Giáo án Số học khối 6 - Tiết 8: Luyện tập
Gv yêu cầu Hs tự đọc SGK bài 36 trang 19
+ Gọi 3 Hs làm câu a
+ Gv hỏi tại sao lại tách 15 = 3 . 5; tách thừa số 4 được không? Hs tự giải thích cách làm
+ Gọi 3 Hs làm câu b
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học khối 6 - Tiết 8: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn:
Tiết 08 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
2. Kĩ năng
- Tính toán hợp lí, chính xác.
3. Thái độ
- Cẩn thận vận dụng tính chất vào giải bài tập.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
- GV: Bảng phụ, giáo án, phấn màu, máy tính.
2. Học sinh
- HS: Máy tính, SGK, kiến thức phép cộng và phép nhân.
III. Phương pháp
- Vấn đáp
- Luyện tập thực hành
IV. Tiến trình bài giảng
Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút )
Kiểm tra bài cũ ( 8 phút )
- Nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên
Áp dụng tính:
a) 5 . 25. 2 . 16 . 4
b) 32 . 47 + 32 . 53
- Chữa bài tập 35 SGK
Bài mới ( 30 phút )
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
11ph
- Gv yêu cầu Hs tự đọc SGK bài 36 trang 19
+ Gọi 3 Hs làm câu a
+ Gv hỏi tại sao lại tách 15 = 3 . 5; tách thừa số 4 được không? Hs tự giải thích cách làm
+ Gọi 3 Hs làm câu b
Ba Hs lên bảng giải kết quả:
a) 15.4 = 60
25.12 = 300
125.16 = 2 000
Ba Hs lên bảng giải
b1) 25. 12 = 25. (10 + 2)
= 25. 10 + 25. 2
= 250 + 50 = 300
b2) 34. 11= 34. (10 + 1)
= 34 . 10 + 34 = 340 + 34
= 374
Bài 36:
a. Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân
a1) 15. 4 = 3. 5. 4 = 3. (5. 4)
= 3. 20 =60
Hoặc
15 . 4 = 15. 2 . 2
= (15 . 2) . 2 = 30. 2 = 60
a2) 25. 12 = 25. 4. 3
= (25 . 4). 3 = 100 . 3 = 300
a3) 125. 16 = 125. 8. 2
=(125. 8). 2 =1000. 2 = 2 000
b. Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
b1) 25. 12 = 25. (10 + 2)
= 25. 10 + 25. 2
= 250 + 50 = 300
b2) 34. 11= 34. (10 + 1)
= 34 . 10 + 34 = 340 + 34
= 374
b3) 47. 101 = 47. (100 + 1)
= 47. 100 + 47 = 4700 + 47
= 4 747
8ph
- Hs tự đọc bài 37 SGK
Áp dụng tính chất a(b – c) = ab – ac để tính nhẩm
Ví dụ: 13. 99 = 13. (100 – 1) = 1300 – 13 = 1287
Hãy tính: 16. 19; 46. 99;
35 . 98
+ Gọi ba Hs lên bảng làm bài 37
Ba Hs giải:
a) 16 . 19 = 16(20 – 1)
= 320 – 16 = 104
b) 46. 99 = 46 (100 – 1)
= 4 600 – 46 = 4554
c) 35 . 98 = 35 ( 100 – 2)
=3 500 – 70 = 3 430
Bài 37
a) 16 . 19 = 16(20 – 1)
= 320 – 16 = 104
b) 46. 99 = 46 (100 – 1)
= 4 600 – 46 = 4554
c) 35 . 98 = 35 ( 100 – 2)
=3 500 – 70 = 3 430
5ph
- Để nhân hai thừa số ta củng sử dụng máy tính tương tự như đối vƠi phép cộng, Chỉ thay dấu “+” thành “x”
- Gọi Hs làm phép nhân bài 38
Ba Hs lên bảng:
375 . 376 = 141 000
624 . 625 = 390 000
13.81.215 = 226395
Bài 38
375 . 376 = 141 000
624 . 625 = 390 000
13. 81. 215 = 226 395
6ph
- Cho hs hoạt động nhóm 2 em cùng bàn, gọi các nh/m trình bày, Hs ở dưới nhận xét.
- là tổng số ngày trong hai tuần lễ là 14
- gấp đôi là 28
Năm = năm 1428
Bài 40
- là tổng số ngày trong hai tuần lễ là 14
- gấp đôi là 28
Năm = năm 1428
4. Củng cố - kiểm tra – đánh giá ( 5 phút )
- Nhắc các t/c của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.
- Tìm số tự nhiên x biết: 156 – (x + 61) = 82
5. Nhận xét – dặn dò ( 1 phút )
- Gv nhận xét tiết học.
- Xem các BT đã giải. Đọc thêm phần có thể em chưa biết?
- Xem trước bài " Phép trừ và phép chia ".
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiết 8.doc