I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- HS nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Mỗi HS hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học lớp 9 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày soạn: /03/2018
Tiết: 57
Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- HS nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý bảo vệ môi trường sống. Mỗi HS hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
3.Thái độ:
- GD ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh hình SGK tranh ảnh thu thập được trên sách báo
- Tư liệu về ô nhiễm môi trường
2. Học sinh:
- Tư liệu về ô nhiễm môi trường
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những tác động của con người gây ô nhiễm môi trường?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ô nhiễm môi trường là gì?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi
? Theo em như thế nào là Ô nhiễm môi trường
? Em thấy ở đâu bị Ô nhiễm môi trường .
? Do đâu môi trường bị ô nhiễm ?
- GS cho HS thảo luận
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời
- GV đánh giá phần thảo luân của HS và yêu cầu HS khái quát kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK tr.161
- Kết hợp tài liệu sưu tầm và thông tin SGK trả lời câu hỏi
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung
- HS tự thảo luận khái quát thành khái niệm ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm
1. Ô nhiễm môi trường là gì
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, động thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người
+ Hoạt động tự nhiên: núi lửa, sinh vật
* Hoạt động 2: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Các chất khí thải gây độc đó là chất gì .
? Các chất khí độc được thải ra từ những hoạt động nào .
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.1 SGK
- GV chữa bảng 54.1 SGK. Tr162.
- GV treo tranh phóng to H54.2 SGK
- GV để HS chữa bài trên tranh
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức dưới dạng sơ đồ
- GV nêu câu hỏi
? Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
? Các chất phóng xạ gây tác hại như thế nào.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin SGK và nêu tên các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường
- Cho học sinh hoàn thành bảng 54.2 và nhận xét
- GV nêu câu hỏi
? Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu
? Nguyên nhân của bệnh giun sán, sốt rét, tả lị.
- HS nghiên cứu SGK trả lời các khí CO2, SO2, NO2.
- Các chất độc được thải ra từ các hoạt động: cháy rừng, sản xuất công nghiệp, đun nấu gia đình.
- Hoàn thành bảng 51.4
- Chú ý theo dõi
- Quan sát tranh
- Làm theo yêu cầu của GV
- Ghi lại thông tin
- Học sinh trả lời cá nhân
- Trả lời câu hỏi từ các thông tin SGK.
- Hoàn thành bảng 54.2
2. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm:
Bảng phụ
- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
- Ô nhiễm do các chất thải rắn.
- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài
- GV hỏi: Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường ? Con người và các sinh vật khác sẽ sống như thế nào và tương lai sẽ ra sao?
5. Dặn dò:
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị nội dung về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, công việc mà con người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường
IV. Rút kinh nghiệm:
Tiết : 58 Ngày soạn : /03/2018
Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ( tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- HS nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Mỗi HS hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
3.Thái độ:
- GD ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tư liệu về môi trường và phát triển bền vững
2. Học sinh:
- Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, tranh ảnh về xử lí rác thải, trồng rừng , trồng rau sạch
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hạn chế ô nhiễm môi trường
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV tổ chức nội dung dưới dạng cuộc thi
+ Các nhóm bốc thăm câu hỏi chuẩn bị 10 phút
, Trình bày từ 5- 7 phút
? Câu hỏi: nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí? Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khi là gì? bản thân em đã làm gì để góp phần giảm ô nhiễm không khí ?
- Sau khi các nhóm trình bày lần lượt xong các nội dung thì ban giám khảo sẽ đánh giá và công bố kết quả
- Tham gia cuộc thi do GV tổ chức
+ Đại diện bốc thăm câu hỏi do GV chuẩn bị
+ Cử đại diện trình bày đáp án, trong nhóm được phép bổ sung
+ Chú ý lắng nghe kết quả
1. Hạn chế ô nhiễm môi trường .
- Các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm không khí:
+ Có quy hoạch tốt và hợp lí khi xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư và cần có biện pháp tránh ô nhiễm cho khu dân cư.
+ Tăng cường việc xác định các khu công viên, vành đai xanh để hạn chế được bụi, tiếng ồn. Cần lắp đặt các thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí, phát triển công nghệ để sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi.
- Các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu công nghiệp để nguồn nước thảI không làm ô nhiễm nguồn nước sạch.
+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, chế thải các chất độc ra nguồn nước.
- Các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm do thuốc BVTV:
+ Hạn chế sử dụng thuốc BVTV.
+ Tăng cường các biện cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại.
- Các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm chất thải rắn:
+ Cần quản lí chặt chẻ chất thải rắn.
+ Cần chú ý phát triển các biện pháp táI sử dụng chất thảI rắn làm nguyên liệu sản xuất.
* Hoạt động 2: Kết luận
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV cho HS hoàn thành bảng 55 SGK tr.168
- GV thông báo đáp án đúng
- GV mở rộng: Có bảo vệ được môi trờng không bị ô nhiễm thì các thế hệ hiện tại và tương lai mới được sống trong bầu không khí trong lành, đó là sự bền vững
- HS điền nhanh vào bảng 55 từ nội dung các nhóm vừa trình bày
- Cá nhân tự sửa chữa nếu cần
- HS đọc kết luận cuối bài
2. Kết luận :
* Kết luận chung:
- Xử lý chất thải công nghiệp và chất thảy sinh hoạt.
- Cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế gây ô nhiễm.
- Sử dụng nguồn năng lượng không gây ô nhiễm.
- Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu.
- Giáo dục để nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường.
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài.
5. Dặn dò:
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Các nhóm chuẩn bị nội dung: Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường ở các bảng 56.1-3 SGKtr170-172
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sinh tuan 29 roi.doc