Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 13: Giun đũa

- Cá nhân tự nghiên cứu các thông tin SGK kết hợp quan sát hình ghi nhớ kiến thức

- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.

Yêu cầu nêu được :

+ Hình dạng

+ Cấu tạo : - Lớp vỏ cuticun

 - Thành cơ thể

 - Khoang cơ thể

+ Giun cái dài to đẻ nhiều trứng

+ Vỏ chống tác động của dịch tiêu hóa

+ Tốc độ tiêu hóa nhanh xuất hiện hậu môn

+ Dịch chuyển rất ít, chui rúc.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án

- Nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 13: Giun đũa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGÀNH GIUN TRÒN Tuần 7 Ngày soạn : 22.09.2008 Tiết 13 Ngày dạy : 23.09.2008 Bài 13 . GIUN ĐŨA I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: - HS nêu được đặc điểm cơ bản về cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh. - Nêu được những tác hại của giun đũa và cách phòng tránh 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, so sánh phân tích, kĩ năng họat động nhóm 3. Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. II. CHUẨN BỊ : * GV : Tranh vẽ cấu tạo ngoài và trong của giun đũa, tranh vòng đời của giun đũa. * HS : Xem trước bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * Kiểm tra miệng : Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Sán day có đặc điểm nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người 1. Mở bài : Giun đũa được chọn là đại diện ngành giun tròn, người mắc bệnh giun đũa chiếm tỉ lệ 90%, gây tác hại lớn. Hiểu biết về giun đũa giúp ta bảo vệ sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. 2. Tiến hành hoạt động : I. Cấu tạo ngoài và II. Cấu tạo trong và di chuyển Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa. a.Mục tiêu : HS nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa b.Tiến hành : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu đọc thông tin trong SGK và quan sát hình :13.1,13.2 trang 47 SGK - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : + Tình bày cấu tạo ngoài của giun đũa? + Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì ? + Nếu giun đũa thiếu vỏ cuticunthì chúng sẽ ra sao ? + Ruột thẳng ở giun đũa liên quan gì đến tốc độ tiêu hóa? Khác với giun dẹp đặc điểm nào ? Tại sao? + Giun đũa di chuyển bằng cách nào ? Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui vào ống mật và gây hậu quả như thế nào cho con người ? - GV gọi các nhóm trình bày đáp án - GV giảng giải tốc độ tiêu hóa nhanh là do thức ăn chủ yếu là chất dinh dưỡng và thức ăn đi một chiều - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa - Cá nhân tự nghiên cứu các thông tin SGK kết hợp quan sát hình ghi nhớ kiến thức - Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. Yêu cầu nêu được : + Hình dạng + Cấu tạo : - Lớp vỏ cuticun - Thành cơ thể - Khoang cơ thể + Giun cái dài to đẻ nhiều trứng + Vỏ chống tác động của dịch tiêu hóa + Tốc độ tiêu hóa nhanh xuất hiện hậu môn + Dịch chuyển rất ít, chui rúc. - Đại diện nhóm trình bày đáp án - Nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS tự rút ra kết luận * Tiểu kết : - Cấu tạo : Hình trụ dài 25cm.Thành cơ thể có biểu bì, cơ dọc phát triển, ống tiêu hóa thẳng, có lỗ hậu môn.Tuyến sinh dục dài cuộn khúc. Lớp cuticun làm căng cơ thể - Di chuyển : Hạn chế : cơ thể cong duỗi chui rúc - Dinh dưỡng : Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều II. Sinh sản Hoạt động 2 : Sinh sản của giun đũa a.Mục tiêu : Chỉ rõ vòng đời của giun đũa và biện pháp phòng tránh b.Tiến hành : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cơ quan sinh sản : - GV yêu cầu học sinh đọc mục 1 trong SGK trang 48 và trả lời câu hỏi : + Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục ở giun đũa Vòng đời giun đũa : - GV yêu cầu HS đọc SGK quan sát hình 13.3 và 13.4 trả lời câu hỏi : + Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ + Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống vì có liên quan gì đến bệnh giun đũa + Tại sao y học khuyên mỡi người nên tẩy giun từ một đến hai lần trong một năm? - GV lưu ý :Trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ở ngoài môi trường nên : Dễ lây nhiễm và dễ tiêu diệt - GV nêu một số tác hại : Gây tắc ruột, tắc ống mật, suy dinh dưỡng cho vật chủ - GV yêu cầu HS rút ra kết luận - Cá nhân tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi - Một vài HS trả lời, HS khác bổ sung : + Tuyến sinh dục dạng ống - Cá nhân đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm về vòng đời của giun đũa Yêu cầu : - Vòng đời :Nơi trứng và ấu trùng phát triển, con đường thâm nhập vào vật chủ là nơi kí sinh + Trứng giun trong thức ăn sống hay bám vào tay + Diệt giun đũa hạn chế được số trứng - Đại diện nhóm lên bảng viết sơ đồ vòng đời nhóm khác trả lời tiếp câu hỏi và bổ sung - GV lắng nghe, ghi nhớ - HS tự rút ra kết luận * Tiểu kết : - Vòng đời của giun đũa Giun đũa(Ruột người )à Đẻ trứng à Ấu trùng trong trứng à Thức ăn sống â Máu, gan, tim, phổi ß Ruột non (ấu trùng ) - Phòng chống + Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống + Tẩy giun định kì 3. Tổng kết bài : HS đọc kết luận trong SGK 4. Kiểm tra đánh giá : - Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan ? - Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người - Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ? 5. Dặn dò : - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK - Đọc mục “Em có biết” - Kẻ bảng trang 51 vào vở bài tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 13 Nganh giun tron - Giun dua.doc
Tài liệu liên quan