Giáo án Sinh học Lớp 6

Tiết 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT

 

A. PHẦN CHUẨN BỊ:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức

HS xác định được các bộ phận của tế bào thực vật, hiểu rõ các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.

Hiểu được khái niệm về mô.

2. Kỹ năng:

Quan sát, so sánh.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức học tập bộ môn

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: -Tranh sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật; H 7.1; 7.2; 7.3.

- Bảng ghi kiến thức các loại tế bào.

2. Học sinh: - Nghiên cứu trước bài mới

- Vẽ hình 7.4 vào vở bài tập

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:

*.Ổ định tổ chức:

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

II. BÀI MỚI:

*.Vào bài: Các em đã được quan sát tế bào biểu bì vẩy hành có hình đa giác xếp xít nhau, có phải tất cả các cơ quan của thực vật đều có hình dạng và cấu tạo giống tế bào biểu bì vẩy hành hay không? cô cùng các em nghiên cứu bài hôm nay.

 

doc43 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7075 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đời sống thì sẽ ra hoa tạo quả và kết hạt. - Thực vật không có hoa: Cả đời không bao giờ ra hoa. 2.Cây một năm và cây lâu năm. (15') - Cây 1 năm có vòng đời kết thúc trong 1năm. - Cây lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong đời. *. Củng cố:(4') HS: Đọc kết luận SGK/15 Bài tập: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng: 1. Trong những nhóm cây sau nhóm cây nào gồm toàn cây có hoa. a, Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng. b, Cây bưởi, cây rau bợ, cây dương xỉ, cây cải. c,Cây táo, cây mít, cây cà chua. d,Cây dừa, cây hành, cây thông, cây rêu. Đáp án: a, c. 2. Trong những nhóm cây sau nhóm cây nào gồm toàn cây 1 năm. a, Cây xoài, cây bưởi, cây đậu, cây lạc. b, Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây bí xanh. c, Cây táo, cây mít, cây đậu xanh, cay đào. d, Cây su hào, cây cà chua, cây cải, cây dưa chuột. Đáp án: b, d. III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI:(1') - Học bài theo câu hỏi SGK, đọc phần em có biết. - Làm bài tập SGK/15 - Chuẩn bị: lá cây, hành hoa tiết sau học. Ngày soạn: 14/9/2007 Ngày dạy:6C ................. Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT Tiết 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG A. PHẦN CHUẨN BỊ: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - HS nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi, biết cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. 2. Kỹ năng: - Sử dụng kính lúp, kính hiển vi. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn kính lúp, kính hiển vi. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Kính lúp, kính hiển vi. 2. Học sinh: Đọc trước bài B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP: *.Ổ định tổ chức: 6C: I. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Câu hỏi: Phân biệt thực vật có hoa và thực vạt không có hoa? Cho ví dụ? 2. Đáp án: - Thực vật có hoa: Đến 1 thời kỳ nhất định trong đời sống thì sẽ ra hoa tạo quả và kết hạt. VD: Cây nhãn, cây bưởi ... - Thực vật không có hoa: Cả đời không bao giờ ra hoa. VD: Rau bợ, dương xỉ, rêu ... II. BÀI MỚI: *.Vào bài: Nhờ kính lúp và kính hiển vi mà chúng ta có thể quan sát được những sinh vật nhỏ bé. Vậy kính lúp và kính hiển vi có cấu tạo như thế nào cô cùng các em nghiên cứu bài hôn nay. Hoạt động của thầy và trò Học sinh ghi GV HS GV GV ?Tb HS GV HS GV ?Tb HS GV ?G HS GV ?Tb HS * Hoạt động 1: Tìm hiểu kính lúp và cách sử dụng. + Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo kính lúp và cách sử dụng. + Tiến hành: Hoạt động nhóm. Chia HS ra 4 nhóm - phát kính lúp cho các nhóm. - Yêu cầu các nhóm đọc TT SGK mục 1 kết hợp quan sát kính lúp thảo luận theo yêu cầu sau: ? Kính lúp có những bộ phận nào? Chất liệu từng bộ phận? ? Công dụng từng bộ phận, cách sử dụng kính lúp? Thảo luận thời gian (5') Yêu cầu HS báo cáo kết quả - nhóm # nhận xét - GV chuẩn hoá kiến thức. + Cấu tạo: Gồm 1 tấm kính dầy lồi 2 mặt phóng to vật có khung giữ kính bằng kim loại hoặc nhựa. Có tay cầm bằng kim loại hoặc bằng nhựa được gắn với khung để cầm. + Cách sử dụng: Tay trái cầm kính lúp để mặt kính sát mẫu vật nhìn vào mắt kính di chuyển dần kính lên cho tới khi nhìn rõ vật thì dừng lại. Hướng dẫn HS thao tác sử dụng kính lúp cầm tay. Kính lúp có công dụng gì? - Phóng to vật từ 3 - 20 lần. * Hoạt động 2; Tìm hiểu kính hiển vi và cách sử dụng. + Mục tiêu: HS nhận biết được các bộ phận của kính hiển vi, biết cách sử dụng nắm được công đoạn của kính hiển vi. + Tiến hành: Hoạt động nhóm Yêu cầu các nhóm quan sát kính hiển vi và so sánh với hình 5.3 SGK kết hợp đọc TT phần 2 SGK trả lời các câu hỏi sau: ? Kính hiển vi gồn những bộ phận nào? ? Đặc điểm chức năng từng bộ phận của kính hiển vi. ? Nêu cách sử dụnh của kính hiển vi? - Các nhóm quan sát - thảo luận thời gian (5') - Hết thời gian các nhóm báo cáo - nhận xét - GV chuẩn hoá kiến thức. + Kính hiển vi gồm 3 bộ phận chính - Chân kính - Thân kính gồm ốnh kinh và ốc điều chỉnh . Ống kinh có thị kính đĩa quay và vật kính . Ốc điều chỉnh có ốc to và ốc nhỏ. - Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát có kẹp giữ + Chức năng: Thị kính có độ phóng đại 10 -20 lần đĩa quay gắn các vật kính, vật kính phóng to vật x 10, x 20 . Ốc to điều chỉnh vị trí thị kính . Ốc nhỏ điều chỉnh vật kính Trong kính hiển vi bộ phận nào là quan trọng nhất? - Vật kính để phóng to vật để quan sát. Cho HS đọc TT cách sử dụng - QS kính hiển vi. Biểu diễn cách sử dụng kính hiển vi? - Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu - Đặt tiêu bản trên bàn kính sao cho mãu vật ở trọng tâm dùng kẹp giữ lại. - Không cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương phản chiếu dễ hỏng mắt vì ánh sang quá mạnh. - Mắt nhìn vật kính từ 1 phía của kính hiển vi tay phải từ từ vặn ốc nhỏ theo chiều kim đồng hồ cho tới khi vật kính sát lá kính của tiêu bản - Mắt nhìn vào thị kính tay phải từ từ vặn ốc theo chiều ngược lại cho tới khi nhìn rõ vật quan sát. - Điều chỉnh ốc nhỏ cho tới khi nhìn rõ vật nhất. Hướng dẫn cách sử dụng kính hiển vi. Kính hiển vi có công dụng gì? - Phóng to vật từ 40 40.000 lần. 1.Kính lúp và cách sử dụng. (15') a,Cấu tạo: - Gồm 1 tấm kính dầy lồi 2 mặt - Khung giữ kính bằng kim loại hoặc nhựa. - Tay cầm gắn với khung. b, Cách sử dụng. - Tay trái cầm kính lúp đặt sát mẫu vật di chuyển kính lên đến khi nhìn rõ vật. 2. Kính hiển vi và cách sử dụng. (20') a, Cấu tạo: Gồm 3 phần - Chân kính - Thân kính: + Thị kính + Đĩa kính + Vật kính +Ốc to, ốc nhỏ - Bàn kính: + Có lỗ ở giữa + kẹp gữi b, Cách sử dụng kính hiển vi. SGK/19 *. Củng cố: (4') HS: Đọc kết luận SGK. ? Cấu tạo và cách sử dụng kính lúp? ? Cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi? III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI: (1') - Về học bài theo câu hỏi SGK. - Đọc mục em có biết. - Chuẩn bị mỗi nhóm; 1 củ hành, 1 quả cà chua chín. Ngày soạn: 18/9/2007 Ngày dạy 6C ................. Tiết 6: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT A. PHẦN CHUẨN BỊ: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - HS bước đầu tìm hiểu cấu tạo tế bào thực vật, hình dạng tế bào. 2. Kỹ năng: - Làm tiêu bản hiển vi tạm thời tế bào thực vật (tiêu bản tế bào vẩy hành, tiêu bản thịt quả cà chua chín) - Biết sử dụng kính lúp và kính hiển vi, vẽ hình quan sát được. 3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, ý thức yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Kình lúp, kính hiển vi, dao mỏng, kim mũi mác, giấy thấm, bản kính, lá kính. - Củ hành tươi, quả cà chua chín. 2. Học sinh: - Mỗi bàn 1củ hành tươi, 1 quả cà chua chín. Nghiên cứu trước nội dung bài mới. B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP: *.Ổ định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ: (1') Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. II. BÀI MỚI: *.Vào bài: Để thấy được tế bào thực vật có cấu tạo như thế nào cô cùng các em nghiên cứu nội dung bài hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Học sinh ghi GV HS HS GV HS * Hoạt động 1: Làm tiêu bản TB biểu bì vẩy hành, tế bào thịt quả cà chua chín. + Mục tiêu: HS biết làm tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành thịt quả cà chua chín. + Tiến hành: Hoạt động nhóm Chia HS thành 4 nhóm - Giới thiệu dụng cụ, mẫu vật thực hành - Kính hiển vi, bản kính, lá kính, lọ nước cất, ống nhỏ giọt, giấy hút nước và kim mũi mác. - Củ hành tươi, quả cà chua chín. - Yêu cầu các nhóm tiến hành làm tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành, tế bào thịt quả cà chua chín SGK/21,22. Tiến hành làm tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành - Bóc 1 vẩy hành tươi ra khỏi củ hành dùng kim mũi mác rạch 1 ô vuông mỗi chiều khoảng 1,3 cm ở phía trong vẩy hành cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất. - lấy 1 bản kính sạch đã nhỏ sẵn 1 giọt nước, đặt mặt ngoài vẩy hành sát bản kính rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên, nếu có nước tràn ra ngoài lá kính thì dùng giấy hút nước. - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính - Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi - Chọn 1 tế bào rõ nhất để quan sát * Làm tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín - Cắt đôi quả cà chua dùng kim mũi mác cạo 1 ít thịt quả cà chua (Lấy ít) - Lấy 1 bản kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước rồi nhẹ nhàng đặt lá kính lên. - Tiến hành làm các bước giống như tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành. - Chọn tế bào xem rõ nhất để quan sát và vẽ hình. + Hoạt động 2: Quan sát tế bào biểu bì vẩy hành, tế bào thịt quả cà chua chín. + Mục tiêu: Quan sátvà vẽ được hình tế bào biểu bì vẩy hành và tế bào thịt quả cà chua chín. + Thực hiên: Hoạt động nhóm Hướng dẫn các nhóm đặt tiêu bản lên kính để quan sát. Đặt tiêu bản lên kính, quan sát, vẽ hình. 1. Làm tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành, tế bào thịt quả cà chua chín. (18') SGK/21,22 2. Quan sát tế bào biểu bì vẩy hành, tế bào thịt quả cà chua chín. (24') *. Củng cố:(1') Kiểm tra hình vẽ của học sinh. GV nhận xét hình dạng tế bào biểu bì vẩybhành, tế bào thịt quả cà chua chín. Đánh giá kết quả thực hành. III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI: (1') Học bài và làm bài tập theo câu hỏi SGK Đọc trước bài cấu tạo tế bào thực vật. vẽ hình 7.4 vào vở bài tập Ngày soạn: 25/9/07 Ngày dạy: 6C Tiết 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT A. PHẦN CHUẨN BỊ: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức HS xác định được các bộ phận của tế bào thực vật, hiểu rõ các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào. Hiểu được khái niệm về mô. 2. Kỹ năng: Quan sát, so sánh. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: -Tranh sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật; H 7.1; 7.2; 7.3. - Bảng ghi kiến thức các loại tế bào. 2. Học sinh: - Nghiên cứu trước bài mới - Vẽ hình 7.4 vào vở bài tập B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP: *.Ổ định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh II. BÀI MỚI: *.Vào bài: Các em đã được quan sát tế bào biểu bì vẩy hành có hình đa giác xếp xít nhau, có phải tất cả các cơ quan của thực vật đều có hình dạng và cấu tạo giống tế bào biểu bì vẩy hành hay không? cô cùng các em nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Học sinh ghi GV GV GV HS GV ?G HS ?Tb HS GV ?Tb ?Tb GV ?Kh ?Kh ?Tb HS ?Kh HS + Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng và kích thước TBTV + Mục tiêu: HS hiểu được thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào và thấy rõ TBTV có hình dạng và kích thước không giống nhau. + Thực hiện: Hoạt động nhóm Chia HS thành 4 nhóm Giới thiệu H 7.1; 7.2; 7.3. SHK Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ và kết hợp với đọc bảng số liệu kích thước 1 số loại tế bào SGK/23 Phát phiếu học tập Nội dung: 1. Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ, thân, lá. 2. Nhận xét hình dạng TBTV? cho VD? 3. nhận xét kích thước của TBTV? cho ví dụ? - Các nhóm thảo luận trong thời gian (5') GV quan sát - hướng dẫn. Hết thời gian gọi đại diện nhóm báo cáo - nhận xét- GVKL 1. Rễ, thân, lá đều có cấu tạo bằng tế bào. 2. TBTV có hình dạng không giống nhau: VD tế bào rễ có hình đa giác;TB thân hình vuông, hình đa giác;TB lá hình chữ nhật. 3. TBTV có kích thước không bằng nhau VD: TB sợi gai dài 550 m m, đường kính 0,04 mm TB tép bưởi dài 45mm, đường kính 5,5 mm TB thịt quả cà chua chín dài 0,55 mm, đường kính 0,05 mm TB mô phân sinh ngọn dài 0,001- 0,003 mm, đường kính 0,001 - 0,003 mm. Cho biết đơn vị cấu tạo nên các cơ quan thực vật? Tế bào Nhận xét hình dạng kích thước của các tế bào thực vật? Các TBTV có hình dạng kích thước không giống nhau. + Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo TBTV + Mục tiêu: HS xác định được các bộ phận của tế bào thực vật. + Thực hiện: Cá nhân Treo sơ đồ cấu tạo tế bào TV (sơ đồ câm) Yêu cầu HS quan sát H 7.4 kết hợp đọc TT phần 2 SGK?24 và trang vẽ trên bảng xác định các bộ phận của té bào. hãy xác định các bộ phận của tế bào bằng cách điền tên các bộ phận của TB trên sơ đồ? HS lên điền - nhận xét - GV chuẩn kiến thức. cấu tạo TB gồm: Vách TB, màng sinh chất, chất TB, nhân không bào chứa dịch tế bào. Nêu chức năng của từng bộ phận tế bào? - Vách TB làm cho TB có hình dạng nhất định - Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào - Chất TB: dạng keo lỏng trong chứa các bào quan - Nhân TB: cấu tạo phức tạp điều kiển mọi hoạt động sống của TB - Không bào: chứa dịch tế bào. + Hoạt động 3: Tìm hiểu mô thực vật + Mục tiêu; HS hiểu khái niệm mô. + Thực hiện: Cá nhân Yêu cầu HS quan sát H 7.5 SGK kết hợp tranh vẽ các loại mô, quan sát hình dạng cấu tạo TB của cùng 1 loại mô và tế bào các loại mô khác nhau. Nhận xét hình dạng, cấu tạo TB của cùng 1 loại mô? - Tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau. So sánh TB của các loại mô? Có hình dạng, cấu tạo không giống nhau Mô phân sinh ngọn có chức năng làm thân cây dài ra, mô mềm có chức năng dự trữ. Mô là gì? Mô là 1 nhóm TB có hình dạng cấu tạo giông nhau cùng thực hiện 1 chức năng riêng. Kể tên 1 số loại mô thực vật à em biết? Mô phân sinh ngọn, mô phân sinh rễ, mô mềm, mô nâng đỡ, mô cơ, mô bì. 1.Hình dạng và kích thước tế bào. (15') - TBTV có hình dạng kích thước không giống nhau. 2. Cấu tạo tế bào. (20') Gồm: + Vách tế bào + Màng sinh chất + Chất TB + Nhân + không bào chứa dịch tế bào. 3. Mô. (5') - Mô là 1 nhóm TB có hình dạng cấu tạo giông nhau cùng thực hiện 1 chức năng riêng. *. Củng cố: (3') HS đọc kết luận SGK Cho HS chơi trò chơi giải ô chữ ? Cấu tạo và chức năng của các bộ phận TBTV. III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI:(1') Học bài và trả lời câu hỏi SGK Đọc mục em có biết Nghiên cứu trước bài: Sự lớn lên và phân chia của tế bào Ngày soạn: 26/9/2007 Ngày dạy: 6C Tiết 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO A. PHẦN CHUẨN BỊ: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: HS biết được thực chất sự to ra ở cơ thể thực vật là nhờ 2 quá trình liên tiếp là sự lớn lên và phân chia tế bào. Hiểu đượcchỉ có tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia, ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với thực vật. 2. Kỹ năng: Quan sát nhận biết. 3. Thái độ: Giáo dục ý thưc bảo vệ thực vật. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sơ đồ H 8.1; 8.2 SGK 2. Học sinh: Nghiên cứu bài mới. B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP: *.Ổ định tổ chức: 6C I. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Câu hỏi: Tế bào thực vật gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận? 2. Đáp án: Tế bào thực vật gồm: - vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định. - màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào. - Chất tế bào: chứa các bào quan - Nhân tế bào điều khiển mọi hoạt sống của tế bào - Không bào chứa dịch tế bào. II. BÀI MỚI: * .Vào bài: Trồng cây sau 1 thời gian em thấy có hiện tượng gì? HS: Cây lớn lên GV: Nhờ đâu thực vật lớn lên được? đó là nhờ khả năng lớn lên và phân chia của TBTV. Vậy quá trình lớn lên và phân chia của TB diễn ra như thế nào? cô ùng các em nghiên cứu nội dung bài hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Học sinh ghi GV ?Tb HS ?G HS GV Cý GV HS GV GV + Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên ủa TBTV. + Mục tiêu: HS biết được sự lớn lên của tế bào là quá trình thay đổi kích thước lớn dần lên nhờ TĐC. + Thực hiện: Cá nhân Cho hs đọc TT SGK/27 quan sát H 8.1. Tế bào lớn lên như thế nào? Từ TB non có kích thước bé, lớn dần lên thành TB trưởng thành. Nhờ đâu mà TB có khả năng lớn lên được? - Nhờ quá trình TĐC (lấy các chất cần thiết loại bỏ các chất thải ra môi trường) TBTV không phải cứ lớn lên mãi mà chỉ đến 1 thời ký nhất định thành tế bào trưởng thành và sau đó có khả năng phân chia thành các tế bào con. Vậy các tế bào thực vật có khả năng phân chia như thế nào? ta xét + Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia tế bào. + Mục tiêu: HS hiểu được tế bào thực vật phân chia qua 3 giai đoạn chỉ tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia ý nghĩa của sự lớn lên phân chia của TBTV. + Thực hiện: Hoạt động nhóm Cho HS thảo luận theo 4 nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký. Yêu cầu các nhóm quan sát H 8.2 kết hợp đọc TT SGK/28 - phát phiếu học tập (nội dung SGK/28) Các nhóm nhận phiếu học tập và nghiên cứu thảo luận thời gian (5') Hết thời gian yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả- nhóm # nhận xét - GVKL 1. TB phân chia + Đầu tiên ở tế bào trưởng thành từ 1 nhân hình thành 2 nhân con tách xa nhau ra. + Sau đó chất tế bào phân chia, xuất hiện vách ngăn ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con + Các tế bào con tiếp tục lớn lên đến khi bằng tế bào mẹ 2. Chỉ có tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia. 3. Rễ, thân, lá của thực vật đều lớn lên bằng sự phan chia của các tế bào mô phân sinh rễ, thân, lá. Như vậy TB có khả năng phân chia từ 1 TB thành 2 Tb thành 3 TB ... 1. Sự lớn lên của tế bào. (12') - TB con có kích thước bé, lớn dần lên thành TB trưởng thành.nhờ quả trình TĐC. 2. Sự phân chia của tế bào. (23') + Đầu tiên ở tế bào trưởng thành từ 1 nhân hình thành 2 nhân con tách xa nhau ra. + Sau đó chất tế bào phân chia, xuất hiện vách ngăn ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con + Các tế bào con tiếp tục lớn lên đến khi bằng tế bào mẹ *, Chỉ có tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia. *. Củng cố: (4') HS: đọc kết luận SGK ? Tế bào có khả năng lớn lên và phân chia như thế nào? HS: TB con lớn lên dần thành TB trưởng thành nhờ quá trình TĐC. - Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân con tách xa nhau ra. Sau đó chất tế bào phân chia, xuất hiện vách ngăn ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con - Các tế bào con tiếp tục lớn lên đến khi bằng tế bào mẹ III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI: (1') Trả lời câu hỏi SGK/28 Chuẩn bị: rễ lúa, rễ ngô, cải, đậu. Nghiên cứu trước bài: các loại rễ, các miền của rễ. Ngày soạn: 29/9/2007 Ngày dạy: 6C Chương II: RỄ Tiết 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ. A. PHẦN CHUẨN BỊ: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức HS nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm. Lấy được ví dụ 3 cây rễ cọc, 3 cây rễ chùm. Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ. 2. Kỹ năng: Quan sát, so sánh, phân tích. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Rễ cây lúa, cây đậu, mô hình rễ 2. Học sinh: Rễ cây lúa, cây đậu, ớt, nhãn .... . B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP: *.Ổ định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Câu hỏi: Tế bào thực vật có khả năng phân chia như thế nào? TB ở phần nào có khả năng phân chia? 2. Đáp án: + Đầu tiên ở tế bào trưởng thành từ 1 nhân hình thành 2 nhân tách xa nhau ra. + Sau đó chất tế bào phân chia, xuất hiện vách ngăn ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con + Các tế bào con tiếp tục lớn lên đến khi bằng tế bào mẹ *, Chỉ có tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia II. BÀI MỚI: *.Vào bài: chúng ta đã nghiên cứu về cơ quan dinh dưỡng của thực vật đó là rễ, thân, lá. Hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bộ phận đầu tiên là rễ. Để tìm hiểu về rễ cô cùng các nghiên cứu tiết 9. Hoạt động của thầy và trò Học sinh ghi GV GV ?Tb ?Kh ?Tb HS GV ?G HS ?Kh ?Kh ?Tb HS + Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ + Mục tiêu: HS phân biệt được rễ cọc, rễ chùm + Tiến hành: Hoạt động nhóm. Chia HS thành 4 nhóm Yêu cầu các nhóm quan sát rễ lúa, rễ cải kết hợp quan sát H 9 SGK/72 Trả lời 2 mục 1 SGK Các nhóm thảo luận hoàn thành nội dung (5') - Hết thời gian yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả - nhóm # nhận xét - GVKL + Có 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm + Rễ cọc có rễ cái to khoẻ đâm xuống đất và nhièu rễ con mọc xiên, từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa. + Rễ chùm; gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau thường mọc toả ra từ gốc thân thành 1 chùm. Có mấy loại rễ chính đó là những loại rễ nào? đặc điểm của từng loại? Có 2 loại rễ Rễ cọc Rễ chùm Rễ cọc và rễ chùm được phát triển từ loại rễ nào? - Rễ cọc được phát triển từ loại rễ mầm và tồn tại suốt đời - Rễ chùm là những loại rễ phụ mọc ra sau khi rễ mầm chết đi. Kể tên 3 cây rễ cọc, 3 cây rễ chùm? Trả lời - nhận xét + Hoạt động 2: Tìm hiểu các miền của rễ + Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và chức năng các miền của rễ. + Thực hiện: Cả lớp Cho HS quan sát H 9.3 SGK kết hợp bảng thông tin bên cạnh và mô hình rễ. yêu cầu HS tìm hiểu các miền của rễ, chức năng của từng miền. Em hãy xác định các miền của rễ trên mô hình? + Có 4 miền:- Miền trưởng thành - Miền hút - Miền sinh trưởng - Miền chóp Trình bầy đặc điểm và chức năng của từng miền? - Miền trưởng thành: có các mạch dẫn dẫn chuyền. - Miền hút có nhiều lông mịn trắng hấp thụ nước và muối khoáng - Miền sinh trưởng (nơi TB phân chia) làm cho rẽ dài ra. - Miền chóp rễ: cứng rắn che chở cho đầu rễ Có phải tất cả các loại cây rễ đều có 4 miền không? ví dụ? - Có 1 số cây rễ không có đủ 4 miền VD: Rễ cây bèo tây chìm dưới nước không có miền lông hút, chức năng hút nước và muối khoáng được hấp thụ qua toàn bộ bề mặt rễ. Miền nào của rễ quan trọng nhất? Vì sao? Miền hút quan trọng nhất vì hút nước và muối khoáng nuôi cây. 1. Các loại rễ. (20') - Có 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm. + Rễ cọc: có rễ cái to khoẻ đâm xuống đất và nhièu rễ con mọc xiên, từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa. VD: Rễ cải, rễ nhãn ... + Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau thường mọc toả ra xung quanh gốc thân. VD: Lúa, ngô ... 2. Các miền của rễ. (15') + Có 4 miền: - Miền trưởng thành - Miền hút - Miền sinh trưởng - Miền chóp *. Củng cố: (4') HS đọc kết luận SGK ? Có mấy loại rễ chính? đặc điểm của từng loại rễ? ? Rễ gồm mấy miền nêu đặc điểm của từng miền? HS: nên chỉ trên mẫu vật III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI: (1') Học bài và làm bài tập 1,2 SGK Vẽ hình 10.1 10.2 SGK Đọc trước bài: Cấu tạo miền hút của rễ. Ngày soạn: 3/10/2007 Ngày dạy: 6C Tiết 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ A. PHẦN CHUẨN BỊ: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: HS hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ, thấy được đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng. Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng thực tế có liên quan tới rễ cây. 2. Kỹ năng: Quan sát, nhận biết. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ thực vật II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ Bảng phụ 2. Học sinh: Học bài cũ, nghiên cứu trước bài 10 B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP: *.Ổ định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Câu hỏi: Rễ gồm mấy miền? nêu chức năng của từng miền? 2. Đáp án: + Có 4 miền:- Miền trưởng thành; Miền hút; Miền sinh trưởng; Miền chóp + Chức năng của từng miền. - Miền trưởng thành: dẫn chuyền. - Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng - Miền sinh trưởng: làm cho rẽ dài ra. - Miền chóp rễ: cứng che chở cho đầu rễ II. BÀI MỚI: *.Vào bài: Trong 4 miền của rẽ thì miền hút là miền quan trọng nhất vì nó hút nước và muối khoáng cho cây. Vậy miền hút có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng đó bài hôm nay co cùng các em nghiên cứu ( GV ghi đầu bài) Hoạt động của thầy và trò Học sinh ghi GV ? ? ? HS GV ?Kh ?Kh HS GV ?Tb ?Kh ?G + Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng miền hút của rễ. + Mục tiêu: HS thấy rõ cấu tạo miền hút của rễ phù hợp với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. + Thực hiện: Cá nhân Cho HS kẻ bảng vào vở dưới đề mục 1 - Yêu cầu HS quan sát H 10.1 SGK kết hợp nghiên cứu TT trong bảng SGK để trả lời 3 câu hỏi. Miền hút của rễ gồm những bộ phận nào? Nêu cấu tạo từng bộ phận? Nêu chức năng từng bộ phận? Lần lượt trả lời từng câu hỏi. Ghi ý kiến của HS vào bảng phụ đã kẻ sẵn. Các bộ phận của miền hút Cấu tạo từng bộ phận Chức năng chính của từng bộ phận Biểu bì Vỏ Thịt vỏ Gồm 1 lớp TB hình đa giác xếp sát nhau. Bảo vệ các bộ phận bên tronh tễ bào Lông hút là TB biểu bì kéo dài Hút nước và muối khoáng hoà tan Gồm nhiều lớp TB có đọ lớn # nhau Chuyển các chất từ lông hút vào truh giữa. Mạch dây Bó mạch Mạch gỗ Trụ giữa Ruột Gồm những TB có vách mỏng Chuyển các chất hữu cơ để nuôi cơ thể Gồm những TB có vách hoá gỗ dầy không có chất TB Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân lá Gồm những TB có vách mỏng Chứa chất dự trữ Nêu cấu tạo và chức năng phần vỏ? Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ..... Nêu cấu tạo và chức năng của trụ giữa? Trả lời - nhận xét + Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo chức năng 1 tế bào lông hút. + Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và chức năng 1 tế bào lông hút. + Thực hiện: Cá nhân Cho HS quan sát H 10.2 SGK so sánh H 7.4 SGK Mô tả cấu tạo 1 tế bào lông hút? Có dạng hình sợi dài gồm vách tế bào, màng sinh chất,chất tế bào, nhân, không bào. Tại sao nói mỗi lông hút là 1 tế bào? Vì có cấu tạo giống cấu tạo chung của tế bào. TB lông hút có tuổi thọ bao lâu? Mỗi lông hút có tuổi thọ 4 ngày 1. Cấu tạo và chức năng miền hút của rễ.(25') Học theo nội dung bảng ở vở 2. Cấu tạo tế bào lông hút. (10') - Tế bào lông hút hình sợi dài gồm vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào. *. Củng cố: (4') HS: đọc kết luận SGK ? Nêu cấu tạo chức năng miềm hút của rễ? III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI: (1') Về học bài theo câu hỏi SGK Tìm hiểu thí nghiệm 1,3 SGK/35, 36 Đọc trước bài: Sự hút nước và muối khoáng của rễ Ngày soạn: 10/10/2007 Ngày dạy: 6C Tiết 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ A. PHẦN CHUẨN BỊ: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - HS biết quan sát nghiên cứu TN để tự xây dựng vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chính đói với cây. Xác định được con đường từ rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan. - Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào? Biết thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu mà SGK đã đề ra, biết vận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao An Sinh lop 6.doc
Tài liệu liên quan