2. Phép chia hết, phép chia có dư:
- Cho 2 số tự nhiên a và b. Trong đó
b 0, nếu có số tự nhiên x sao cho b . x = a
Ta nói a : b = x
- Phép chia hết
a = b . q
- Phép chia có dư
a = b . q + r
(0 < r < b)
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học khối 6 - Tiết 9: Phép trừ và phép chia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn:
Tiết 09 Ngày dạy:
§6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên; nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
2. Kĩ năng
- Làm được các phép tính phép trừ; phép chia hết . Làm được các phép chia hết và phép chia có dư trong trường hợp số chia không quá ba chữ số. Vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia, rèn tính chính xác khi giải toán.
3. Thái độ
- Cẩn thận khi tính toán, tìm số chưa biết trong giải toán.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
- GV: Bảng phụ, giáo án, phấn màu, máy tính.
2. Học sinh
- HS: Ôn bài cũ xem trước bài mới. SGK
III. Phương pháp
- Vấn đáp
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài giảng
Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút )
Kiểm tra bài cũ ( 6 phút )
- Tính nhanh: 15 . 12
Hỏi thêm:
+ Em đã sử dụng tính chất nào để tính nhanh ?
+ Viết công thức biểu thị tính chất đó ?
Bài mới ( 29 phút )
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
13ph
- GV: Đặt vấn đề 2 + x = 5. Vậy x bằng bao nhiêu?
Tại sao x = 3
- GV: Tương tự cho 7 + x = 5
=> GV: Giới thiệu phép trừ
- GV: Treo bảng phụ tia số để giới thiệu phép trừ bằng tia số
- GV: Cho HS làm BT áp dụng
- HS: x = 3
Vì 5 -2 =3 hay (3 +2 =5)
- HS: Không tính được
- HS: Làm quen với cách trừ 2 số tự nhiên bằng tia số.
Làm Bt ?1
- HS nhắc lại cách tìm 1 yếu tố trong phép trừ khi đã biết 2 yếu tố
1. Phép trừ hai số tự nhiên:
a - b = c
(Số bị trừ) - (số trừ) = (hiệu)
Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho: b + x = a thì ta có phép trừ:
a – b = x.
Nhận xét: Điều kiện để có hiệu a - b là a b
?1 a) a – a = 0
b) a – 0 = a
a
16ph
- GV: GV đặt vấn đề có số tự nhiên nào để:
a) x. 3 = 12
b) x. 5 =18
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm phép chia
- GV: Cho HS làm BT?2 và bài tập?3
- GV: Từ các bài tập GV hướng dẫn HS tìm hiểu phép chia có dư.
- GV: Trong các phép chia điều kiện để thực hiện được phép tính là gì?
- Gv hỏi:
+ Số bị chia, số chia, thương, số dư có quan hệ gì ?
+ Số chia cần có đ.kiện gì ?
+ Số dư cần có đ.kiện gì ?
- Củng cố ?3
BT 41/22
- Cho HS đọc đề.
- Vẽ sơ đồ phân tích đề.
- Y/c HS lên bảng trình bày
- Nhận xét - đánh giá
- HS giải quyết vấn đề bằng cách tìm x
a) x = 4
b) Không tính được
- HS theo dõi
- HS giải bài tập ?2 và bài tập ?3
- HS theo dõi
- HS: Số chia khác 0
- HS chú ý.
+ Số bị chia = số chia x thương + số dư
+ Số chia ¹ 0
+ Số dư < số chia.
- HS đọc đề và trình bày
Quảng đường Huế - Nha Trang:
1278 - 658 = 620 (km)
Nha Trang – TPHCM:
1710 -1278 = 432(km)
2. Phép chia hết, phép chia có dư:
- Cho 2 số tự nhiên a và b. Trong đó
b 0, nếu có số tự nhiên x sao cho b . x = a
Ta nói a : b = x
- Phép chia hết
a = b . q
- Phép chia có dư
a = b . q + r
(0 < r < b)
4. Củng cố - kiểm tra – đánh giá ( 8 phút )
- GV củng cố lại các quan hệ giữa các số trong phép trừ và phép chia theo câu hỏi:
+ Trong phép trừ, SBt, ST, H được tính như thế nào?
+ Trong phép chia hết thì SBC, SC, Thương được tính như thế nào?
- Làm bài tập 43, 44 SGK
5. Nhận xét – dặn dò ( 1 phút )
- Gv nhận xét tiết học.
- Xem các BT đã giải. Làm bài tập 42, 45, 46 SGK
- Chuẩn bị tiết sau Luyện tập
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiết 9.doc