Giáo án sử 12 - Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX

2. Những thành tựu tiêu biểu

- Đạt đựơc những thành tự kì diệu trên mọi lĩnh vực.

- Lĩnh vực khoa học cơ bản, có những bước phát triển nhảy vọt:

+ Tháng 3/1997, tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.

+ Tháng 4/2003, giait mã được bản đồ gien người.

- Lĩnh vực công nghệ:

+ Tìm ra nguồn năng lượng mới: Mặt trời, nguyên tử.

+ Chế tạo ra vật liệu mới: Pôlime.

+ Sản xuất ra những công cụ mới: Máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động.

+ Công nghệ sinh học có bước phát triển phi thường trong công nghệ di truyền, tế bào, vi sinh

+ Phát minh ra những phương tiện thông tin liên lạc và giao thông vận tải siêu nhanh, hiện đại hư: Cáp quang, máy bay siêu âm, tàu siêu tốc.

+ chinh phục vũ trụ đưa con người lên Mặt trăng.

 

docx6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20182 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 12 - Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VI CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ Bài 10 CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX I /MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc: - Nắm vững nguồn gốc, đặc điểm và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng KH –CN từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Như một hệ quả tất yếu của cuộc CMKH – CN, xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trong những năm cuối TK XX. 2. Về tư tưởng : - Nhận thức rõ mặc dù hoà bình thế giới được duy trì nhưng trong tình trạng chiến tranh lạnh. - cảm phục ý chí vươn lên không ngừng và sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người đã tạo nên nhiều thành tựu kì diệu, nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng chất lượng cao của con người. - Từ đó, nhận thức: Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay phải cố gắng học tập, rèn luyện, có ý chí và hoà bảo vươn lên để trở thành những con ngườiđược đào tạo chât lượng, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước. 3. Về kĩ năng: - Các kĩ năng tư duy phân tích liện hệ,so sánh. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC Tranh ảnh, tư liệu về thành tựu khoa học – công nghệ. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Kiểm ta bài cũ: * Câu hỏi: Những biến đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh? 2. Dẫn dắt vào bài mới Tháng 10/2003, nước láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian.. Trong tháng 10/2005 Trung Quốc lại phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 6 cùng hai nhà du hành bay vào vũ trụ.Thành công đó đã ghi tên TQ vào những nước phát triển công nghệ cao của thế giới. Nhìn ra thế giới nửa thế kỉ qua, chúng ta thực sự cảm phục những thành tựu kì diệu, phi thường mà con ngườiđã tạo ra. Để thấy được trong nửa thế kỉ qua, con người đã làm nên thành tựu kì diệu gì chúng ta sẽ tìm hiểu bài mới hôm nay. Hoạt động của Gv và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Cá nhân - GV thuyết trình: cho đến nay, loài người đã trải qua 2 cuộc cách mạng trong lĩnh vực KH – KT. + Cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII và XIX ( CMKHKT lần 1). + CMKHKT bắt đầu từ những năm 40 của TK XX ( CMKHKT lần 2). * Hoạt động 3: Cả lớp và nhân - GV đặt câu hỏi: Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi nào mà con người cần phát minh KH- KT? - HS suy nghĩ, liên hệ thực tiễn trả lời. - HV nhận xét, bổ sung, lấy ví dụ minh hoạ. + Nhu cầu cuộc sống co người ngày càng cao hơn: ăn ngon, mặc dẹp, được sống tiện nghi, được thoả mãn những nhu cầu tinh thần… Đòi hỏi con người pahỉ sáng tạo, cải tiến kĩ thuật,phát minh, sáng chế, phát triển sản xuất. + Dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt dần, con người phải tìm ra những vật liệu mới để thay thế. + trong chiến tranh, các bên tham chiến đều muốn thắng trận, tìm ra những vũ khí mới, những phương tiện thông tin liên lạc, giao thông vận tải nhanh,hiện đại, tạo ra yếu tố bất ngờ. * Hoạt động 3: cả lớp - GV trình bày về đặc điểm của cuộc CMKH – KT công nghệ lần 2. + Đặc điểm lớn nhất của KHKT ngày nay là Kh trở thành LLSX trực tiếp, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những nghiên cứu KH, KH gắn liền với KT, đến lượt mình, KH lại mở đường cho sản xuất.Như vậy, KH đã tham gia trực tiếp vào sản xuất và trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.KH và KT có sự gắn bó chặt chẽ; khoảng cách giữa phát minh KH với tiến bộ KT ngày càng gần. ( Ví dụ trước đây, khi KH chưa phát triển, người ta tập trung nghiên cưú tìm ra những lý thuyết, nguyên lí, qui luật, định luật. Có những nguyên lí đươck phát minh rất lâu sau đó mới được ứng dụng vào trong thực tiễn để từ đó có sáng tạo về kĩ thuật.Ví dụ nguyên lí chụp ảnh hàng mấy trăm năm sau mới mới ứng dụng để nghiên cứu ra máy chụp ảnh.Còn ngày nay, nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Thành tựu khoa học được ứng dụng ngay vào thực tiễn, mọi phát minh kĩ thuật đều đều bắt nguồn từ khoa học. + GV trình bày 2 giai đoạn phát triển của CM kHKT lần thứ 2. Giải thích rõ khái niệm khoa học – kĩ thuật và công nghệ. ( Xem phần tài liệu tham khảo SGV). * Hoạt động 1: Cả lớp - GV trình bày: Cuộc CMKHKT hiện đại đạt được thành tựu kì diệu trên mọi lĩnh vực. * Hoạt động 2: Cá nhân - GV yeeu cầu HS theo dõi SGK những thành tựu trên lĩnh vực: + Khoa học cơ bản: có nghiên cứu nào? + Khoa học công nghệ: có những phát minh sáng chế gì? + HS theo dõi nắm được những thành tựu về KH – CN. - GV và HS đàm thoại về những thành tựu KH –KT, qua đó giúp HS nhận thức được những khả năng kì diệu của con người, sức sáng tạo và sự phát triển không có giới hạn của trid tuệ con người, đã tạo ra những điều kì diệu, phi thường, ngoài sức tưởng tượng của chúng ta: + Máy tính. Vật liệu mới do con người tạo ra có những thuộc tính mà vật liệu trong tự nhiên không có: Siêu cứng, siêu bền siêu dẫn, có thể cách âm, cách nhiệt, chống nóng, có thể dùng chế tạo bất kì một sản phẩm nào mà con người muốn, kể cả vỏ máy bay, vỏtàu vũ trụ chịu một lực ma sát cực mạnh. Trong không gian mà không bốc cháy. + Chuyến bay đầu tiên của loài ngươi trên Mặt trăng: Từ thời cổ đại con người đã mơ ước khám phá vũ trụ. Tháng 7/1969, phi thuyền Apôllô 11 của Mĩ đã đưa phi hành gia Neil Armstrong cùng Buzz Andrin và Michacollins lê Mặt trăng. Apôllô đựơc phóng lên từ mũi Canaveral (phlorida ) vào ngày 16/7/1969 vàđến quỹ đạo cuỉa Mặt trăng ngày 20/7.Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng và phát biểu của ông trở thành câu nói nổi tiếng của TK XX “Đây là một bước nhỏ của con người, nhưng là một bước tiến vĩ đại của nhân loại”. Ông cùng với đội bay đã thu nhặt những mẫu đá và kimn loại từ Mặt trăng.Chính những vật thể này đã tạo cho các nhà khoa học cío những phán đoán chính xác về vên tinh tự nhiên duy nhất của trái đất này. Tàu Apôllô đáp xuống trái đất ngày 24/7 ở Thái Bình Dương, cách Haoai khỏng 1300km về phía Đông Nam. Sau đó, đoàn phi hành gia phải mất nhiều tháng để xuất hiện trước công luận. trình bàyvề chuyến bay của họ. Tàu Apôllô là con tàu đầu tiên đưa con người lê Mặt trăng “chúng tôi từ hành tinmh trái đất lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng vào tháng 7/1969 SCN chúng tôi đến đây với mong muốn hoà bình cho tất cả nhân loại” + Về sinh sản vô tính: Con người có khả năng nhânbản sao chép con người, cho thấy khả năng kì diệu của con người; con người có khả năng “nhân tạo” ra chính mình, song nó cũng gây ra những lo ngại về mặt pháp lí vàđạo lí như sao chép con người, thương mại hoá công nghệ gien, vi phạm quy luật tự nhiên.Nhiều người còn lớn tiếng cho rằng đó là hành vi vô đạo đức, vi phạm đạo lí . + Truyền hình qua vệ tinh: các phương tiện thông tin liên lạc nhanh, hiện đại, giúp con người xích lại gần nhau, dù cách nhau nửa vòng trái đất họ cũng có thể nhìn thấy và nói chuyện với nhau. Trong khi mấy chục năm trước, họ chỉ biết nhau qua các lá thư. * Hoạt động 3: Cá nhân - GV phát vấn: Em có suy nghĩ gì về những thành tựu mà con người đạt được trong nửa thế kỉ qua? - HS suy nghĩ trả lời. - Gv nhận xét, bổ sung: + Trong vòng nửa thế kỉ,con người đã tiến những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong lịch sử tiến hoá của loại người. + Con người có khả năng rất lớn, có thể làm tất cả những gì mình muốn (kể cả việc lên khung trăng). +Gv liên hệ giáo dục tinh thần học tập, ý chí vươn lên cho học sinh, tuổi trẻ học rộng, tài cao, phải có ước mơ, hoà bão lớn, có chí lớn. * Hoạt động 4: Cả lớp - GV đặt câu hỏi: Những tác động tích cực và hạn chế của cách mạng khoa học – kĩ thuật? - GV có thể tập trung phân tích, làm rõ một số tác động: + CMKHKT làm cho năng suất lao động tăng rất nhanh, tạo ra một khối lượng sản phẩm khổng llò, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người. + Mức sống và chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, ngày càng tiện nghi hơn nhờ những thành tựu KHKT (Gv so sánh chất lượng cuộc sống con người Việt Nam với các nước khác EU, Mĩ, Nhật Bản.. vì vật chúng ta cần phải cố gắng hơn nhiều ). + CMKHKT lần hai phát triển với tốc độ nhanh như vũ bão và đạt được những thành tựu hiện đại.Vì vây, đồi hỏi phải tăng chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục để bắt nhịp trình độ KHKT hiện đạicủa thế giới. - Gv phân tích để HS thấy được hạn chế của cuộc CMKHKT. * Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV: Một trong những tác động của cuộc CMKHKT là làm xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá, xu hướng này xuất hiện từ những năm 80, đặc biệt là từ sau chiến tranh lạnh. - GV đặt câu hỏi: Vậy toàn cầu hoá là gi? Thử lấy dẫn chứng về toàn cầu hoá? - Hs dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời.Ô nhiễm môi trường, bệnh AIDS, cúm gia cầm…những vấn đề đó đụng chạm đến tất cả các quốc gia, các dân tộc không kể giàu nghèo, lớn nhỏ….là những vấn đề nếu không giải quyết sẽ gây ranguy cơ đe doạ tương lai của loài người. - GV vậy toàn cầu hoá là quá trình gia tăng những vấn đề toàn cầu, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ liên hệ ảnh hưởng tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. - GV có thể giải thích thêm: Có rất nhiều vấn đề toàn cầu song bản chất của toàn cầu hoá là toàn cầu hoá về kinh tế. Những vấn đề toàn cầu hoá về kinh tế làm nảy sinh và chi phối các vấn đề toàn cầu khác.Nếu nhìn từ gốc độ kinh tế thì toàn cầu hoá là sự phụ thuộc lẫn nhau về các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu, là sự hình thành thị trường thế giới và phân công lao động quốc tế, là việc tư bản tiền tệ, của cải vật chất và con người vượt qua giới hạn quốc gia, dân tộc di chuyển tự do trên toàn cầu.Tiêu chí rõ ràng nhất của toàn cầu hoá hoá là sự tồn tại của một số công ti xuyên quốc gia (Công ty Côca Côla là một điển hình của toàn cầu hoá, vận hàng ở 155 nước trên toàn cầu, kiểm soát 44% nhu cầu giải khát trêntoàn cầu, thế lực mạnh, vượt trên cả nhiều quốc gia, dôn tộc.Mì ăn liền, Karaoke đã vượt qua khỏi phạm vi Nhật Bản, có mặt ở nhiều quốc gia, dần dần trở thành hiện tượng toàn cầu. * Hoạt động 2: Cá nhân - HS theo dõi SGK những biểu hiện của toàn cầu hoá về kinh tế, nắm được những biểu hiện cơ bản của toàn cầu hoá kinh tế. - Gv vừa phân tích phần chữ nhỏ trong SGK, vừa lấy ví dụ minh hoạ cho toàn cầu hoá. * Hoạt động 3: Cả lớp - GV trình bày kết hợp với giảng giải, phân tích, giúp Hs nắm được mặt tích cực và hạn chế của toàn cầu hoá. - HS theo dõi tiếp thu kiến thức. I. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ 1. Nguồn gốc và đặc điểm - Cuộc CMKH –KT ngày nay bắt nguồn từ những năm 40 của TK XX. * Nguồn gốc: xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. * Đặc điểm: - Đặc điểm lớn nhất là khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. KH và KT có sự liên kết chặt chẽ, mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ nghiên cưú khoa học. -Chia là 2 giai đoạn: + Từ thập kỉ 40 đến nửa đầu những năm 70: diễn ra trên cả lĩnh vực KH và KT. + Từ 1973 đến nay: diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ. 2. Những thành tựu tiêu biểu - Đạt đựơc những thành tự kì diệu trên mọi lĩnh vực. - Lĩnh vực khoa học cơ bản, có những bước phát triển nhảy vọt: + Tháng 3/1997, tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính. + Tháng 4/2003, giait mã được bản đồ gien người. Lĩnh vực công nghệ: + Tìm ra nguồn năng lượng mới: Mặt trời, nguyên tử. + Chế tạo ra vật liệu mới: Pôlime. + Sản xuất ra những công cụ mới: Máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động. + Công nghệ sinh học có bước phát triển phi thường trong công nghệ di truyền, tế bào, vi sinh… + Phát minh ra những phương tiện thông tin liên lạc và giao thông vận tải siêu nhanh, hiện đại hư: Cáp quang, máy bay siêu âm, tàu siêu tốc. + chinh phục vũ trụ đưa con người lên Mặt trăng. * Tác động: - Tích cực: + Tăng năng suất lao động. + Nângcao không ngừng mức sống của con người. + Đưa ra những đòi hỏi phải thay đổivề cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhâ lực, chất lượng giáo dục. + Nền kinh tế, văn hoá giáo dục thế giới có sự quốc tế hoá ngày càng cao. - Hạn chế: Gây ra những hậu quả mà conm người chưa khắc phục được: + Tai nạn lao động, tai nạn giao thông. + Vũ khí huỷ diệt. + Ô nhiễm môi trường. + Bệnh tật hiểm nghèo. II.Xu hướng toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó. - Từ đầu những năm 80, đặc biệt là từ sau chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện. - Khái niệm: Toàn cầu hoá làquá trình tăng lên mạnh mẽnhững mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau ,phụ thuộc lâẫnnhau gủa tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. - Biểu hiện: + Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. + Sự sáp nhập hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng lồ. + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. + đặt ra các yêu cầu phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. - Hạn chế: + Khoét sâu thêm sự bất công xã hội và hố ngăn cách giàu nghèo càng lớn. + Làm mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn. + Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền quốc gia. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược; vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc. 4. Sơ kết bài học - Củng cố:Thành tựu và tác động của cách mạng KHCN. - Dặn dò: Hs về soạn bài tổng kết lịch sử thế giới hiện đại ( 1945 – 2000).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Sử 12 bài CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX.docx
Tài liệu liên quan