TIẾT 60. BÀI 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được sự đa dạng của thực là gì?
- Hiểu được thế nào là thực vật quý hiểm, kể tên.
2. Kĩ năng:
- Phân tích, khái quát, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục tự xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền, bảo vệ thực vật ở địa phương.
B. Kỹ năng sống:
- Kĩ năng thu thập xữ lý thông tin các yếu tố xác định sự đa dạng của thực vật, về tình hình đa dạng của thực vật của Việt Nam và trên thế giới.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề khi đưa ra các giải pháp bảo vệ đa dạng thực vật. Kĩ năng tự tin khi pháp biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
110 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học lớp 6 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS quan sát hình 46.1 -> tìm hiểu việc điều hoà CO2 và O2 đã được thực hiện như thế nào -> trả lời câu hỏi:
Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra ?
Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và O2 được ổn định?
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
- GV cung cấp: Mỗi năm một ha rừng đã nhả vào không khí 16 – 30 tấn oxi. Oxi thoát ra được gió phát tán vào khoảng không gian rộng lớn, duy trì sự sống ở mọi nơi.
- Hoạt động cá nhân.
- Quan sát tranh vẽ, trả lời hai câu hỏi, yêu cầu:
+ Lượng O2 sinh ra trong QH -> sử dụng trong hô hấp của thực vật, động vật.
+ Khí CO2 thải ra do quá trình hô hấp và đốt cháy được sử dụng trong quang hợp.
+ Nếu không có thực vật : Lượng CO2 tăng, O2 giảm -> Sự vật không tồn tại.
- Nhờ thực vật.
- Học sinh trả lời, nhận xét.
- HS lắng nghe.
*Kết luận:
Thực vật ổn định lượng CO2 và O2 trong không khí.
Hoạt động 2: Thực vật giúp điều hoà khí hậu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS tìm thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:
Tại sao trong rừng rậm mát còn trong bãi trống nóng và nắng gắt ?
Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn trong rừng ẩm gió yếu?
- GV bổ sung nếu cần.
- GV yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi:
Lượng mưa ở ngoài chỗ trống và lượng mưa ở rừng rậm khác nhau như thế nào?
Nguyên nhân nào khiến cho khí hậu ở ngoài chỗ trống và khí hậu trong rừng rậm khác nhau?
Từ đó, em rút ra kết luận gì?
- GV hoàn chỉnh kiến thức, cho HS ghi bài.
- Học sinh đọc thông tin bảng so sánh -> thảo luận nhóm -> đại diện trình bày, yêu cầu:
+ Trong rừng tán lá rậm -> ánh sáng khó lọt xuống dưới, bãi trống không có đặc điểm này.
+ Rừng: Cây thoát nước, cản gió -> rừng ẩm, gió yếu. Bãi trống ngược lại.
- Đọc kết quả, học sinh khác bổ sung.
- Yêu cầu:
+ Lượng mưa cao hơn nơi có rừng.
+ Nguyên nhân: Sự có mặt của thực vật
+ KL: Giúp điều hoà khí hậu.
- HS hoàn thiện kiến thức.
*Kết luận:
Thực vật giúp điều hoà khí hậu, làm không khí trong lành, mát mẻ, cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, làm tăng lượng mưa trong khu vực.
Hoạt động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về hiện tượng ô nhiễm môi trường.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do đâu?
- GV gợi ý học sinh đọc thông tin sgk : Dùng biện pháp sinh học nào để làm giảm ô nhiễm môi trường?
* BVMT & GD BĐKH:
Cần có các biện pháp nào để bảo vệ và phát triển các loài thực vật từ đó giảm nhẹ BĐKH?
- Học sinh đưa ra các mẩu tin, tranh ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm môi trường là do hoạt động sống của con người.
- Học sinh đọc thông tin sgk.
Biện pháp sinh học: Trồng nhiều cây xanh.
- Các học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- HS tiếp thu, ghi nhớ.
+ Cần có ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây ở vườn nhà, vườn trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
+ Tham gia tích cực vào sản xuất nông nghiệp để tăng số lượng cây trồng, sản phẩm nông nghiệp, góp phần làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí, giữ ổn định hàm lượng khí oxi và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
+ Khai thác rừng trồng có kế hoạch và hợp lý.
+ Thực hiện giao đất giao rừng tại địa phương.
* Kết luận:
Lá cây ngăn bụi, một số cây tiết chất diệt vi khuẩn -> Giảm ô nhiễm môi trường.
IV. Củng cố:
- Học sinh đọc kết luận chung.
- Câu 4: Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?
Đáp: Vì cây xanh giúp cân bằng lượng oxi và cacbonic, giúp điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường.
- Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì? Hãy nêu biện pháp để bảo vệ cây xanh ở địa phương, và ở những nơi công cộng? Em phải làm gì để mọi người hiểu tác dụng của cây xanh và tích cực bảo vệ cây xanh?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm vở bài tập, đọc mục “Em có biết ”
- Chuẩn bị : Sưu tầm tranh ảnh, lũ lụt, hạn hán.
Ngày 24 tháng 03 năm 2014
Duyệt tổ chuyên môn
Dương Thị Tuyết
Ngày soạn: 29/03/2014
Ngày giảng: /3/2014
TIẾT 57. BÀI 47: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giải thích được nguyên nhân gây ra những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (xói mòn, hạn hán, lũ lụt). Từ đó thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ đất, bảo vệ nguồn nước.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Xác định trách nhiệm bảo vật thực vật bằng hành động cụ thể phù hợp lứa tuổi.
B. Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để xác định vai trò bảo vệ đất, nguồn nước và vai trò góp phần hạn chế ngập lụt và hạn hán của thực vật.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
C. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Tranh phóng to H47.1, tranh ảnh lũ lụt, hạn hán.
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh lũ lụt, hạn hán.
D. Hoạt động dạy học:
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Nhờ đâu hàm lượng CO2, O2 trong không khí ổn định? Việc điều hoà O2 và CO2 xảy ra như thế nào? (nhờ thực vật, khi quang hợp hút CO2-> O2 )
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh quan sát H47.1 (chú ý vận tốc nước mưa) trả lời câu hỏi:
+ Vì sao khi có mưa, lượng chảy ở hai nơi khác nhau ?
+ Điều gì xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc khi có mưa? Giải thích, tại sao?
- Giáo viên hoàn thiện kiến thức.
- Gọi một học sinh đọc thông tin sgk/150 về hiện tượng xói lở ở bờ sông, bờ biển.
*GDMT & BĐKH: TV, đặc biệt là TV rừng, có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây nên, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất.
- Học sinh làm việc độc lập: Quan sát tranh đọc thông tin -> trả lời câu hỏi:
+ Lượng chảy của dòng nước mưa ở hai nơi có rừng yếu hơn, vì có tán lá giữ nước lại một phần.
+ Đồi trọc khi có mưa: Đất bị xói mòn vì không có cây bớt tốc độ nước chảy và giữ đất.
- 1,2 học sinh phát biểu, học sinh khác bổ sung.
- HS đọc thông tin.
- HS ghi nhớ.
*Kết luận:
Thực vật (thực vật rừng) nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra nêu có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, giữ đất.
Hoạt động 2: Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS xem thông tin, tranh ảnh về lũ lụt, hạn hán -> hướng dẫn HS tìm thông tin trả lời câu hỏi để giải thích nguyên nhân:
+ Nếu đất thì xói mòn ở vùng đồi trọc thì điều gì sẽ xảy ra tiếp đó ?
+ Kể một số địa phương bị ngập lụt và hạn hán ở Việt nam?
+ Tại sao có hiện tượng ngập lụt và hạn hán ở nhiều nơi?
- GV hoàn chỉnh câu trả lời.
GV lưu ý: Mặc dù phần này không đề cập đến vai trò của thực vật, nhưng cần cho HS thấy do hậu quả của nạn xói mòn (mà nguyên nhân chính là do mất rừng tức là không có vai trò giữ đất của cây) nên gây ra tiếp theo nạn lụt ở vùng thấp và hạn hán tại chỗ. Đó là hậu quả có tính chất dây chuyền từ việc mất rừng gây nên. Từ đó thấy được vấn đề ngược lại: nếu có rừng thì những hiện tượng trên được hạn chế -> nhận ra vai trò của thực vật.
- GDMT & BĐKH: TV, đặc biệt là TV rừng, có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây nên, thân cây chia nhỏ dòng nước chảy nên hạn chế được lũ lụt, hệ rễ có tác dụng giữ nước nên hạn chế hạn hán.
- HS xem thông tin, tranh ảnh về lũ lụt, hạn hán -> thảo luận tìm thông tin để giải thích nguyên nhân:
+ Hậu quả: Nạn lụt ở vùng thấp;
Hạn hán tại chỗ.
+ Nạn ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Trung. Nạn hạn hán ở các tỉnh miền núi hay trung du.
+ HS giải thích.
- HS ghi bài.
- HS ghi nhớ.
- HS ghi nhớ.
*Kết luận:
- Thực vật rừng hạn chế dòng chảy nước mưa -> hạn chế lũ lụt.
- Tán cây rừng giữ hơi nước trong rừng, đổ ẩm cao, bảo vệ đất -> Hạn chế hạn hán.
Hoạt động 3: Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk .
-> Tự rút ra vai trò bảo vệ nguồn nước của thực vật ?
GDMT & BĐKH: TV, TV rừng, có hệ rễ giữ đất, tán lá cây cản bớt ánh sáng nên hạn chế sự bốc hơi nước nên giữ được nguồn nước ngầm tránh hạn hán.
? Biện pháp bảo vệ hệ thực vật.
- Học sinh nghiên cứu sgk
-> tự rút ra kết luận, 1->2 học sinh phát biểu, học sinh khác bổ sung.
- HS ghi nhớ.
+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
* Kết luận:
Rừng giữ lại một phần nước mưa và thấm dần xuống các lớp dưới tạo thành dòng chảy ngầm -> Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
IV. Củng cố:
- Học sinh đọc kết luận chung sgk.
- Kiểm tra: Dùng câu hỏi 1,2, 3 sgk.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm vở bài tập.
- Đọc mục “Em có biết ”
- Chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh thực vật là thức ăn của động vật, nơi sống của động vật.
Ngày soạn : 29/03/2014
Ngày giảng: /3/2014
TIẾT 58. BÀI 48: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT
VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.
- Nêu được vai trò gián tiếp của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho con người thông qua ví dụ cụ thể và dây chuyền thức ăn: Thức ăn -> động vật -> con nguời.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, làm việc độc lập, theo nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục bảo vệ cây cối bằng công việc cụ thể.
B. Kỹ năng sống:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực tìm kiếm thông tin trong thảo luận nhóm để tìm ra vai trò của thực vật trong việc tạo nguồn ô xi, thức ăn nơi ở và nơi sinh sản của động vật.
- Kĩ năng phân tích để đánh giá những tác hại của một số cây có hại(thuốc phiện, cần sa, thuốc lá) cho sức khoẻ con người.
- Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
C. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Tranh phóng to H46.1, 48.1 ,48.2. Tranh ảnh động vật ăn thực vật và động vật sống.
- Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về động vật và thực vật và động sống trên cây.
D. Hoạt động dạy học:
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Thực vật giúp bảo vệ đất và nguồn nước như thế nào?
III. Bài mới: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT
Hoạt động 1: Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh 46.1, H48.1 -> trả lời 3 câu hỏi:
+ Lượng ôxi mà thực vật nhả ra có ý nghĩa gì đối với các sinh vật?
+ Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ta có ý nghĩa gì trong tự nhiên?
+ Kể thêm một số ví dụ về động vật ăn thực vật ?(điền vào bảng mẫu sgk).
-> Nhận xét mối quan hệ giữa động vật và thực vật là gì ?
- Giáo viên đưa thêm thông tin về thực vật gây hại cho động vật như sgk.
- GDMT & BĐKH: TV, đặc biệt là TV rừng, có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây nên, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất.
- Học sinh thảo luận nhóm. Quan sát H46.1, H48.1 -> Thảo luận 3 câu hỏi:
+ Không có cây xanh thì động vật, con người bị chết vì không có ôxi.
+ Cung cấp thức ăn cho động vật, con người.
+ Ví dụ : Voi, vẹt, thỏ, trâu.....
-> Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, sửa chữa.
=> Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật.
- HS tiếp thu, ghi nhớ.
- HS tiếp thu, ghi nhớ.
*Kết luận:
Nhờ quá trình quang hợp cây xanh đã chế tạo chất hữu cơ và nhả ra khí ôxi
-> cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật.
Hoạt động 2: Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh quan sát H48.2. Trả lời câu hỏi:
+ Rút ra nhận xét gì ?
+ Trong thiên nhiên có động vật nào lấy cây làm nhà ở nữa không ?
- Giáo viên cho học sinh trao đổi chung cả lớp -> Bổ sung, sửa chữa cho quan sát thêm tranh ảnh.
- GDMT & BĐKH: Thực vật rất phong phú và đa dạng, và đó cũng chính là nguồn cung cấp thực phẩm cần thiết và không thể thiết cho con người và động vật trên trái đất, ngoài ra nó còn là nơi cứ trú của động vật, là vật liệu quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Cần bảo vệ các loài cây trồng như thế nào?
- Học sinh quan sát H48.2 -> hoạt động nhóm trả lời 2 câu hỏi:
+ Nhận xét: Thực vật là nơi ở và làm tổ của động vật.
+ Trình bày tranh ảnh về động vật làm tổ sống trên cây (khỉ, sóc......)
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-> Học sinh ghi nhớ vai trò của thực vật.
- Cần có ý thức bảo vệ cây trồng, tham gia tích cực vào sản xuất nông nghiệp để tăng số lượng cây trồng, sản phẩm trong nông nghiệp.
*Kết luận:
Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật có đời sống trên cây.
IV. Củng cố:
- Học sinh đọc kết luận chung sgk.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế trong việc trồng cây, và trồng những loại cây vừa có ích cho môi trường vừa có thể có giá trị kinh tế, cung cấp thực phẩm cho con người và vật nuôi.
- Kiểm tra cho học sinh làm bài tập:
Trong chuỗi liên tục sau đây:
là thức ăn là thức ăn
Thực vật Động vật ăn cỏ Động vật ăn thịt
Hoặc: là thức ăn là thức ăn
Thực vật Động vật Của người .
Hãy thay các từ thực vật, động vật bằng tên cây, con cụ thể.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo câu hỏi sgk , làm vở bài tập.
- Chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh cây có giá trị sử dụng và gây hại cho con người.
Ngày 31 tháng 3 năm 2014
Duyệt tổ chuyên môn
Dương Thị Tuyết
Ngày soạn: 4/4/2014
Ngày giảng: /4/2014
TIẾT 59. BÀI 48: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT
VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được tác dụng hai mặt của thực vật đối với con người thông qua việc tìm được một số ví dụ về cây có ích và một số cây có hại.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức thể hiện bằng hành động cụ thể là bảo vệ cây có ích, bài trừ cây có hại.
B. Kỹ năng sống :
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực tìm kiếm thông tin trong thảo luận nhóm để tìm ra vai trò của thực vật trong việc tạo nguồn ô xi, thức ăn nơi ở và nơi sinh sản của động vật.
- Kĩ năng phân tích để đánh giá những tác hại của một số cây có hại(thuốc phiện, cần sa, thuốc lá) cho sức khoẻ con người.
- Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
C. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Tranh cây thuốc phiện, cần sa, một số hình ảnh, mẩu tin tranh ảnh nghiện ma tuý.
- Học sinh: Sưu tầm ảnh cây có lợi, có hại.
C. Hoạt động dạy học:
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Thực vật có vai trò gì đối với động vật? (Cung cấp oxi , thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật ) lấy ví dụ?
III. Bài mới: THỰC VẬT VỚI ĐƠI SỐNG CON NGƯỜI
Hoạt động 1: Những cây có giá trị sử dụng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hỏi:
Thực vật cung cấp cho chúng ta những gì dùng trong đời sống hàng ngày?
Để phân biệt cây cối theo công dụng người ta đã chia thành các nhóm cây khác nhau: Nhóm cây ăn quả, cây làm thuốc, cây lương thực, cây làm cảnh, cây công nghiệp
- Yêu cầu hoạt động nhóm hoàn thành bảng sgk/153. (Ghi ở bảng phụ).
- Tổ chức thảo luận cả lớp.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Từ bảng trên yêu cầu rút ra nhận xét các công dụng của thực vật.
- GDMT & BĐKH:
Cần có các biện pháp bảo vệ các loài thực vật có ích như thế nào?
- Học sinh dựa vào hiểu biết, có thể kể thực vật cung cấp: Thức ăn, gỗ, hoa quả, làm thuốc.....
Học sinh thảo luận nhóm -> điền bảng.
+ Ghi tên cây.
+ Xếp loại công dụng.
- 1 đến 2 đại diện các nhóm lên bảng ghi tên và đánh dấu cột công dụng.
- Các nhóm bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận trả lời:
Cần có ý thức bảo vệ cây trồng, tham gia tích cực vào sản xuất nông nghiệp để tăng số lượng cây trồng, sản phẩm nông nghiệp.
*Kết luận:
- Thực vật có công dụng nhiều mặt như: Cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, làm thuốc.
- Có khi cùng một cây nhưng có nhiều công dụng khác nhau tuỳ từng bộ phận sử dụng.
Hoạt động 2: Những cây có hại cho sức khoẻ con người
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 48.3, 48.4 trả lời câu hỏi:
+ Kể tên cây có hại và tác hại cụ thể của chúng?
+ Ngoài những cây đã nêu trong SGK, em còn biết những cây có hại nào ngoài thực tế?
- GV giới hiệu về cây thuốc phiện: Chất moocphin trong cây thuốc phiện là loại chất ma túy gây bệnh xã hội nguy hiểm nhưng lại có tác dụng giảm đau, an thần khi dùng với liều lượng nhẹ. Điều này giải thích vì sao trong ngành Dược người ta có thể sản xuất một số thuốc có moocphin (giảm đau, gây mê).
- GV cho HS thảo luận:
Tác hại của ma túy đối với sức khỏe con người?
Thái độ của em trước tệ nạn ma túy -> hành động cụ thể nào?
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
- GV cung cấp thêm thông tin: Nhiều khi tác dụng hai mặt của thực vật lại thể hiện ngay trên cùng một cây:
+ Cây trúc đào có lá rất độc, ăn phải có tểh gây nguy hiểm nhưng lại cho hoa đẹp dùng làm cảnh.
+ Cỏ củ gấu (sốt ban), cây rau bợ (chữa sỏ thận) là những cây cỏ dại, mọc lẫn với cây trồng gây giảm năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng làm thuốc.
+ Cây cà độc dược các bộ phận của cây đều có độc, đặc biệt là hạt nhưng lá có thể dùng chữa bệnh hen.
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình trả lời câu hỏi đạt:
+ Thuốc lá, thuốc phiện, cần sa: gây nghiện, gây ho lao, suy nhược thần kinh.
+ HS tự nêu: Cây trúc đào, cà độc dược, mã tiền, bã đậu
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận:
- Thiệt hại về sức khoẻ, ốm yếu, suy nhược thần kinh.
- Các nhóm thảo luận -> nêu lên được hành động cụ thể:
+ Không sử dụng ma túy.
+ Không hút thuốc lá.
+Tham gia phong trào tuyên truyền, phòng chống ma túy.
- HS ghi bài.
- HS lắng nghe.
*Kết luận:
- Đối với những cây có hại cho sức khỏe, chúng ta cần hết sức thận trọng khi khai thác, hoặc tránh sử dụng.
- Đồng thời chống hút thuốc lá và sử dụng chất ma tuý.
IV. Củng cố:
- Học sinh đọc kết luận chung.
- Kiểm tra: Trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo câu hỏi sgk , làm vở bài tập.
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh về việc phá rừng, khai thác gỗ.....
Ngày soạn: 6/4/2014
Ngày giảng: /4/2014
TIẾT 60. BÀI 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được sự đa dạng của thực là gì?
- Hiểu được thế nào là thực vật quý hiểm, kể tên.
2. Kĩ năng:
- Phân tích, khái quát, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục tự xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền, bảo vệ thực vật ở địa phương.
B. Kỹ năng sống:
- Kĩ năng thu thập xữ lý thông tin các yếu tố xác định sự đa dạng của thực vật, về tình hình đa dạng của thực vật của Việt Nam và trên thế giới.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề khi đưa ra các giải pháp bảo vệ đa dạng thực vật. Kĩ năng tự tin khi pháp biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
C. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh một số thực vật quý hiếm.
- Học sinh: Sưu tầm tin, tranh ảnh tình hình phá rừng trồng cây.
D. Hoạt động dạy học:
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Con người sử dụng thực vật để phục vụ cho đời sống hàng ngày như thế nào? Ví dụ? (Phục vụ : Lương thực, thực phẩm, làm thuốc......ví dụ )
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Đa dạng của thực vật là gì?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu học sinh kể tên những thực vật mà em biết?
Chúng thuộc những ngành nào?
Sống ở đâu?
- Giáo viên tổng kết -> Hướng học sinh tới sự đa dạng của thực vật.
- Học sinh thảo luận nhóm.
+ Một học sinh trình bày tên thực vật, học sinh khác bổ sung.
+ Một học sinh nhận biết chúng thuộc ngành nào và sống ở đâu.
- Học sinh nhận xét khái quát thực vật ở địa phương đọc thông tin sgk.
*Kết luận:
Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.
Hoạt động 2: Tình hình đa dạng thực vật ở Việt Nam
a, Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 2.a. Thảo luận:
Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật?
* BVMT & GD BĐKH:
- Giáo viên bổ sung -> tổng kết lại về tính đa dạng cao của thực vật ở Việt Nam.
- Yêu cầu học sinh tìm một số thực vật có giá trị kinh tế cao và giá trị khoa học.
- Học sinh đọc thông tin mục 24 + khái niệm mục 1.
=> Thảo luận nhóm hai ý:
+ Đa dạng số lượng loài.
+ Đa dạng về môi trường sống.
=> Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung.
- HS nghe.
- HS lấy ví dụ.
*Kết luận a:
Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học.
b.Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Việt nam trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 100.000-> 200.000 ha rừng nhiệt đới.
Cho học sinh làm bài tập: Những nguyên nhân nào dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng của thực vật?
1, Chặt phá rừng làm nương rẫy.
2, Chặt phá rừng để buôn bán lậu.
3, Khoanh nuôi rừng.
4, Cháy rừng; 5. Lũ lụt.
6, Chặt cây làm nhà.
-> Giáo viên chữa bài tập.
Nêu nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tính đa dạng thực vật?
- Cho học sinh đọc thông tin:
Thực vật quý hiếm là gì? Nêu thực vật quý hiếm mà em biết?
-> Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nghe, ghi nhớ.
Học sinh làm bài tập theo nhóm -> ghi ra bảng phụ.
Kết quả: 1,2,4,6.
-> Treo đáp án.
- HS chữa bài.
- Học sinh thảo luận nhóm.
Nêu nguyên nhân: Chặt phá rừng, đốt rừng..
Hậu quả: Nhiều loài suy giảm ....
- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung.
- Hs đọc thông tin trả lời câu hỏi:
Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị kinh tế và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
Ví dụ: Thông đỏ, sa mu, quế, tam thất.
*Kết luận b:
* Nguyên nhân: Nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.
* Hậu quả: Nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc bị mất đi, nhiều loài trở nên hiếm, thậm chí một số lài có nguy cơ bị tiêu diệt.
* Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
Hoạt động 3: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Vì sao phải bảo vệ tính đa dạng của thực vật?
Cho học sinh đọc thông tin sgk.
-> Yêu cầu học sinh nhắc lại 5 biện pháp.
* BVMT & GD BĐKH:
- Gdục hs ý thức bảo vệ thực vật đặc biệt là thực vật quý hiếm.
- Liên hệ bản thân có thể làm gì để bảo vệ tính đa dạng của thực vật ở địa phương?
- Do nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi ......
- Học sinh đọc các biện pháp -> ghi nhớ 1đến 2 học sinh nhắc lại 5 biện pháp học sinh thảo luận.
- HS ghi nhớ.
+ Tham gia trồng cây.
+ Bảo vệ cây cối....tuyên truyền bảo vệ rừng.
* Kết luận:
- Cần phải bảo vệ sự đa dạng thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nói riêng.
- Các biện pháp: SGK tr. 159.
IV. Củng cố:
- Học sinh đọc kết luận chung sgk.
- Kiểm tra: dùng câu hỏi 1,2,3 (sgk).
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm vở bài tập.
- Đọc mục “Em có biết ”
Ngày 7 tháng 4 năm 2014
Duyệt tổ chuyên môn
Dương Thị Tuyết
Ngày soạn: 10/4/2014
Ngày giảng: /4/2014
CHƯƠNG X : VI KHUẨN, NẤM - ĐỊA Y
TIẾT 61. BÀI 50. VI KHUẨN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để tránh tác hại của vi khuẩn gây ra.
B. Kĩ năng sống :
- Kĩ năng phân tích để đánh giá mặt lợi và mặt hại của vi khuẩn trong đời sống.
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/ giao tiếp trong thảo luận.
- Kĩ năng tìm kiếm và xữ lý thông tin khi tìm hiểu về khái niệm, đặc điểmcấu tạo, phân bố và số lượng và vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên, trong nông, công nghệp và đời sống.
C. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Tranh phóng to H50.1, 50.2, 50.3.
- Học sinh: Tìm hiểu những bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra cho người và sinh vật.
D. Hoạt động dạy học:
I.Tổ chức: 6A..........................................6B..........................................
II. Kiểm tra bài cũ:
- Các biện pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật ở Việt Nam ?
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh quan sát tranh các dạng vi khuẩn:
H: Vi khuẩn có những hình dạng nào?
- Giáo viên chỉnh lại cách gọi tên cho chính xác.
Lưu ý: Vi khuẩn sống tập đoàn tuy liên kết với nhau, nhưng mỗi vi khuẩn là một đơn vị sống độc lập.
Thông tin: Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ vài nghìn mm phải quan sát kính hiển vi có phóng to lớn .
- GV: Yêu cầu đọc thông tin Sgk.
Nêu cấu tạo tế bào vi khuẩn? So sánh với tế bào thực vật?
- Giáo viên gọi học sinh phát biểu và chốt lại kiến thức đúng. Gọi một đến hai học sinh nhắc lại hình dạng kích thước, cấu tạo của vi khuẩn?
- GV cung cấp thêm thông tin: Một số vi khuẩn có roi => di chuyển được.
- Học sinh quan sát tranh. Gọi một đến hai học sinh phát biểu.
Vi khuẩn có nhiều hình dạng: Hình cầu, hình que, dấu phẩy, hình xoắn.
- Học sinh nghe và ghi nhớ kiến thức.
- Học sinh nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:
+ Cấu tạo vi khuẩn: Vách tế bào; chất tế bào; chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh nghe và ghi nhớ kiến thức.
* Kết luận:
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12326855.doc