Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 11: Sán lá gan

- Cá nhân tự quan sát tranh và hình SGK kết hợp thông tin về cấu tạo, di chuyển

- Trao đổi nhóm hoàn thành các câu trả lời.

Yêu cầu nêu được :

+ Ở gan và mật trâu, bò

+ Hình lá dẹp, màu đỏ máu, mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển

+ Thích nghi với đời sống lí sinh

+ Cách di chuyển : chun giãn, phồng dẹp cơ thể nhờ cơ dọc và cơ vòng

+ Ruột phân nhánh nhiều

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 11: Sán lá gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 . CÁC NGÀNH GIUN Tuần 6 Ngày soạn :14.09.2008 Tiết 11 Ngày dạy : 16.09.2008 NGÀNH GIUN DẸP Bài 11. SÁN LÁ GAN I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - HS nêu được đặc điểm nổi bật của ngành giun dẹp là cơ thể đối xứng 2 bên - Chỉ rõ đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng thu thập kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi II. CHUẨN BỊ : * GV : Tranh sán lông và sán lá gan. Tranh vòng đời của sán lá gan * HS : Quan sát những trâu, bò bị nhiễm sán. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * Kiểm tra 15 phút : Câu hỏi : 1. Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang? 2. Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ? Đáp án : 1. Đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công. (4đ) 2. * Ví dụ : Trùng kiết lị truyền bệnh qua ăn uống, trùng sốt rét truyền bệnh qua muỗi đốt * Giải thích : vì ở miền núi rừng cây rậm rạp, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho muỗi Anôphen phát triển -> mang ấu trùng sốt rét nhiều -> dễ truyền sang người(6đ) 1. Mở bài : Từ hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu 1 nhóm động vật đa bào, cơ thể có cấu tạo phức tạp hơn so với thủy tức đó là giun dẹp. 2. Tiến hành hoạt động : I. Nơi sống, cấu tạo và di chuyển, II. Dinh dưỡng và III. Sinh sản (1.Cơ quan sinh dục) Hoạt động 1: Tìm hiểu nơi sống, cấu tạo và di chuyển của sán lá gan a. Mục tiêu : Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của sán lá gan b. Tiến hành : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK trang 40,41 - Đọc các thông tin trong SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi : + Sán lá gan sống ở đâu + Hình dạng, cấu tạo của sán lá gan như thế nào ? + Tại sao ở sán lá gan mắt và lông bơi lại tiêu giảm còn giác bám phát triển ? + Sán lá gan di chuyển như thế nào ? + Ruột của sán lá gan thích nghi với đời sống như thế nào ? + Đặc điểm sinh sản của sán lá gan - GV quan sát các nhóm, giúp đỡ nhóm học yếu - GV yêu cầu học sinh kết luận lại + Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh trong gan mật thể hiện ở những đặc điểm nào? - Cá nhân tự quan sát tranh và hình SGK kết hợp thông tin về cấu tạo, di chuyển - Trao đổi nhóm hoàn thành các câu trả lời. Yêu cầu nêu được : + Ở gan và mật trâu, bò + Hình lá dẹp, màu đỏ máu, mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển + Thích nghi với đời sống lí sinh + Cách di chuyển : chun giãn, phồng dẹp cơ thể nhờ cơ dọc và cơ vòng + Ruột phân nhánh nhiều + Cơ quan sinh sản phát triển, đẻ trứng nhiều - Đại diện nhóm báo cáo. Nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung - HS tóm tắt lại những đặc điểm mang ý nghĩa thích nghi * Tiểu kết : Sán lá gan có cơ thể dẹp đối xứng hai bên, mắt và lông bơi tiêu giảm; giác bám phát triển; rụôt phân nhánh, đẻ nhiều trứng; sống kí sinh, cơ quan di chuyển tiêu giảm, giác bám phát triển 2. Vòng đời Hoạt động 2 : Tìm hiểu vòng đời sán lá gan a. Mục tiêu : Hiểu và trình bày được vòng đời của sán lá gan để biết cách phòng chống b. Tiến hành : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 11.2 trang 42 .Thảo luận nhóm : + Hoàn thành bài tập SGK:Vòng đời sán lá gan ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra tình huống sau : - Trứng sán không gặp nước - Ấu trùng nở không gặp cơ thể ốc thích hợp - Ốc chứa ấu trùng bị động vật khác ăn mất - Kén bám vào rau bèo nhưng trâu bò không ăn phải + Viết sơ đồ biểu diễn vòng đời của sán lá gan . + Sán lá gan thích nghi với sự phát tán nòi giống như thế nào ? + Muốn tiêu diệt sán lá gan ta làm như thế nào ? - GV gọi các nhóm chữa bài - GV ghi tóm tắt ý kiến và gọi hai nhóm lên chữa bài - GV tóm tắt ý đúng, giải thích ý chưa đúng - GV liên hệ thực tế : những nơi nào trâu bò thường mắc sán lá gan nhiều ? - GV gọi 2 HS lên bảng trình bày vòng đời của sán lá gan trên tranh - Muốn phòng bệnh dán lá gan cho trâu, bò ta phải làmm gì ? - Cá nhân đọc thông tin quan sát hình 11.2 trang 42 SGK ghi nhớ kiến thức - Thảo luận thống nhất ý kiến hòan thành bài tập Yêu cầu: + Không nở được thành ấu trùng + Ấu trùng sẽ chết + Ấu trùng không phát triển + Kén hỏng và không nở thành sán được + Dựa vào hình 11.2 trong SGK viết theo chiều mũi tên chú ý các giai đoạn ấu trùng và kén. + Trứng phát triển ngoài môi trường thông qua vật chủ . + Diệt ốc, xử lí phân diệt trứng, xử lí rau diệt kén. - Đại diện các nhóm trình bày đáp án , nhóm khác bổ sung . + Những nơi không vệ sinh chuồng trại + HS trình bày sơ đồ - HS tự rút ra kết luận : vệ sinh chuồng trại, thức ăn cho trâu, bò * Tiểu kết 2 : Trâu bò(sán trưởng thành) à trứng àấu trùng àốcàấu trùng có đuôiàmôi trường nước â Bám vào rau bèoßKết kén 3. Tổng kết bài : HS đọc kết luận trong SGK 4. Kiểm tra đánh giá : (GV đánh giá cho điểm) 1. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào ? 2. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều ? 3. Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan 5. Dặn dò : - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Tìm hiểu các bệnh do sán gây nên ở người và động vật - Đọc mục “Em có biết”. Kẻ bảng trang 45 vào vở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 11 San la gan.doc
Tài liệu liên quan