Giáo án sử 12 - Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

* Hoạt động 3: Cả lớp

GV đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu quá trình đấu tranh cách mạng của Lào và CPC, em hãy cho biết tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương được thể hiện như thế nào?

- HS thảo luận, phát biểu ý kiến.

- Gv nhận xét và kết luận: Trong suốt tiến trình đấu tranh cách mạng, nhân dân 3 nước VN –L – CPC luôn sát cánh kề vai bên nhau, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Chiến thắng đạt được của mỗi nướcđều có tác động cổ vũ, động viên hoặc chính là thắng lợi của các nước bạn. đặc biệt trong chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, quân và dân Lào, CPC đã giúp đỡ đắc lực cho quân dân Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần, và thắng lợi đó đã buộc P-M kí Hiệp định Giơnevơ công nhận quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương. Tình đoàn kết, tương trợ của 3 nước Đ.Dương là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới thắng lợi của cách mạng 3 nước.

 

docx12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 28976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 12 - Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 03: Baøi 4: CAÙC NÖÔÙC ÑOÂNG NAM AÙ VAØ AÁN ÑOÄ Ngaøy soaïn:07/9/2008 Ngaøy daïy:08/09/2008 Tieát daïy: 5,6 I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc: - Nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á, tiêu biểu là Lào, Campuchia, tình đoàn kết chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương. - Quá trình xây dựng và phát triển của các nươsc ĐNA, sự ra đời, vai trò và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN. - Những nét lớn về cuộc đấu tranh giành độc lập và công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ từ sau CTTG thứ hai. 2. Về tư tưởng : -Hiểu, trân trọng, khâm phục những thành tựu đạt đựơc trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng phát triển của các quốc gia ĐNA và Ấn Độ. Tự hào về những biến đổi loén lao của bộ mặt ĐNA hiện nay. - Rút ra những bài học cho sự đổi mới và phát triển cho đất nước Việt Nam. 3. Về kĩ năng: - Quan sát, khai thác lược đồ và tranh ảnh. - Các kĩ năng tư duy,: So sánh, phân tích, tổng hợp. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC - Lược đồ khu vực ĐNA sau CTTG thứ hai. - Lược đồ các nước Nam Á. - Một số tranh ảnh có liên quan. - Các tài liệu tham khảo cần thiết. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: 1. Hãy nêu những sự kiện chính trong những năm 1946 – 1949 đẫn đến sự thành lập nước CHDC ND T.Hoa?Ý nghĩa của sự kiện này? 2.Nội dung cơ bản của đường lối cỉa cách của TQ và những thành tựu chính của TQ đạt đựơc trong những năm 1978- 2000? 2. Dẫn dắt vào bài: Trong xu thế biến đổi không ngừng của các quốc gia trên thế giới, từ sau CTTG thứ hai, tình kinh tế , chính trị , xã hội ở khu vực ĐNA và Nam Á có nhiều biến đổi sâu sắc: các nước trong khu vực đã giành được độc lập và bước vào thời kì xây dựng cuộc sống mới với nhiều thành tựu rực rỡ. Quá trình đấu tranh gìành đôjc lập của các quốc gia ĐNA và ÂĐ diễn ra như thế nào? Các nước này đã thực hiện biện pháp gì để xây dựng ,phát triển đất nước và thu được những thành tựu to lớn ra sao? Đó là những vấnđ đề chúng ta cần làm sáng tỏ qua bài này. 3. Tổ chức dạy - học Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hướng dẫn HS tìm hiểu lược đồ khu vực ĐNA sau CTTG thứ hai và khai thác SGK bằng cách đưa ra câu hỏi: Quan sát lược đò và SGK, em hãy cho biết ĐNA là khu vực như thế nào?Từ sau CTTG thứ hai ĐNA phải chống lại kẻ thù nào? Giành đựơc thắng lợi gi? - HS quan sát, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, phân tích, kết luận:Nhìn vào lược đồ, các em thấy ĐNA là khu vực thống nhất giữa 2 bộ phận: Vùng bán đảo ( còn gọi là ĐNA lục địa hay bán đảo Trung Ấn) và quần đảo Ma Lai (ĐNA hải đảo).Diện tích rộng 4,5 triệu km2, dân số 356 triệu người (2002). Các nwsc trong khu vực ĐNA gồm: Philipin, Thái Lan, lào, Campuchia, Malaixia, Myanma, Việt Nam, Brunây,Singapo, Đông Timo. - Trước CTTG thứ hai, hầu hết cácnước ĐNA là thuộc địa của thực dân phương Tây ( trừ Xiêm – Thái Lan), trong CTTG thứ hai, các nước DNA biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. - GV dựa vào SGK tóm lược quá trình đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản và chống chủ nghĩa thực dân Âu – Mĩ quay trở lại tái chiếm ĐNA. Sau đó, Gv kết luận: Tóm lại, sau CTTG thứ hai, trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, các quốc gia ĐNA đều đã giành được độc lập.đây là kết qảu to lớn làm thay đổi sâu sắc cục diện ĐNA, tạo điều kiện cho các quốc goa trong khu vực bắt tay vào xây dựng, phát triển đất nước đạt nhiều thành tựu rực rỡ. * Hoạt động 2: nhóm Gv chia lớp thành 2 nhóm với nhiệm vụ: + Nhóm 1: Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào ( 1945 – 1975 ). + Nhóm 2: : Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào ( 1945 – 1991 ). - Các nhóm tiến hành thảo luận, thống nhất ý kiến, lập bảng thống kê của nhóm mình rồi của đại diện lên báo cáo. - Gv nhận xét, rồi đưa thông tin phản hồi bằng bảng thống kê giáo viên đã chuẩn bị sẵn. I. Các nước Đông Nam Á 1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau CTTG II. a. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập: - Từ sau CTTG thứ hai, các nước ĐNA liên tục nổi dậy đấu tranh giành độc lập: + Tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước ĐNA đã nổi dậy giành độc lập ( Inđônexia, VN, Lào, ) hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ (Miến Điện, Mã Lai, Philippin,). + Tiếp đó, nhân dân ĐNA tiến hành kháng chiến chống thực dân Âu – Mĩ quay trở lại xâm lược và đều giành được thắng lợi.: Việt Nam đánh thực dân Pháp ( 1945-1954), và đế quốc Mĩ ( 1954-1975). Hà Lan phải công nhận độc lập của Inđônêxia (1949). Các nước Âu – Mĩ phải công nhận độc lập của Philipin (7/1946), Miến Điện (1/1948 ), Mã Lai (8/1957), Singapo (6/1959),. Brunây tuyên bố độc lập ( 1/1948). Đông timo tách ra khỏi Inđô (1999). b Lào ( 1945 – 1975) c. Campuchia ( 1945 -1991). Bảng 1:Các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào (1945 – 1975). Các giai đoạn phát triển Thời gian Sự kiện chính và kết quả Khởi nghĩa chống quân phiệt Nhật 1945 23/8/1945 Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền 12/10/1945 Chính phủ Lào tuyên bố độc lập Kháng chiến chống Pháp ( 1946-1954) 3/1945 Thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào 1946-1954 Phối hợp với VN, CPC tiến hành kháng chiến chống Pháp 7/1954 Pháp kí Hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Lào. Kháng chiến chống Mĩ ( 1954 – 1975) 22/3/1955 Đảng nhân dân CM lào được thành lập, lđạo nhân dân tiến hành k.chiến chống Mĩ. 21/2/1973 Mĩ và tay sau kí Hiệp định Viêng Chăn lập lại hoà bình và hoà hợp dân tộc Lào. 5 -12/1975 Quân dâN Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. 2/12/1975 Nước CHDCND Lào chính thức thành lập Bảng 2:Các giai đoạn phát triển của cách mạng Campuchia (1945 – 1991). Các giai đoạn phát triển Thời gian Sự kiện chính và kết quả Kháng chiến chống Pháp ( 1946-1954) 10/1945 Pháp quay trở lại xâm lược CPC 1951 Đảng nhân dân CPC thànlập lãnh đạo nhân dân đấu tranh 9/11/1953 Chính phủ P kí Hiệp ước trao trả độc lập cho CPC nhưg quân đội Pháp vẫn chiếm đóng. 7/1954 Pháp kí Hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của CPC Thời kì trung lập (1954 – 1970) 1954-1970 Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà bình, trung lập;đẩy mạnh công cuộc xây dựng kT, VH, giáo dục của đất nước. Kháng chiến chống Mĩ ( 1954 – 1975) 18/3/1970 Mĩ điều khiển tay sai lật đổ Xihanúc, CPC tiến hành kháng chiến chống Mĩ. 17/4/1975 Giải phóng thủ đô Phnômpênh. đế quốc Mĩ bị đánh bại 1975-1979 Nhân dân CPC nổi đánh đuổi tập đoàn Khơ me đỏ do Pôn Pốt cầm đầu. 7/1/1979 Tập đoàn Pôn Pốt bị lật đổ. Nhà nước CHND CPC thành lập Nội chiến (1979 – 1993) 1979 Bùng nổ nội chiến giữa Đảng nhân dân CM với các phe phái đối lập,chủ yếu là Khơ me đỏ 23/10/1991 Được cộng đong quốc tế giúp đỡ, Hiệp định hoà bình về COPC đựơc kí tại Pari 9/1993 Tổng tuyển cử bầu Q.hội mới, thành lập Vương quốc CPC do Xihanúc làm Quốc vương * Hoạt động 3: Cả lớp GV đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu quá trình đấu tranh cách mạng của Lào và CPC, em hãy cho biết tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương được thể hiện như thế nào? - HS thảo luận, phát biểu ý kiến. - Gv nhận xét và kết luận: Trong suốt tiến trình đấu tranh cách mạng, nhân dân 3 nước VN –L – CPC luôn sát cánh kề vai bên nhau, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Chiến thắng đạt được của mỗi nướcđều có tác động cổ vũ, động viên hoặc chính là thắng lợi của các nước bạn. đặc biệt trong chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, quân và dân Lào, CPC đã giúp đỡ đắc lực cho quân dân Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần, và thắng lợi đó đã buộc P-M kí Hiệp định Giơnevơ công nhận quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.. Tình đoàn kết, tương trợ của 3 nước Đ.Dương là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới thắng lợi của cách mạng 3 nước. * Hoạt động 1: Nhóm - GV chia lớp thành 3 nhóm với nhiệm vụ: + Nhóm 1: Chiến lược phát triển kinh tế và thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước của nhóm 5 nhóm sáng lập ASEAN? + Nhóm 2: Đường lối phát triển kinh tế và thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước của 3 nước Đông Dương? + Nhóm 3: Đường lối phát triển kinh tế và thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước của B runây và Myanma? - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và cử đại diện trình bày. - GV nhận xét, phân tích, kết luận: + Nhóm 1: Sau khi giành độc lập, quá trình xây dựng và phát triển đất nước của nhóm 5 nước sáng lập ra ASEAN (I, M, S, P,TL) trải qua 2 giai đoạn: +Ở giai đoạn đầu, nhóm các nước này thực hiện công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu ( chiến lược kinh tế hướng nội ): Nội dung: Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay hàng nhập khẩu, chú trọng thị trường trong nước.Mặc dù thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, song chiến lược đó cũng bộc lộ những hạn chế. Đó là tình trạng thiếu nguồn vốn, thiếu nguyên liệu, và công nghệ, sản xuất thua lỗ, tệ tham nhũng quan liêu phát triển, đời sông người lao động gặp nhiều khó khăn.Do đó, từ những năm 60 – 7- trở đi, các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hướng ngoại. Tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoại, tập trung cho xuất khẩu và phát triển ngoại thương.Thành tựu đạt được đã làm cho bộ mặt kinh tế -xã hội các nước này biến đổi to lớn.Tỉ trọng công nghiệp và đối ngoại mậu dịch tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.đặc biệt là Singapo đã trở thànhcon rồng kinh tế nổi trội nhất của ĐNA.Mặc dù những năm1997 – 1998 các nước này trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, song đã khắc phụcđược và tiếp tục phát triển. * Nhóm 2: Sau khi giành độc lập, các nước Đ.D cơ bản phát triển theo hướng kinh tế tập trung, song còn gặp nhiều khó khăn. Từ những năm 80 -90 trở đi, các nước này chuyển sang nền kinh tế thị trường. bộ mặt kinh tế của 3 nước ĐD.có nhiều tiến bộ và đổi mới so với trước. Nhưng nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Các nước này câầnphải tiếp tục cố gắng rất nhiều mới bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. + Nhóm 3: - Brunây là quốc gia mag 80% thu nhập do nguồn dầu mỏ và khío đốt mang lại. trong khi đó, lương thực, thực phẩm phải nhập đến 80%, Từ giữa thập niên 80 Từ giữa thập niên 80, chính phủ thi hành chính sách đa dạng hoá nền kinh tế để tiết kiệm nguồn năng lượng dửtữ , gia tăng hàng tiêu dùng và xuất khẩu.Nhờ có nguồn dầu lửa, khí đốt và dân số ít nên thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Brunây là 18.500 USD, cao nhất khu vực ĐNA. - Sau khi giành được độc lập, Myanma thựcnhiện chiến lược kinh tế tự lực hướng nội, song tốc độ phát triển kinh té chậm chạp. Từ cuối 1986, chính phủ tiến hành cải cách kinh tế và mở cửa, dđ đó nền kinh có sự khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng GDP 1995 là 7%, năm 2000 là 6,2%. Tuy vậy, bình quân thu nhập đầu người còn thấp ( Hơn 100 USD năm 2003). * Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân - GV đưa ra câu hỏi: Qua tìm hiểu về các chiến lược, đường lối phát triển kinh tế của các nước ĐNA, cùng các thànhtựu đạt được, em có nhạn xét gì về quá trình xây dựng và phát triển của các nước ĐNA? - HS trao đổi, trả lời. - GV nhậ xét, tổng kết: Từ khi giành độc lập, các nước ĐNA bước vào thời kì xây dựng và phát triển rất năng động. Các chiến lược và đường lối phát triển kinh tế đều được thử nghiệm, và thường xuyên có sự điều chỉnh để tìm ra đường lối tối ưu nhất.Do vậy, bộ mắt của các nước ĐNA từi sau CTTG thứ hai có nhiều biến đổi sâu sắc và toàn diện, đời sống nhân dân ngày càng đựơc nâng cao. Hiện nay, ĐNA trở thành một trong ngững khu vực phát triển năng động nhất thế giới. * Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân - GV dặt câu hỏi: Tổ chức Hiệp hội câc nước ĐNA ( A SEAN) ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? - HS theo dõi SGK, trả lời câu hỏi. - GV căn cứ vào SGK, chốt lại vấn đề một cách ngắn gọn cho HS. * Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân - Trước tiên, GV thông báo: Trong giai đoạn đầu 1967 – 1975, A còn là một t/chức non yếu, sự h .tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có v.trí trên trường quốc tế.. Sự khởi sắc của A được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali ( Inđônêxia) tháng 2/1976, với việc kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở ĐNA. - Sau đó, GVđặt câu hỏi: Nội dung chính của Hiệp ước Bali là gì? Và HU trên có vai trò như thế nào trong quá trình phát triển của A? - HS tham khảo SGK, trả lời câu hỏi. - GV bổ sung và kết luận: tại Hiệp ước bali, casc bên cam kết: Cố gắng phát triển và củng cố quan hữu nghị cổ truyền , quanhệ văn hoá, lịch sử láng giềng tốt đẹp và sự hợp tácđã từng ràng buộc họ với nhau và thực hiện trung thành những nhiệm vụ đề ra trong Hiệp ước này. Bản HU Bali đã vạch ra những điều khoản khá chi tiết nhằm củng cố và tăng cường sự hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa các nước A kinh tế, chính trị, văn hoá, hành chính. Hiệp ước thaâ thiện và hợp tác Bali lag một bước tiến, chỗ ngoặc quan trọng trên quá trình phát triển của A. Thứ nhất đây là HU mang tính pháp lí quốc tế , tính chất ràn buộc cố kết giữa các thành viên chặt chẽ hơn. Thứ hai, văn kiện được kí kết bởi các nguyênthủ quốc gia thành viên. Thứ ba, nội dung HU bao gồm 20 điều khoản với các chương, mục cụ thể hơn. - Để làm rõ hơn cho HS về quá trình phát triển của A, GV hướng dẫn HS theo dõi SGK và khai thác hình 11 (Các nhà lãnh đạo 10 nước A tại hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ 3 -11/1999 ). GV hỏi: Bức tranh trên cho thấy điều gì? Sau khi HS phát biểu,. GV chốt ý: Hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ 3 -11/1999 tại manila (Philippin). Tham dự có 10 nước thành viên. Trong ảnh 10 nhà lãnh đạo 10 nước đang nắm tay nhau thể hiện một tinh thần hợp tác, hoà bình, cùng nhau phát triển.Như vậy là từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến 1999 A đã có 10 nước thành viên với quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ. * Hoạt động 3 : Cá nhân GV đặt câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về vai trò của ASEAN? - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - GV nhận xét và kết luận: Trải qua hơn 40 năm phát triển, A đã trở thành tổ chức liên minh, hợp tác toàn diện của tất cả các nước trong khu vực ĐNA, có đónggóp lớn trong việctạo dựng một khu vực ĐNA hoà bình, ổn định và phát triển. * Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV sử dụng lược đồ các nước Nam Á và giới thiệu về ÂĐ là một quốc gia lớn nhất ở Nam Á, có 3 mặt tiếp giáp biển (Ấn Độ Dương ). Đây cũng là một nước rộng lớn và đông dân thứ hai ở châu Á, với diện tích 3,3 triệu km2, dân số 1tỉ 50 triệu người (2002).Sau CTTG thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhaâ dân AĐ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại phát triển mạnh mẽ. - GVđặt câu hỏi: Vì sao thực dân Anh phải nhuowngj bộ và trao trả quyền tự trị cho Ấn Độ? - HS theo dõi SGK, trả lời câu hỏi. - GV bổ sung và nhấn mạnh: Do sức ép của của phong treào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ÂĐ, đặc biệ tlà phong trào công nhân và nông dân , đã buộc thực dân Anh phải nhượng bộ. - Về phong trào c.nhân (GV trình bày như SGK). - GV bổ sungbthêm cuộc đấu tranhcủa nông dân ÂĐ: Năm 1946 chứng kiến những cuộc nổi dậy tự phát của nôngđan. Nông dân nhiề vùng đã xung đột vũ trang với địa chủ, cảnh sát.Tại các vúng Basti, Ballia… nông dân đồi cải cách ruộng đất.Ở Began, phong trào Tebhâg (Một phần ba) của nông dân dòi chủ đất hạ mức thuế xuốngcòn 1/3 thu hoạch. Phong trào lôi cuốn 5 triệu nguời tham gia. Phongtrào nông dân đạt đêns đỉnh cao hơn cả ở Telingan.Tại đây, ndân nổi dậy đòi thủ tiêu chính quyền của lãnh vương Nidam , thành lập chính quyền của nhân dân. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân đã buộcthực dân Anh phải thông qua “kế hoạch Maobáttơn”, chia ÂĐ thành 2 quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo: ÂĐ của những người theo Ấn Độ giáo - GV thông báo: Ngày 30/1/1948, vị lãnh thụ kiệt xuất của nhân dân ÂĐ là M.Gan –đi bị bọn phản dộng ám sát, nên sau đó G.nêru lãnh đạo đảng Quốc Đại.Sau khi ÂĐ giành độc lập hoàn toàn, Tổng thốngđầu tiênđược bầu là là một trongnhững nhà hoạt động cách mạng lão thành, bạn chiến đấu của Gan-đi, ngài Ragieđra Pxaxta, còn Nêru giữ chức Thủ tướng. - Tiếp đó, GVđặt câu hỏi: Sự thành lập nước cộng hoà ÂĐ có ý nghĩa gì? - HS suynghĩ, trả lời. - GV nhận xét, chốt ý: Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập và sự ra đời của nước cộng hoà ÂĐ có là bước ngoặc trọng đại trong lịch sử ÂĐ, đưa ÂĐ sang thời kì độc lập và xây dựng đất nước.. Đồng thời sự kiện này đã cổ vũ mạnh mẽ PTGTDT trân thế giới. * Hoạt động 1: Cả lớp - GV hướng dẫn HS khai thác hình 14 (G.Nêru ).GV đặt câu hỏi: Em biết gì về Nêru và vai trò của gia đình ông đối với công cuộc xây dựng và phát triển ÂĐ? - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét bvà bổ sung: G. Nêru sinh 1889, mất 1964. Ông là người hoạt động tích cực bên canh M.gan- đi và có đónggóp quan trọng trong việc lãnh đạo nhân dân ÂĐ đấu tranh giành độc lập. Sau khi M gan-đi quanđời (30/1/1948). G Nêru trở thành lãnh tụ của Đảng Quốc Đại, đã đưa sự nghiệp giải phóng ÂĐ đến thắng lợi hoàn toàn, thành lập nước cộng hoà ÂĐ (26/1/1950).Ông được bầu làm Thủ tướng ÂĐ. Từ đó, cho đến khi qua đời, G Nêru đã đóng góp lớn trong việc đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, như kế hoạch cải tạo nền công nghiệp, kế hoạch điện khí hoá đất nước.Ngày 27/5/1964, nêru qua đời. Ngay sau đó, ÂĐ lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội sâu sắc. 2 năm sau khi Nê ru qua đời, con gái ông , Inđira Ganđi lâne làm Thủ tưiứng ÂĐ.bàdã thực hiện nhiều chính sách khôi phục và phát triển kinh tế ÂĐ trong bối cảnh khó khăn, phức tạp mới.Ngày 31/10/1984, bà bị ám sát. Con trai bag là Ragip Ganđi troẻ thành Thủ tướng mới của ÂĐ, tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.. Tháng 5/1991 R.Ganđi bị ám sát sự kiện bi thảm này đã chấm dứt hơn nửa thế kỉ Đảng Quốc Đại găắnliền với tên tuổi và sự lãnh đạo của gia đình nêru. * Hoạt động 2: cả lớp và cá nhân - GV đặt câu hỏi: ÂĐ đã đạt được những thành tựu nổi bật như thế nào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nướ? - HS khai thác SGK, trả lời câu hỏi. - Gv nhận xét, chốt lại những vấn đề cơ bản (Nội dung kiến thức như SGK). - GV cần bổ sung thêm: Mặc dù đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển đất nước, song một thực tế khác là ÂĐ đã và đang đối phó với nhiều khó khăn thách thức lớn: Khó khăn kinh té, vấn đề daâ số, mâu thuẫn tôn giáo ( Ân Độ giáo - Hồi giáo), ác hoạt động khủng bố, xu hướng li khai của các bàn Pengiap, Giammu, và Casơmia.. - Về chính sách đối ngoại GV cần bổ sung: Trong hơn 40 năm qua, trên cơ sỏ lập trường độc lập không liên kết, ÂĐ chủ trương hợp tsc hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới.ÂĐ găbs bó và tích cực giúp đơc PTCM trên thế giới, ủng hộ mạnh mẽ cuộckháng chiến chôống Mĩ cứu nước của nhân dân các nước Đông Dương, góp phần quan trọng và ciệc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở khu vực này.sau khi chiến tranh lahj chấm dứt, ÂĐ thực hiện “Đa dạng hoá” quan hệ, chủ trương cải thiện quan hệ láng giềng với Trung Quốc. ÂĐ cũng tranh thủ quan hệ với Mĩ và các nước ASEAN. 2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á * Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN. Quá trình xây dựng và phát triển đất nước trải qua 2 giai đoạn: - Sau khi giành độc lập, nhóm nước này tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu ( chiến lược kinh tế hướng nội ).: - Nội dung: Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay hàng nhập khẩu, chú trọng thị trường trong nước. + Thành tựu: Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước ,góp phần giải quyết nạn thất nghiệp. + Hạn chế: Đời sống người lao động còn khó khăn, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển; chưa giải quyết đượctăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. - Từ những năm 60-70 trở đi, nhóm này chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá, lấy xuất khẩu làm chủ đạo ( chiến lược kinh tế hướng ngoại): + Nội dung: Tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoại, tập trung cho xuất khẩu và phát triển ngoại thương. + Thành tựu: Làm cho bộ mặt kinh tế -xã hội các nước này biến đổi to lớn.Tỉ trọng công nghiệp và đối ngoại mậu dịch tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.đặc biệt là Singapo đã trở thành con rồng kinh tế nổi trội nhất của ĐNA. + Hạn chế: Xảy ra cuộc k.hoảng tài chính lớn ( 1997-1998) song đã khắc phục được. * Nhóm các nước Đông Dương - Sau khi giành độc lập, các nước Đ.D phát triển theo hướng kinh tế tập trung, song còn gặp nhiều khó khăn. - Từ những năm 80 – 90 trở đi các nước này chuyển sang nền kinh tế thị trường. Bộ mặt kinh tế của 3 nước ĐD.có nhiều tiến bộ và đổi mới song tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Các nước này cần phải nỗ lực phấn đấu. * Nhóm các nước ĐNA khác - Brunây: Dầu mỏ và khí đốt và khí đốt mang lại nguồn thu nhập lớn. Từ giữa thập niên 80, chính phủ thi hành chính sách đa dạng hoá nền kinh tế để tiết kiệm nguồn năng lượng dửtữ , gia tăng hàng tiêu dùng và xuất khẩu. - Myama: Ban đầu thực hiện chính sách tự lực hướng nội, từ cuối 1998 đã tiến hành cải cách kinh tế và mở cửa nên nền kinh tế đã có sự khởi sắc. 3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN * Hoàn cảnh ra đời Sau khi giành độc lập, nhiều nước trong khu vực bắt tay vào xây dựng kinh tế nhưng gặp khó khăn và thấy cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển. - Họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đới với khu vực. - Các tổ chức hợp tác khu vực trên thé giới ngày càngnhiều đã cổ vũ các nước ĐNA liên kết với nhau. - Do đó, 8/8/1967, Hiệp hội các nước ĐNA ( A SEAN ) được thànhlập tại Băng Cốc ( T.Lan) gồm 5 nước: I, M,S,P, TL. * Quá trình phát triển: - 1967 – 1975, A còn là một t/chức non yếu, sự h .tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có v.trí trên trường quốc tế. - 2/1976,tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali ( Inđônêxia) Hiệpước Bali được kí kết với nội dung chính là tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác ở ĐNA. Từ đây, A có sự khởi sắc. - Lúc đầu, A thực hiện chính sách đối đầu với 3 nước Đ Dương.Song từ cuối thập niên 80, khi vấn đề Campuchia được giải quyết, các nước này đã bắt đầu quá trình đối thoại hoà dịu. - Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thànhthànhv iên thứ 6 của A. - Tiếp đó, A kết nạp thêm Việt Nam (7/1995), Lào, Myanma (9/1977), Campuchia (4/1999). Như vậy A từ 5 nước sánglập ban đầu đã phát triển thành 10 nước thành viên hợp tác ngày càng chặt chẽ về mọi mặt. * Vai trò: ASEAN ngày nay càng trở thành tổ chức hợ tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực ĐNA, góp phần tạo nên một khu vực ĐNA hoà bình, ổn định và phát triển. II. Ấn Độ 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập - Sau CTTG thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, cuộc đấu tranh chốngthực dân Anh, đồi độc lập của nhân dân AĐ phát triển mạnh mẽ. - Do sứ ép của p.trào đâu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ: Ngày 15/8/1947 đã chia Ấn Độ , Pakixtan của những người theo Hồi giáo. - Không thoả mãn với quy chế tự trị, từ 1858 – 1950, Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thằắnlợi hôầntnf. - Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà. * Ý nghĩa:Sự ra đời của nước cộng hoà ÂĐ đánh dấu bước ngoặc trọng đại trong lịch sử ÂĐ, cổ vũ mạnh mẽ PTGTDT trân thế giới. 2. Công cuộc xây dựng đất nước - Trong thời kì xây dựng đất nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ÂĐ đã đạt được những thành tựu quan trọng: + Nông nghiệp: *Từ giữa thập niên 70, ÂĐ đã thựchiện cuộc “cachs mạng xanh” trong nông nghiệp, nhờ đó đã tựtúc được lương thực * Từ 1995, xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới. + Công nghiệp:Trong thập niên 80, ÂĐ đứng hàng thứ 10 thế giới về xuất khẩu công nghiệp, đã chế tạo được nhiều máy móc hiện đại. + Khoa học – kĩ thuật: Đang cố gắng vươin lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. + vănhoá – giáo dục: Thực hiện cuộc “cách mạng chất xám” và trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. - Đối ngoại: Thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ PTCMTG. 4. Sơ kết bài học - Củng cố: GV yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức đã học. - Dặn dò: + Học sinh ôn bài và làm bài tập. + Sưu tầm tài liệu về tổ chức ASEAN và mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN - Bài tập: 1.Sau khi giành độc lập, chiến lược kinh tế của nhóm 5 nước thành lập A là: a. Chiến lược kinh tế hướng ngoại b. Chiến lược kinh tế hướng ngoại c. Cả hai chiến lược kinh tế trên. 2. Cho đến 1984, A có mấy thành viên: a. 5 thành viên c. 7 thành viên b. 6 thành viên d. 10 thành viên 3. Đảng nào lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân AĐ: a. Đảng dân chủ b. Đảng cộng hoà c. Đảng Quốc Đại 4. Nối thời gian với sự kiện cho đúng: Sự kiện Thời gian 1. Đông Timo tách ra khỏi Inđônêxia a. 2/12/1975 2. Nước CHDC ND lào chính thức thành lập b.8/1999 3. Hiêp hội các nước ĐNA ( ASEAN ) thành lập c.26/1/1950 4. Việt Nam gia nhập ASEAN d. 8/8/1967 5. Ấn Độ tuyên bố độc lập đ.7/1995 5. Lập niên biểu về thời gian giành độc lập của các quốc gia Đôngh Nam Á. ------------------- & -----------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Sử 12 bài CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ.docx
Tài liệu liên quan