổ biến ở nước ta hiện nay lầ dùng con cái thuộc giống trong nước cho
giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả
năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của giống mẹ, có sức
tăng sản của giống bố. Các nhà chọn giống nước ta đã đạt những kết quả
đáng chú ý về lai kinh tế lợn, bò, gà.
Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái x Đại Bạch cân nặng 1 tạ sau 10 tháng tuổi, tỉ
lệ thịt nạc trên 40%. Bò vàng Thanh Hoá lai với bò Hônsten Hà Lan, cho F1
chịu được khí hậu nóng, sản xuất 1000kg sữa/ năm, tỉ lệ bơ 4 – 4,5%. Ngày
nay, nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, việc
sản xuất con lai kinh tế đối với bò, lợn có nhiều thuận lợi.
2. Lai cải tiến giống
Trong chọn giống vật nuôi, người ta dùng một giống cao sản để cải tiến
một giống năng suất thấp. Ở nước ta thường dùng những con đực tốt nhất
của giống ngoại cho phối với những con cái tốt nhất của giống địa phương.
Con đực giống cao sản được sử dụng liên tiếp qua nhiều đời lai. Sau 4 – 5
thế hệ, giống địa phương đã cải tạo sẽ được gần như giống ngoại thuần
chủng, chẳng hạn lợn được tăng tầm vóc, tăng tỉ lệ nạc trong thịt. Về mặt di
truyền học, phương pháp lai cải tiến giống ban đầu làm tăng tỉ lệ thể dị hợp,
sau đó tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
LAI KHÁC THỨ VÀ VIỆC TẠO GIỐNG MỚI
Để sử dụng ưu thế lai, đồng thời tạo ra các giống mới người ta dùng
phương pháp lai khác thứ (lai giữa 2 thứ hoặc lai tổng hợp nhiều thứ có
nguồn gen khác nhau). Dĩ nhiên là phải chọn lọc rất công phu vì trong các
thế hệ lai có sự phân tính.
Giống lúa VX – 83 (64 – 8 – 3) do Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp
Việt Nam tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa X1 (NN75 – 10) có năng suất
cao, chống được bệnh bạc lá nhưng không kháng rầy, có chất lượng gạo
trung bình với giống lúa CN2 (IR 197446 – 11 –33), năng suất trung bình
nhưng ngắn ngày, kháng rầy và có chất lượng gạo cao.
VX – 83 đã kết hợp được các đặc tính tốt như ngắn ngày, năng suất cao,
kháng rầy, chống được bệnh bạc lá và gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống
lúa này được phép khu vực hoá năm 1990 va` được công nhận giống quốc
gia năm 1992, năng suất trung bình 52 tạ/ha.
Trong thập niên 80, Viện Chăn Nuôi đã tạo 2 giống lợn mới là Đại Bạch x
Ỉ - 81 và Bơcsai x Ỉ -81, phối hợp được các đặc tính quí của giống lợn Ỉ như
thành thục sinh dục sớm, mắn đẻ, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon, xương
nhỏ...với một số đặc tính tốt của các giống lợn ngoại như tầm vóc to, tăng
trọng nhanh, thịt nhiều nạc...Hai giống lợn mới nói trên đã khắc phục một số
nhược điểm của lợn Ỉ như thịt nhiều mỡ, lưng võng, bụng sệ. Về ngoại hình
chúng có lưng tương đối thẳng, bụng gọn, chân cao, tầm vóc trung bình.
LAI XA
Đây là các hình thức lai giữa các dạng bố mẹ thuộc 2 loài khác nhau hoặc
thuộc các chi, các họ khác nhau.
1.Hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa
Việc tiến hành lai khác loài gặp một số khó khăn. Thực vật khác loài
thường không giao phấn: hạt phấn khác loài không nảy mầm trên vòi nhụy
hoặc nảy mầm được nhưng chiều dài ống phấn không phù hợp với chiều dài
vòi nhụy nên không thụ tinh được. Động vật khác loài thường khó giao phối,
do chu kỳ sinh sản khác nhau, hệ thống phản xạ sinh dục khác nhau, bộ máy
sinh dục không phù hợp, tinh trùng khác loài bị chết trong đường sinh dục
cái.
Khó khăn chủ yếu về mặt di truyền là cơ thể lai xa thường không có khả
năng sinh sản (bất thụ). Nguyên nhân của hiện tượng này là bộ NST của 2
loài bố, mẹ khác nhau về số lượng, hình dạng NST, cách sắp xếp các gen
trên NST, sự không phù hợp giữa nhân và tế bào chất của hợp tử. Sự không
tương hợp giữa bộ NST của 2 loài ảnh hưởng tới sự liên kết các cặp NST
tương đồng trong kỳ đầu của giảm phân I, do đó quá trình phát sinh giao tử
bị trở ngại. Ví dụ, ngựa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 64, lừa có bộ NST
lưỡng bội là 62. La là con lai khác loài giữa ngựa cái và lừa đực, nó có bộ
NST là 63 và hầu như không có khả năng sinh sản.
2. Cách khắc phục hiện tượng bất thụ
Nếu làm cho cơ thể lai F1 từ 2n thành 4n, thì quá trình giảm phân sẽ diễn
ra bình thường vì mỗi NST đều có 1 NST tương đồng, không trở ngại cho sự
tiếp hợp của NST ở kỳ trước và sự phân li ở kỳ sau của lần phân bào I của
giảm phân.
G.D.Cacpêsenkô (1927) đã lai cải bắp (2n = 18) với cải củ (2n = 18). Cây
lai F1 (2n = 18) có bộ NST tổ hợp 2 bộ NST đơn bội không tương đồng của
2 loài nên không có khả năng sinh sản. Tác giả đã tạo ra dạng 4n = 36 làm
cho cây lai sinh sản được.
3. Ứng dụng phương pháp lai xa
Phương pháp lai xa kèm theo đa bội hoá đã tạo được những giống lúa mỳ,
khoai tây đa bội có sản lượng cao, chống bệnh giỏi. Hiện nay người ta rất
chú ý lai giữa các loài cây dại chống chịu tốt, kháng sâu bệnh với các loài
cây trồng năng suất cao, phẩm chất tốt.
Lai giữa khoai tây trồng và khoai tây dại đã tạo hơn 20 giống mới có giá
trị, chống được nấm mốc, sương, có sức đề kháng với các bệnh do virut,
kháng sâu bọ, năng suất cao.
Trong chăn nuôi cũng đã tạo được những giống mới do lai khác loài ở tằm
dâu, bò, cừu, cá. Người ta đã sử dụng rộng rãi giống cá lai khác loài trong họ
cá chép; cá chép lai 7 tháng tuổi nặng 3kg, dễ nuôi.
LAI TẾ BÀO
Trong những năm 60 của thế kỷ này đã xuất hiện phương pháp lai tế bào
sinh dưỡng.
Khi nuôi 2 dòng tế bào sinh dưỡng khác loài trong cùng một môi trường
người ta nhận thấy có sự kết dính ngẫu nhiên của 2 hoặc một số tế bào khác
loài. Sự dung hợp 2 tế bào trần khác loài tạo ra tế bào lai chứa bộ NST của 2
tế bào gốc. Để tăng tỷ lệ kết thành tế bào lai, người ta thả vào môi trường
nuôi dưỡng các virut Xenđe đã bị làm giảm hoạt tính; chúng tác động lên
màng tế bào như một chất kết dính. Người ta còn dùng một loại keo hữu cơ
gọi là pôliêtylen glycol, và gần đây dùng các xung điện cao áp.
Bằng cách dùng các môi trường chọn lọc người ta đã tạo được những dòng
tế bào lai phát triển bình thường. Dùng các hoocmôn phù hợp, người ta kích
thích tế bào lai phát triển thành cây lai. Theo hướng này đã có những thành
công bước đầu trên thực vật trong những năm 70 như đã tạo được cây lai từ
2 loài thuốc lá khác nhau, cây lai giữa khoai tây và cà chua. Cũng đã tạo
được những tế bào lai khác loài ở động vật nhưng các tế bào này thường
không có khả năng sống và sinh sản.
Bằng kỹ thuật lai tế bào trên, trong tương lai, có thể tạo ra những cơ thể lai
có nguồn gen rất khác xa nhau mà bằng lai hữu tính không thể thực hiện
được, có thể tạo ra những cơ thể khảm mang đặc tính của những loài rất
khác nhau, thậm chí giữa thực vật với động vật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_sinh_hoc_bai_lai_kinh_te_lai_cai_tien_giong.pdf