Giáo án Sinh học - Bài: Lớp nấm bất toàn

Cuống sinh bào tử trần không có, tế

bào sinh bào tử trần gồm các tế bào sợi nấm.a. Cuống sinh bào tử trần không có,

tế bào sinh bào tử trần nằm trên sợi nấm.

b. Không có cuống sinh bào tử trần

hoặc không rõ.

c. Cuống sinh bào tử trần có hoặc

không có vách ngăn,

đơn giản không phân nhánh.

d. Cuống sinh bào tử trần kéo dài

cùng với việc sinh bào tử trần.

e. Cuống có vách ngăn, phát triển

đơn độc hoặc phân nhánh

f. Bó cuống bào tử trần (Synemata).

Gồm một nhóm các cuống sinh bào tử trần

pdf17 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học - Bài: Lớp nấm bất toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP NẤM BẤT TOÀN (DEUTEROMYCETES) * Nấm bất toàn là gì: - Nấm bất toàn là giai đoạn vô tính ( Anamorph) của nấm túi hoặc nấm đảm. 1. Đặc điểm đặc trưng: Gồm các loài nấm mốc gây ô nhiễm thực phẩm, có nhiều loài sinh độc tố (mycotoxin), các chi, loài của lớp nấm này được phân loại theo giai đoạn sinh sản vô tính (anamorph) tuy vậy ở một số loài người ta phát hiện thấy có giai đoạn sinh sản hữu tính (Teleomorph- bào tử túi hoặc bào tử đảm). Theo hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm phát sinh của bào tử trần của Hughes (1953). Lớp nấm bất toàn được chia thành 3 nhóm: - Nhóm Hyphomycetes: Gồm các nấm bất toàn không có túi giá và đĩa giá (giá sinh bào tử trần ở trên các sợi nấm hoặc các sợi nấm kết lại thành bó sợi, bó giá). - Nhóm Coelomycetes: Gồm các nấm bất toàn có túi giá hoặc đĩa giá, giá bào tử trần ở trong các thể quả (Fruit - body) gọi là các conidiomata. - Nhóm Agonomycetes: Gồm các nấm bất toàn không có bào tử trần. Ở đây chúng tôi giới thiệu 2 khoá phân loại đến chi của lớp nấm bất toàn. 2. Phân lớp của nấm bất toàn: 2.1. Hyphomycetes (1700 chi, 11000 loài) - Các dạng hệ sợi nấm mang các bào tử trên sợi riêng rẽ hoặc trên cụm sợi nấm (như các đệm nấm, các bó giá), nhưng không ở trong các conidiomata (fruit body) riêng biệt. 2.2. Coelomycetes (700 chi, 9000 spp) riêng rẽ - Bào tử trần sinh ra trong các túi giá, đĩa giá, túi giá dạng cốc hoặc đệm giá. 1. Bào tử trần, 2. Tế bào sinh bào tử trần, 3. Cuống sinh bào tử trần, 4. Sợi nấm Cơ quan sinh sản vô tính của chi Penicillium 3. Những bộ phận sinh sản vô tính. 3.1. Hypha (sợi nấm) số nhiều của Hyphae. - Một trong các sợi trong hệ nấm là các tản của một sợi nấm. Các tản khác biệt với các phần sợi sinh dưỡng hấp phụ chất dinh dưỡng. 3.2. Bào tử trần: - Một loại bào tử vô tính, không chuyển động (Zoospose) đặc biệt. Một loại phát tán. 3.3. Tế bào sinh bào tử trần: - Một tế bào bất kỳ mà từ đó một bào tử được sinh ra trực tiếp. 3.3.1. Các kiểu phát sinh bào tử trần. a. Tản: - Tản toàn bộ - Tản bên trong b. Nảy mầm: - Nảy mầm toàn thể - Nảy mầm từ trong a-b. Dạng tản. a- Tạo chuỗi. b- Đơn độc a-f. Dạng phát sinh kiểu nảy chồi (blastic) a. Nảy chồi đơn độc, b. Tạo thành chuỗi, c. Các Bào tử được tạo thành cùng một lúc, d. Các bào tử có đáy hẹp, e. Đáy bằng, f. Các bào tử chui qua lỗ 3.3.2. Các kiểu phát triển bào tử trần trong sự phát sinh bào tử dạng nảy chồi (blastic),(Theo Katsuhiko Ando, 2002). * Sự phát sinh bào tử phân cắt hoàn toàn (ngoại sinh) a. Kiểu bào tử đính (Aleurio - type). - Một điểm trên tế bào sinh bào tử trần, bào tử đơn độc b. Kiểu nảy chồi (Blasto - type) - Cấu trúc màng đỉnh ở vị trí trên tế bào sinh bào tử trần và chuỗi bào tử với một vị trí để tạo thành mộ chuỗi liên tiếp không phân nhánh (chuỗi gốc già) * Phát sinh bào tử nội sinh. c. Dạng bình (Phialo - type) - Các chuỗi bào tử ra khỏi tế bào sinh bào tử trần ở cùng một vị trí, đôi khi trong các chuỗi rời tế bào có thay đổi. d. Dạng phân đốt (Annello - type) - Các chuỗi bào tử ra khỏi tế bào sinh bào tử trần ở các vị trí cao hơn, thỉnh thoảng trong các chuỗi rời, tế bào có thay đổi. 3.4. Vị trí sinh bào tử trần ở tế bào sinh bào tử trần: a. Một vị trí - Bào tử trần phát triển ở một vị trí trên tế bào sinh bào tử trần. b. Nhiều vị trí - Bào tử trần phát triển ở các vị trí khác nhau trên tế bào sinh bào tử trần. 3.5. Sự phát triển của các tế bào sinh bào tử trần: a. ổn định - Kích thước của tế bào sinh bào tử trần là ổn định b. Kéo dài - Tế bào sinh bào tử trần phát triển cùng với sự sản sinh các bào tử trần c. Giảm dần - Độ dài các tế bào sinh bào tử trần giảm đi khi mỗi bào tử trần được sinh ra 3.6. Cuống sinh bào tử trần: - Một sợi nấm phân nhánh hoặc đơn giản (một sợi nấm sinh sản) mang hoặc gồm có các tế bào sinh bào tử trần mà từ đó các bào tử trần được sinh ra. Đôi khi được dùng khi mô tả những cấu trúc biến đổi đối với các tế bào sinh bào tử trần. 3.6.1. Cuống sinh bào tử trần không có, tế bào sinh bào tử trần gồm các tế bào sợi nấm. a. Cuống sinh bào tử trần không có, tế bào sinh bào tử trần nằm trên sợi nấm. b. Không có cuống sinh bào tử trần hoặc không rõ. c. Cuống sinh bào tử trần có hoặc không có vách ngăn, đơn giản không phân nhánh. d. Cuống sinh bào tử trần kéo dài cùng với việc sinh bào tử trần. e. Cuống có vách ngăn, phát triển đơn độc hoặc phân nhánh f. Bó cuống bào tử trần (Synemata). Gồm một nhóm các cuống sinh bào tử trần bó chặt hoặc lỏng mang các bào tử trần ở đỉnh hoặc cả đỉnh và bên cạnh cuống. 3.7.Bào tử trần (conidia) 3.7.1. Hình dáng của bào tử trần a. Hình dạng đơn giản: Ví dụ: Cầu, gần cầu, elip, hình quả thận. b. Bào tử sợi: - Tỷ lệ chiều dài và rộng của bào tử = 15:1. c. Bào tử vách lưới - Bào tử được chia nhỏ ra bởi các vách ngăn chéo nhau. d. Bào tử xoắn ốc - Trục bào tử uốn cong hơn 1800. e. Bào tử dạng chữ thập - Bào tử có nhiều trục, có mấu, có lông mềm chiếm 1/4 chiều dài của bào tử. 3.7.2. Số các tế bào của bào tử trần: a. Bào tử không vách: Bào tử không có vách ngăn. b. Bào tử kép (dính đôi): Bào tử một vách ngăn. c. Bào tử vách: Bào tử có hai vách ngăn trở lên. 3.7.3. Màu của bào tử trần: - Trong suốt hoặc có màu (nâu, nâu đen). 3.7.4. Bề mặt của bào tử trần: - Gai, hạt, có mấu, nhẵn... 3.7.5. Kích thước của bào tử trần: (35-)50-200(-300) x (2,0-)2,5-3,5(-4,5)àm. 3.7.6. Các hình dạng khác nhau của bào tử. 1. Hình cầu, 2. Gần cầu, 3. Hình bánh quy, 4. Hình giọt lệ, 5. Hình trứng, 6. Hình trứng ngược, 7. Quả lê, 8. Quả lê ngược, 9. Elíp, 10. Hình elíp chữ nhật, 11. Hình thoi, 12. Hình thoi méo, 13. Elíp nhọn đầu, 14. Hình thoi tròn đầu, 15. Dạng thuyền, 16. Hình quả thận, 17. Dạng xúc xích 1. Dạng kim, 2. Dạng quăn, 3. Dạng chữ S, 4. Dạng chỉ, 5. Dạng que, 6. Hình trụ, 7. Hình chữ nhật thuôn, 8. Hình thùng, 9. HÌnh mũ, 10. Hình có vành, 11. Hình chuỗi, 12. Hình củ có mấu, 13. Hình góc cạnh, 14. Hình quả dâu, 15. 16. Dạng xù xì, 17. Dạng gai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_bai_lop_nam_bat_toan.pdf