Giáo án sử 12 - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946

3. Giải quyết nạn dốt

- Biện pháp trước mắt: Tổ chức các lớp bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ cho nhân dân.

- Biện pháp lâu dài: Khai giảng hệ thống trường học từ phổ thông đến đại học, áp dụng nội dung và phương pháp giáo dục mới.

- Kết quả: Đã xóa nạn mù chữ cho hơn 2,5 triệu người, nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới.

4. Giải quyết khó khăn về tài chính

- Biện pháp trước mắt: Kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”.

- Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước

- Kết quả: Đến năm 1946, Nhà nước căn bản cân bằng thu – chi.

 

docx13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18534 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 12 - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 Bài 17 – NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ NGÀY 2 – 9 – 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 – 12 – 1946 I. Mục tiêu Học xong bài này, học sinh cần: 1. Kiến thức - Biết được những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945. - Nêu và phân tích được những biện pháp trước mắt và lâu dài của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết những khó khăn (về xây dựng chính quyền non trẻ, diệt giặc đói, giặc dốt, tài chính và tàn dư của xã hội cũ để lại). - Hiểu rõ những chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ cách mạng trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc, bọn phản cách mạng và thực dân Pháp từ sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước ngày 19/12/1946. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử liên,… quan đến tình hình Việt Nam ở năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 (Ví dụ: Vì sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay khi mới ra đời đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?). 3. Thái độ, tư tưởng - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng. - Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù, sự phản bội Tổ quốc của bọn phản cách mạng. II. Một số khái niệm, thuật ngữ lịch sử cơ bản - Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân Đảng), Việt Cách (Việt Nam Cách mạng đồng minh hội): Đây là các tổ chức phản động sống lưu vong ở Trung Quốc, làm tay sai cho quân Trung Hoa Dân quốc. Ngay khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, chúng nhanh chóng tập hợp những kẻ phản bội Tổ quốc, theo sau quân Trung Hoa Dân quốc về nước hòng cướp chính quyền của ta. Nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi âm mưu của chúng đều thất bại. - “Ngàn cân treo sợi tóc”: Tình thế cực kì nguy hiểm, đe dọa đến số phận, vận mệnh của một cá nhân, hoặc cả dân tộc. Tình thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công cũng được ví như vậy, vì vào thời điểm bấy giờ, cả dân tộc gặp muôn vàn khó khăn: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, chính quyền non trẻ, khó khăn về tài chính, tàn dư của chế độ cũ để lại. Trong bối cảnh đó, nguy cơ cả dân tộc một lần nữa bị rơi vào ách nô lệ là rất lớn. - “Tuần lễ vàng”: Tuần lễ được tiến hành trong cả nước từ ngày 17/9 đến ngày 24/9/1945 nhằm động viên nhân dân quyên góp vàng ủng hộ chính quyền cách mạng. Kết quả, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã quyên góp được 20 triệu đồng và 370 kg vàng vào “Quỹ độc lập”, góp phần quan trọng vào giải quyết khó khăn trước mắt về sự khan hiếm của tài chính lúc bấy giờ. - “Nam tiến”: Phong trào của thanh niên miền Bắc xung phong vào Nam, cùng sát cánh với nhân dân Nam Bộ đánh Pháp để giải phóng quê hương theo tiếng gọi của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945. Trong kháng chiến chống Mĩ, phong trào “Nam tiến” cũng được thanh niên miền Bắc hưởng ứng nhiệt liệt. - Hiệp ước Hoa – Pháp(28/2/1946): Văn bản ngoại giao quan trọng được kí kết giữa hai chính phủ để cùng có trách nhiệm thực hiện theo những thỏa thuận đã kí. Chiếm xong các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp muốn đem quân ra Bắc nhưng chúng lại gặp trở ngại bởi quân Trung Hoa Dân quốc. Trong khi đó vào thời điểm này, âm mưu của quân Trung Hoa Dân quốc muốn cướp chính quyền nước ta không thành nên muốn trở về nước để đối phó với quân của Đảng Cộng sản. Vì vậy, ngày 28/2/1946, hai bên đã thỏa thuận kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp. Theo hiệp ước này, quân Pháp sẽ nhường cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi kinh tế, đổi lại Pháp sẽ thay họ chiếm đóng miền Bắc. - “Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)”: Việc kí kết một hiệp định tạm thời để đi tới một hiệp định chính thức. Trước tình hình chính phủ Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã chọn giải pháp “hòa để tiến” bằng cách kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ vào ngày 6/3/1946, nhường cho chúng một số quyền lợi để ta có thêm thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng và đuổi được quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai của chúng ra khỏi lãnh thổ nước ta. - Tạm ước: Điều tạm thời trong khi chưa có điều ước chính thức giữa hai hoặc nhiều nước. Trước những hành động khiêu khích của thực dân Pháp làm cho quan hệ Việt – Pháp căng thẳng, không có lợi cho cách mạng nước ta, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đang thăm nước Pháp đã thay mặt Trung ương Đảng đã kí với Mutê – đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước. Ta tiếp tục nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa để kéo dài thời gian hòa hoãn, củng cố lực lượng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ sau này. III. Phương tiện dạy học chủ yếu - Lược đồ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945; một số hình ảnh của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết giặc đói, giặc dốt, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, đoàn quân “Nam tiến”,… - Phiếu học tập, sơ đồ lịch sử (xem phần Phụ lục), phim tư liệu về nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1945 - 1946 thiết kế trên PowerPoint. - Máy vi tính kết nối máy chiếu Ghi chú: GV có thể liên hệ với khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội để khai thác tư liệu hình ảnh trên, hoặc tìm mua sách kèm theo đĩa CD Hồ Chí Minh (toàn tập), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001; sách kèm theo CD Hướng dẫn sử dụng những hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên CD và phần mềm PowerPoint trong DHLS ở trường phổ thông (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2005); cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 THPT (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009). IV. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ GV có thể sử dụng câu hỏi sau: - Trình bày sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). - Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945. Nguyên nhân quyết định đối với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám? 3. Chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới GV trình bày nêu vấn đề: Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một bước ngoặt mới cho lịch sử Việt Nam. Nó phá tan xiềng xích của thực dân Pháp và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước do nhân dân ta làm chủ. Nhưng ngay khi mới ra đời, nước ta đã lâm vào tình thế vô cùng khó khăn, không khác gì “ngàn cân treo sợi tóc”. Vì sao vậy? Những khó khăn đó là gì? Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện những chủ trương, biện pháp gì để giữ vững nền độc lập non trẻ của mình. Tìm hiểu bài học ngày hôm nay, các em sẽ trả lời được câu hỏi đó. 4. Tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới Một số gợi ý: - Bài này dạy trong hai tiết và kiến thức cơ bản được dải đều ở các mục. - Ở mục II, GV tổ chức cho HS theo nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một biện pháp của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết từng loại khó khăn (về xây dựng chính quyền, giải quyết nạn đói, nạn dốt và sự khan hiếm về tài chính), cũng có thể chuẩn bị Phiếu học tập để HS tự nghiên cứu SGK và điền vào phiếu. - Liên quan đến bài học này có nhiều tư liệu nghe – nhìn như ảnh chụp, phim tư liệu, ghi âm. Vì vậy, nếu có điều kiện GV nên giảng dạy bằng giáo án điện tử để tận dụng việc khai thác các kênh thông tin, hình ảnh. Đặc biệt, GV cần lưu ý đến vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra các biện pháp trước mắt và lâu dài để giữ vững nền độc lập mới giành được. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) Hoạt động dạy – học của thầy, trò I. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 * Thuận lợi: - Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang hình thành,... - Nhân dân ta được làm chủ nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ. - Cách mạng có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đây là thuận lợi cơ bản nhất. * Khó khăn: Nước ta phải đối phó với 2 mối đe dọa lớn: - Giặc ngoại xâm và bọn nội phản: Phía Bắc có quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách muốn cướp chính quyền cách mạng. Phía Nam có quân Pháp được đế quốc Anh giúp sức đã trở lại xâm lược. Ngoài ra còn có 6 vạn quân Nhật, bọn Tờrốtkít,… " cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù nguy hiểm. - Sự non yếu của chính quyền mới thành lập và những tàn dư của chế độ cũ để lại trên tất cả các mặt: nạn đói đe dọa, nạn dốt (hơn 90% dân số mù chữ), tài chính của nhà nước trống rỗng,…. " Những mối đe dọa trên đẩy nước ta vào tình thế “ngàn cân theo sợi tóc”. Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi: Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước ta có những thuận lợi cơ bản nào? Theo em, thuận lợi nào là cơ bản nhất. HS: Tìm hiểu SGK và trả lời GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và chốt ý (có 3 thuận lợi cơ bản). Ở đây, GV cần nhấn mạnh đến yếu tố có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo nên nhân dân ta rất tin tưởng. Chính nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, phong trào đánh Pháp, Nhật đã giành thắng lợi, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, phát xít. HS: Lắng nghe và ghi chép. Hoạt động 2: GV trình bày nêu vấn đề: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, tình hình nước ta những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám cũng gặp muôn vàn khó khăn. Nhiều người đã nhận định: Cách mạng Việt Nam bấy giờ ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, giống như Lênin từng nhận định về nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917: Giành chính quyền đã khó, nhưng giữ vững được chính quyền còn khó khăn bội phần. Vì sao vậy? Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gặp phải những khó khăn gì sau Cách mạng tháng Tám 1945? Những khó khăn của nước ta có gì giống và khác so với nước Nga Xô Viết sau Cách mạng tháng Mười năm 1917? HS: Nghiên cứu SGK, kết hợp tái hiện lại những kiến thức đã học ở lớp 11 để so sánh, trao đổi và trả lời. GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và phân tích. Ở đây, GV cần sử dụng Lược đồ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 để hướng dẫn HS quan sát, hình dung về những mối đe dọa của giặc ngoại xâm từ vĩ tuyến 16 đổ ra Bắc (quân Trung Hoa Dân quốc và bọn Việt Quốc, Việt Cách) và từ vĩ tuyến 16 đổ vào Nam (6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, đế quốc Anh mở đường cho quân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta,… Từ các dẫn chứng và phân tích cụ thể ở trên, GV đi đến kết luận và chốt ý. HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. 1. Xây dựng chính quyền cách mạng - Ngày 6/1/1946, tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội khóa đầu tiên. - Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp kì đầu tiên, bầu ra Chính phủ cách mạng do Hồ Chí Minh đứng đầu - Ngày 9/11/1946, Quốc hội họp kì thứ hai, thông qua Hiến pháp của nước VNDCCH - Gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang, gồm các lực lượng giải phóng quân và dân quân tự vệ. 2. Giải quyết nạn dói - Biện pháp trước mắt: Kêu gọi cả nước “nhường cơm sẻ áo”, lập “Hũ gạo cứu đói” cho dân,… - Biện pháp lâu dài: Kêu gọi nhân dân “tăng gia sản xuất”, bãi bỏ các loại thuế vô lí và giảm tô thuế cho nông dân,… - Kết quả: Nạn đói được đẩy lùi, nhân dân phấn khởi và tin vào chính quyền cách mạng. 3. Giải quyết nạn dốt - Biện pháp trước mắt: Tổ chức các lớp bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ cho nhân dân. - Biện pháp lâu dài: Khai giảng hệ thống trường học từ phổ thông đến đại học, áp dụng nội dung và phương pháp giáo dục mới. - Kết quả: Đã xóa nạn mù chữ cho hơn 2,5 triệu người, nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới. 4. Giải quyết khó khăn về tài chính - Biện pháp trước mắt: Kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”. - Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước - Kết quả: Đến năm 1946, Nhà nước căn bản cân bằng thu – chi. Hoạt động: GV nêu vấn đề, sau đó phát Phiếu học tập cho HS, đồng thời hướng dẫn các em nghiên cứu SGK để điền thông tin vào phiếu trong thời gian 4 phút (xem Phiếu học tập ở phần Phụ lục): Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ở trên, Đảng và Chính phủ ta đã làm gì để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945? HS: Tìm hiểu SGK và quan sát kênh hình để thảo luận, điền thông tin vào phiếu học tập theo gợi ý cho sẵn. Nhằm tăng thêm không khí học tập và phát huy tính tích cực, chủ động của HS, GV thông báo sẽ chấm bài làm trên phiếu học tập của 5 người làm nhanh nhất. GV – HS: Hết thời gian, GV gọi một số HS trình bày bài làm trên phiếu học tập của mình, các bạn khác lắng nghe và bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét, đưa ra thông tin phản hồi, kết hợp với sử dụng một số hình ảnh và phim tư liệu để cụ thể hóa cho những biện pháp của Đảng và Chính phủ ta trong việc giải quyết các khó khăn trên. Ví như sử dụng các đoạn phim tư liệu nói về nhân dân ta đi bầu cử ngày 6/1/1946, giải quyết nạn đói, nạn dốt, hình ảnh Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên ở Hà Nội,… (Nguồn tư liệu hình ảnh này GV xem lại ở phần “Phương tiện dạy học chủ yếu”). Khi tổ chức dạy học các nội dung này, GV cần lưu ý nhấn mạnh cho HS 2 điểm sau: + Tổng tuyển cử tự do thực sự là một cuộc vận động chính trị rộng lớn. Với kết quả hơn 90% cử tri cả nước vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù để đi bỏ phiếu thực sự là một thành công lớn. Tổng số 333 đại biểu đại diện cho ba miền Bắc – Trung – Nam được bầu vào Quốc hội, cơ quan cao nhất của nhà nước đã tượng trưng cho khối đoàn kết của toàn dân tộc, chứng tỏ nhân dân ta hết rất tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. + Cùng với việc xây dựng chính quyền mới, việc giải quyết những tàn dư của chế độ cũ để lại như nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính trong bối cảnh nhân dân cả nước đang gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn được đông đảo người dân ủng hộ cho thấy các chủ trương, biện pháp trước mắt và lâu dài của Đảng, Chính phủ ta rất đúng đắn, sáng suốt. Việc thực hiện thành công những biện pháp này đã khẳng định uy tín của Đảng, Chính phủ được nâng cao và người dân sẽ còn tin tưởng hơn nữa vào các biện pháp đối phó với giặc ngoại xâm. HS: Tập trung theo dõi phần trình bày của GV để hiểu rõ hơn, đồng thời đối chiếu với kết quả bài làm của mình để sửa chữa, bổ sung. GV: Dẫn dắt sang mục III. III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng 1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ * Thực dân Pháp xâm lược trở lại - Thực dân Pháp đã có âm mưu trở lại xâm lược nước ta từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (cử tướng Lơcơléc và Đácgiăngliơ đến Sài Gòn). - Ngày “Tết độc lập” (2/9/1945), Pháp xả súng vào dân thường ở Sài Gòn - Chợ Lớn làm 47 người chết, nhiều người bị thương. - Ngày 23/9/1945, Pháp chính thức cho quân nổ súng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. * Nhân dân ta kháng chiến: - Nhân dân Nam Bộ đã anh dũng đánh trả bọn xâm lược bằng mọi hình thức và vũ khí trong tay, gây cho Pháp nhiều khó khăn. - Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng vạn thanh niên miền Bắc hăng hái gia nhập đoàn quân “Nam tiến”, sát cánh cùng nhân dân miền Nam đánh Pháp. Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi: Thực dân Pháp đã có âm mưu và hành động trở lại xâm lược nước ta từ như thế nào? HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời: GV: Nhận xét, trình bày và phân tích giúp HS hiểu được: Âm mưu trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã có từ rất sớm, ngay từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện và quân Đồng minh chưa vào nước ta. Âm mưu và hành động xâm lược của Pháp thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, Chính phủ Đờ Gôn đã ra quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh đến Sài Gòn do Tướng Lơcơléc làm chỉ huy, cử Đô đốc Đácgiăngliơ sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Thứ hai, ngay trong ngày 2/9/1945 khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn xuống đường mít tinh mừng ngày “Tết độc lập”, Pháp đã xả súng vào người dân, giết chết 47 người và làm hàng chục người khác bị thương. Thứ ba, đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn. Hành động này chính thức mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai. Trên thực tế, Pháp sớm đánh chiếm trở lại nước ta cũng vì được đế quốc Anh giúp sức. Ngay khi đến Sài Gòn, quân Anh đã yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, rồi tự mình thả hết tù binh Pháp, trang bị cho quân Pháp vũ khí,… HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính Hoạt động 2: GV nêu vấn đề để HS suy nghĩ: Vậy trước những âm mưu và hành động trở lại xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến như thế nào? HS: Tìm hiểu SGK và quan sát hình để trả lời: GV: Nhận xét, trình bày bổ sung, kết hợp hướng dẫn HS khai thác hình Đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào Nam chiến đấu rồi chốt ý. HS: Lắng nghe và ghi vở. 2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc - Ta chọn sách lược hòa hoãn, dùng ngoại giao khôn khéo để tránh xung đột quân sự, đồng thời kiên quyết vạch mặt âm mưu phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng. - Biểu hiện: + Nhường cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp. + Nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế (cung cấp cho chúng một phần lương thực, nhận tiêu tiền của Trung Quốc,…) + Đảng tuyên bố “tự giải tán”, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật. + Ban hành một số sắc lệnh dể trấn áp các tổ chức phản cách mạng, trừng trị thẳng tay những hành động phá hoại của bọn tay sai thân Trung Hoa Dân quốc,... " Âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù thất bại. Hoạt động 1: GV tổ chức trao đổi với HS và trình bày nêu vấn đề: Ngay sau ngày “Tết độc lập”, Đảng và Chính phủ ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều loại kẻ thù nguy hiểm: quân Anh, Pháp, phát xít Nhật ở miền Nam, quân Trung Hoa Dân quốc, bọn Việt Quốc, Việt Cách ở miền Bắc, bọn phản cách mạng,… Trong đó, quân Anh và Trung Hoa Dân quốc vào nước ta là có pháp lí quốc tế, làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật. Vậy theo các em, chúng ta có nên dùng quân sự để đánh quân Trung Hoa Dân quốc lúc này không? (HS sẽ trả lời không). GV tiếp lời: Nếu dùng quân sự để đánh kẻ thù lúc này là rất bất lợi, vì chúng vào nước ta mang pháp lí quốc tế dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp phít xít Nhật. Hơn nữa, chính quyền và lực lượng của ta lúc này còn yếu, khó có thể thắng được . Sách lược đấu tranh của chúng ta lúc này là tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, nên chọn giải pháp hòa hoãn, tránh xung đột quân sự, dùng ngoại giao khôn khéo, đồng thời kiên quyết vạch mặt âm mưu phá hoại của kẻ thù. Vậy trong giai đoạn từ tháng 9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện những chủ trương, sách lược gì để đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc? HS: Tìm hiểu SGK, suy nghĩ, trao đổi, trả lời: GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. Nếu điều kiện cho phép, GV có thể cho HS xem đoạn phim tư liệu về Đảng và Chính phủ cách mạng đón tiếp quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta để cụ thể hóa sự kiện (nguồn từ đĩa CD Hồ Chí Minh toàn tập). HS: Theo dõi và ghi ý chính. GV: Dẫn dắt chuyển sang mục 3: Chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta đã làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền của quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai của chúng. Nhưng làm thế nào để đuổi chúng về nước? Chúng ta cùng tìm hiểu ở mục 3. 3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta * Hoàn cảnh: - Để đem quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta, thực dân Pháp đã đàm phán với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cho họ ra chiếm đóng miền Bắc thay thế. - Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, quân Pháp được phép ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay quân Trung Hoa Dân quốc " gây bất lợi cho ta. - Để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù và có thêm thời gian hòa hoãn và chuẩn bị lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp “hòa để tiến”: kí với Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). * Nội dung của Hiệp định Sơ bộ: - Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng,… nằm trong khối Liên hiệp Pháp. - Ta đồng ý cho Pháp đem 15.000 quân vào miền Bắc thay thế Trung Hoa Dân quốc, nhưng sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm. - Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức sau này. * Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Sơ bộ: - Phía ta tôn trọng Hiệp định, khẩn trương củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt nhưng thực dân Pháp lại ra sức phá hoại, tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi nước ta,… - Ngày 14/9/1946, Chủ tịch HCM kí với Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. * Ý nghĩa của việc hoàn hoãn: - Ta đã loại bớt kẻ thủ nguy hiểm (quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai phải ra khỏi nước ta), tập trung lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp. - Ta có thêm thời gian hòa hoãn để củng cố, xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho đánh Pháp lâu dài. Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ: Vì sao thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc lại kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp? Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện chủ trương, biện pháp gì để hòa hoãn với Pháp và đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước? HS: Tìm hiểu SGK để trao đổi và trả lời. GV: Nhận xét, trình bày, phân tích và kết luận. Ở đây, GV cần làm rõ các ý sau: + Vì sao thực dân Pháp và chính phủ Trung Hoa Dân quốc phải thương lượng với nhau? Thực dân Pháp sau khi chiếm được các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, chúng muốn đem quân ra Bắc để thôn tính cả nước nhưng lại bị cản trở bởi quân Trung Hoa Dân quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh đang ở miền Bắc Việt Nam vào giải giáp phít xít Nhật. Đồng thời, quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai sau một thời gian sang nước ta với âm mưu muốn cướp chính quyền, phá hoại cách mạng không thành đã nản lòng, chúng lại gặp phải khó khăn trong nước đó là phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản lên cao, nhiều khu giải phóng mở rộng,…. nên rất muốn trở về để đối phó với quân cách mạng trong nước. Chính trong bối cảnh trên, thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc đã gặp nhau để thương thuyết và Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (nội dung như SGK). + Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết đặt nhân dân ta đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: khẩn trương cầm vũ khí để đứng lên chống Pháp ngay khi chúng vừa đặt chân ra miền Bắc (cách này rất nguy hiểm vì chênh lực lực lượng giữa ta và Pháp rất lớn); hoặc là chủ động đàm phán với Pháp để nhanh chóng đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, làm cho bọn tay sai của chúng hoang mang, ta lại có thêm thời gian hòa hoãn chuẩn bị lực lưởng để bước vào cuộc kháng chiến với Pháp sau này (cách này thể hiện phương pháp ngoại giao rất khôn khéo, lại được nhiều người tán thành). Cuối cùng, trên cơ sở phân tích lợi thế giữa ta và kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta (đại diện là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã chọn giải pháp “hòa để tiến”, thông qua việc kí kết với thực dân Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 (Nội dung Hiệp định như SGK). HS: Lắng nghe và ghi ý chính. Hoạt động 2: GV thông báo kiến thức: Tranh thủ thời gian hòa bình, Đảng và Chính phủ ta khẩn trương củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt: thành lập Liên Việt, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang,… Tuy nhiên, phía thực dân Pháp lại ra sức phá hoại Hiệp định: chúng tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, ngang nhiên thành lập chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi nước ta,… Trong hoàn cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh bấy giờ với tư cách là thượng khác đang thăm nước Pháp đã kí với Mutê – đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. HS: Lắng nghe GV thông báo và ghi vở Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi để HS nhận xét: Thông qua nội dung của Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp được kí kết ngày 6/3/1946 và bản Tạm ước ngày 14/9/1946, em có nhận xét gì về chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta khi trọn giải pháp “hòa để tiến”? HS: Tìm hiểu trao đổi, thảo luận và trả lời (GV có thể gợi ý: Trước đây việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc là nhiệm vụ của ta, nhưng sau khi ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ thì nhiệm vụ đó thuộc về ai? Quân Trung Hoa Dân quốc phải về nước có nghĩa ta bớt đi một kẻ thủ nguy hiểm. Điều quan trọng, chúng ta có thêm thời gian hòa hoãn để củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài với Pháp – đây là điều quan trọng nhất). GV: Nhận xét, bổ sung, phân tích và kết luận. HS: Theo dõi và ghi vở. V. Củng cố, dặn dò 1. Củng cố GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh đến một số thuật ngữ, khái niệm, sự kiện lịch sử và những cụm từ quan trọng (GV có thể sử dụng Sơ đồ củng cố kiến thức bài học ở phần Phụ lục). 2. Bài tập về nhà - Ôn lại kiến thức đã học và lập niên biểu những sự kiện quan trọng của bài. - Đọc trước bài 12 để tìm hiểu nội dung bài viết và kênh hình nói về những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Sử 12 bài NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ NGÀY 2 – 9 – 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 – 12 – 1946.docx
Tài liệu liên quan