Giáo án Sinh học lớp 9 - Tuần 28

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên, từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường cho hiện tại và tương lai.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo, kĩ năng hoạt động nhóm, khả năng khái quát hóa kiến thức.

3. Thái độ:

- GD ý thức bảo vệ môi trường

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học lớp 9 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: /3/2018 Tiết 55 Ngày dạy : /3/2018 Bài 52: THỰC HÀNH : HỆ SINH THÁI (TT) I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - HS qua bài thực hành HS nêu được các thành phần của hệ sinh thái, chuỗi thức ăn 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, làm việc theo nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp khái quát hóa. 3.Thái độ : - Qua bài học HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Dao con dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng - Túi ni lông nhặt mẫu. - Kính lúp giấy bút chì - Phim trong in sẵn nội dung bảng 51.1-3 SGK - Băng hình: Mô hình VAC, hệ sinh thái rừng nhiệt đới , hệ sinh tháI nước mặn 2. Học sinh: - Chuẩn bị tư trang cá nhân 3. Phương pháp: - Phương pháp chủ yếu là thực hành kết hợp hoạt động theo nhóm III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Hoạt động 2: Xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn - Mục tiêu : Hs xây dựng được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. - GV yêu cầu HS điền thông tin vào bảng 51.4 - GV gọi đại diện nhóm viết lên bảng - GV yêu cầu HS viết thành chuỗi thức ăn - GV giao 1 bài tập nhỏ: + Trong hệ sinh thái gồm các sinh vật : Thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, vi khuẩn + Hãy thành lập lưới thức ăn - GV chữa bài và hướng dẫn thành lập lưới thức ăn - GV yêu cầu HS thảo luận theo chủ đề : Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới - GV cho HS thảo luận toàn lớp - GV đánh gia kết quả của các nhóm . - GV giúp các nhóm viết thu hoạch nội dung như SGK tr.156, đồng thời lồng ghép giáo dục BVMT bằng cách nhắc nhở HS bảo vệ đa dạng sinh học ở địa điểm thực hành. - Các nhóm trao đổi nhớ lại băng hình đã xem để lựa chọn sinh vật điền vào bảng 51.4 - Đại diện nhóm viết kết quả lên bảng - các nhóm theo dõi bổ sung - HS viết chuỗi thức ăn lên bảng - các nhóm nhận xét bổ sung + HS trao đổi và viết lưới thức ăn + Đại diện nhóm viết lên bảng lớp bổ sung - HS theo dõi sửa chữa nếu cần - Thảo luận đề xuất biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới - Thảo luận yêu cầu nêu được: + Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái + Các loài sinh vật có bị tiêu diệt không? + Hệ sinh thái này có được bảo vệ hay không - Chú ý lắng nghe - Viết bài thu hoạch theo yêu cầu của giáo viên * Phương pháp vẽ chuổi thức ăn và lưới thức ăn: Bước 1: Xác định các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái. - SVSX: Thực vật - SVTTB1( động vật ăn thực vật): Dê, thỏ , gà, châu chấu, sâu. - SVTTB2 ( Động vật ăn thịt): Ếch, hỗ, báo, đại bàng, rắn. - Sinh vật phân giải: vi khuẩn Bước 2: Xây dựng chuổi thức ăn và lưới thức ăn. 4. Củng cố: - GV cho học sinh hoàn thành bảng 51.1, 51.2, 51.3, 51.4 và trả lời các câu hỏi cuối bài - GV nhận xét ý thức học tập của lớp trong tiết thực hành 5. Dặn dò: - Hoàn thành báo cáo thực hành - HS chuẩn bị sưu tầm các nội dung: + Tác động của con người tới môi trường trong xã hội công nghiệp + Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên + Hoạt động của con người để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên IV. Rút kinh nghiệm: Tiết 56 Ngày dạy : /3/2018 CHƯƠNG III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG BÀI 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên, từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường cho hiện tại và tương lai. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo, kĩ năng hoạt động nhóm, khả năng khái quát hóa kiến thức. 3. Thái độ: - GD ý thức bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường 2. Học sinh: -HS chuẩn bị bài luận ở nhà III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Phần chuẩn bị của các nhóm - Báo cáo thực hành. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV treo tranh hình 53.1- 3 SGK để trả lời câu hỏi: ? Cho biết những tác động của con người vào môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội - GV gọi đại diện trả lời cây hỏi. - Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích những tác động của con người qua các các thời kì phát triển của xã hội - GV đưa ra sự phân tích đúng nhất và kết luận chung cho hoạt động. - HS quan sát tranh thảo luận để trả lời câu hỏi: - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Học sinh tự phân tích theo yêu cầu của GV - Ghi chép thông tin - Thời kì nguyên thủy: con người biết dùng lửa trong cuộc sống, đã làm cháy nhiều cánh rừng rộng lớn. - Xã hội nông nghiệp: + Con người biết trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất ở, canh tác và chăn thả gia súc, đã làm thay đổi đất và nước tầng mặt. + Những hoạt động đó đã tích lũy được nhiều giống vật nuôi, cây trồng và hình thành hệ sinh thái trồng trọt. - Xã hội công nghiệp: + Con người đã sản xuát bằng máy móc, tác động mạnh mẽ vào môI trường sống: tạo ra nhiều vùng trồng trọt rộng lớn, phá đi nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. * Hoạt động 2: Tác động của con người đến môi trường tự nhiên Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV yêu cầu các em tham khảo SGK: + Bảng 51.1. + Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Đó là hậu quả nào? - GV gọi đại diện nhóm trả lời. - GV kết luận chung. - GV yêu cầu các em tham khảo SGK thảo luận trả lời câu hỏi( bảng 51.1SGK). - Đại diện nhóm trả lời , nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Ghi chép thông tin - Bảng phụ - Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đó là : gây xói mòn đất, lũ lụt( nhất là lũ quét gây nguy hiểm tới tính mạng, tài sản của con người và gây ô nhiểm môi trường), làm giảm lượng nước ngầm, giảm lượng mưa, khí hậu thay đổi, giảm đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái. * Hoạt động 3: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV yêu cầu các em tham khảo SGK trả lời câu hỏi: + Hãy nêu những biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên khác mà em biết? - GV gọi đại diện nhóm trả lời. - GV kết luận chung. - GV yêu cầu các em tham khảo SGK thảo luận trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời , nhím khác nhận xét và bổ sung. - Ghi chép thông tin - Những biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên khác là : trồng cây gâu rừng, bảo vệ nguồn nước, cải tạo đất bạc màu, không săn bắn chim, thú bừa bãi 4. Củng cố: - GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài. - GV hỏi: Trình bày những nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người 5. Dặn dò: - Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài - Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường IV. Rút kinh nghiệm: Duyệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsinh tuan 28 roi.doc
Tài liệu liên quan