Giáo án Số học khối 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân

1. Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút )

2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )

 - Trong các cách viết sau đây, cách nào đúng, cách nào sai ?

 0 N, 5 N, 29 N, 0 N*

 - Giới thiệu vào bài

 Ở tiểu học các em đã học phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.

 Tổng của hai số tự nhiên bất kì cho ta một số tự nhiên duy nhất.

 Tích của hai số tự nhiên cũng cho ta một số tự nhiên duy nhất.

 Trong phép cộng và phép nhân có một số tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm, tính nhanh. Đó là nội dung bài học hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học khối 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: Tiết 06 Ngày dạy: §5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó. 2. Kĩ năng - Làm được các phép tính cộng và nhân. Hiểu và vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng . Tính nhẫm, tính nhanh một cách hợp lí. 3. Thái độ - Cẩn thận vận dụng hợp lí tính chất của phép cộng và phép nhân và giải toán. II. Phương tiện 1. Giáo viên - GV: Giáo án, bảng phụ, ghi tính chất của phép cộng và phép nhân. 2. Học sinh - HS: SGK, xem trước bài ở nhà. III. Phương pháp - Vấn đáp - Luyện tập thực hành IV. Tiến trình bài giảng Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút ) Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - Trong các cách viết sau đây, cách nào đúng, cách nào sai ? 0 N, 5 N, 29 N, 0 N* - Giới thiệu vào bài Ở tiểu học các em đã học phép cộng và phép nhân các số tự nhiên. Tổng của hai số tự nhiên bất kì cho ta một số tự nhiên duy nhất. Tích của hai số tự nhiên cũng cho ta một số tự nhiên duy nhất. Trong phép cộng và phép nhân có một số tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm, tính nhanh. Đó là nội dung bài học hôm nay. Bài mới ( 27 phút ) TG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG GHI BẢNG 12ph - GV: Đưa ra nội dung một bài toán. Hãy tính chu vi và diện tích của 1 sân hình chữ nhật có chiều dài 32m, và chiều rộng bằng 25m. Hãy nêu công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó - GV: Gọi 1 HS lên bảng giải BT - GV: GV mở rộng thêm sân trường hình chữ nhật dài a (m) rộng b(m). Ta có công thức tính chu vi và diện tích như thế nào? - GV: Giới thiệu thành phần phép tính cộng và tính nhân như SGK - GV: Cho HS làm bài tập ?1 - Cho HS làm bài tập ?2 - GV: Tìm x biết (x -34)15 = 0 - Nhận xét kết quả của tích và thừa số của tích. - Vậy thừa số còn lại phải như thế nào? - HS: Đọc nội dung bài toán - HS: Tìm công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình chữ nhật CV = (D +R) .2 DT = D x R Chu vi của hình chữ nhật (32 +25) x 2 =114 (m) Diện tích hình chữ nhật là 32 x 25 = 800m2 - HS trả lời công thức tổng quát P = (a +b):2 S = a x b - HS điền vào chỗ trống trong bài tập ?1 - HS tìm cách điền vào chỗ trống trong BT?2 - HS: Kết quả tính bằng 0. Có 1 thừa số khác 0 Thừa số còn lại phải bằng 0 (x -34).15 = 0 x -34 = 0 x = 34 1. Tổng và tích hai số tự nhiên Tổng của hai số tự nhiên là một số tự nhiên duy nhất. a + b = c Số hạng + số hạng = tổng Tích của hai số tự nhiên là một số tự nhiên duy nhất a . b = c thừa số . thừa số = tích Các tích sau có thể không cần viết dấu nhân: a.b = ab; 4.x.y = 4xy 15ph - GV: treo bảng tính chất phép cộng và phép nhân - GV: Phép cộng số tự nhiên có tính chất gì? Phát biểu tính chất đó - GV: Cho HS tính nhanh 46 + 17 +54 - GV: Phép nhân số tự nhiên có tính chất gì? phát biểu tính chất đó - Cho HS tính nhanh 4. 37.25 - HS quan sát - HS phát biểu tính chất của phép cộng - HS lên bảng tính 46+17+ 54 = (46 +54) +17 = 100 +17 = 117 - HS phát biểu tính chất của phép nhân - HS lên bảng tính 4.37.25 = 4.25.37 = 100.37 = 3700 2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên: Bảng tính chất (SGK) 4. Củng cố - kiểm tra – đánh giá ( 11 phút ) - Phép cộng và phép nhân có những tính chất gì giống nhau? - Cho HS giải bài tập 26, 27 SGK trang 16 5. Nhận xét – dặn dò ( 1 phút ) - Gv nhận xét tiết học. - Ôn kỹ nội dung bài đã học. - Nắm vững các tính chất của phép cộng và phép nhân. - Làm bài tập 28, 29, 30 SGK. - Chuẩn bị mỗi tổ một máy tính. Tiết sau "Luyện tập” Rút kinh nghiệm tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiết 6.doc
Tài liệu liên quan