Hoạt động 2
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các xô viết, thông qua các gợi ý như sau:
GV yêu cầu học sinh dùng bút chì, gạch chân những ý chính đề cập đến tổ chức và hoạt động của các xô viết. Đồng thời thấy được tính tích cực trong những chính sách đó.
Em có nhận xét gì về càc chính sách của XV ?
HS- GV: Học sinh thực hiện nhiệm vụ của mình và trả lời theo những gợi ý của giáo viên.
GV phân tích: Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở nước ta, tuy nó chỉ tồn tại được 4 – 5 tháng, sau đó thực dân pháp đàn áp khốc liệt, dìm xô viết Nghệ - Tĩnh trong biển máu. Nhưng, xô viết Nghệ - Tĩnh để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: dân tộc và dân chủ, về liên minh công nông, về vấn đề thành lập mặt trận dân tộc thống nhất và xây dựng chính quyền mới.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 12 - Phong trào cách mạng 1930 - 1935, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 03/10/2011 Tuần : 10-11
CHƯƠNG II – VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
Bài 14 – Tiết 20, 21
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1935
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
- Hiểu được phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo về các mặt: lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, mục tiêu đấu tranh, qui mô phong trào, so sánh với các phong trào chống Pháp của các tổ chức giai đoạn trước
- Trình bày được diễn biến chủ yếu của phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác định kiến thức cơ bản để nắm vững bài
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp, nhận định các dự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng, thái độ
Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về truyền thống đầu tranh bất khuất của dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối về sự lãnh đạo của Đảng.
II. Thiết bị dạy học
- Lược đồ, tranh ảnh về phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh
- Chân dung các đ/c Lđạo của Đảng giai đoạn này như Trần Phú, Lê Hồng Phong
-
III. Tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học
Lớp
12A1
12A2
12A3
Ngày dạy
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
1. Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nêu ndung, ý nghĩa Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của ĐCSVN (3/2/1930)
3. Bài mới
4. Tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới
Chuẩn kiến thức
Hoạt động dạy – học của thầy, trò
I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
1.Tình hình kinh tế
Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bắt đầu suy thoái: gạo lúa sụt giảm, ruộng bỏ hoang nhiều; công nghiệp suy giảm, xuất khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
GV nêu vấn đề: trong những năm 1929 – 1933, kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, ảnh hưởng đến tình hình nước ta. Vậy tình hình kinh tế, xã hội nước ta giai đoạn này như thế nào? Tác động của nó tới phong trào cách mạng?
HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời:
GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích
-Về sự ảnh hưởng của khủng hoảng đến kinh tế: vì kinh tế Việt Nam vốn đã bị phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.Chính quyền thực dân Đông Dương đã thi hành một loạt các biện pháp kinh tế - tài chính dùng tiền của ngân hàng Đông Dương trợ cấp cho các công ty tư bản đang có nguy cơ phá sản, tìm mọi biện pháp tăng thuế và đặt ra những thuế mới, đồng tiền Đông dương bị phá giá.
2.Tình hình xã hội
- Nông dân mất đất, chịu sưu cao thuế năng, bị bần cùng hoá cao độ.
- Công nhân thất nghiệp or được trả lương ít ỏi.
- TTS và TS dt gặp nhiều khó khăn
à Tình cảnh trên làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc.
Mặt khác, P tiến hành khủng bố trắng sau k/n Yên Bái.
=> NN làm bùng nổ Ptrào CM 30 – 31
-Về ảnh hưởng đến tình hình xã hội: trong thời kỳ này, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều rất khốn khổ, công nhân bị thất nghiệp, nông dân bị mất đất, sưu cao thuế năng, bị bần cùng hoá, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức cũng sống điêu đứng. Địa chỉ nhỏ bị sa sút. Một số tư sản dân tộc bị phá sản, vỡ nợ. Chính vì thế, mâu thuẫn trong xã hội, nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược ngày càng gay gắt.
Đặt ra vấn đề cấp thiết có những phong trào cách mạng phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của người dân.
II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
* Ptrào trong cả nước ;
- Sau khi Đảng ra đời đã kịp thời Lđạo Ptrào đtrang khắp cả nước.
- Từ 2 - 4/1930, nhiều phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân đã nổ ra.
- Ngày 1/5/1930, lần đầu tiên công nhân Việt Nam kỉ niệm ngày quốc tế lao động, phong trào nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn.
- Trong tháng 6,7,8 Ptrào tiếp tục ptriển
* Ở Nghệ An – Hà Tĩnh
- Đây là noi có Ptrào ptriển mạnh, với những cuộc biểu tình của nodân (9/1039), kéo đến huyện lị, tỉnh lị và được cno Vinh-Bến Thủy hưởng ướng.
-12/9/1930, 8000 ndân Hưng Nguyên kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường...
=> hệ thống chính quyền địch bị tê liệt ở nhiều nơi.
GV đặt câu hỏi:
Hoàn cảnh diễn ra Ptrào CM 30 -31 ? và Trình bày những diễn biến Cbản của Ptrào.
HS theo dõi SGK để trả lời
GV thông báo về sự bùng nổ của phong trào công nhân và nông dân trong cả nước, mục tiêu là đấu tranh đòi cải thiện đời sống.
GV đặt câu hỏi: Phong trào cách mạng thời kì này có điểm gì khác?
HS dựa vào SGK và trả lời.
GV nhấn mạnh tới vai trò của Đảng, tạo ra bước ngoặt cho phong trào mà tiêu biểu là sự kiện 1/5/1930
Hoạt động 2
GV sử dụng lược đồ “Phong trào xô viết Nghệ Tĩnh” và khai thác lược đồ như sau:
-Học sinh quan sát lược đồ và nhận xét, phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất là ở khu vực nào?
-Tính thống nhất của các địa phương?
HS quan sát lược đồ và trả lời
Tiếp đó, GV sử dụng lược đồ và tường thuật sự kiện ở Hưng Nguyên – Nghệ An.
Đỉnh cao nhất của phong trào 1930 – 1931 ở Nghệ Tĩnh là cuộc biểu tỉnh khổng lồ của gần 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên kéo về Vinh đòi giảm sưu thuế…Thực dân Pháp đã đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình, chúng dùng máy bay ném bom đoàn biểu tình, làm cho 217 người chết, 126 người bị thương. Sự đàn áp đó không dập tắt được phong trào, phong trào càng phát triển mạnh hơn, quyết liệt hơn.
2. Xô viết Nghệ – Tĩnh
- Nhiều huyện ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 -1931, các xô viết ra đời và thực hiện chức năng của một chính quyền CM.
- Chính sách của Xô viết :
+ Chính trị: ban hành các quyền tự do dc, lập đội tự vệ và toà án nhân dân.
+ Kinh tế: chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ những thứ thuế vô lí.
+ VH-XH: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ mọi nạn xã hội và xd nếp sống mới...
=> C/sách này đem lại lợi ích cho nd, đay là XV của dân, do dân và vì dân
GV giới thiệu thời gian xuất hiện và địa bàn chủ yếu của các xô viết: Tại Nghệ An, xô viết đã ra đời từ tháng 9/1930 tại các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc…Tại Hà Tĩnh, các Xô viết ra đời từ cuối 1930 đến đầu 1931 tại các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi xuân, Hương Khê…
Hoạt động 2
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các xô viết, thông qua các gợi ý như sau:
GV yêu cầu học sinh dùng bút chì, gạch chân những ý chính đề cập đến tổ chức và hoạt động của các xô viết. Đồng thời thấy được tính tích cực trong những chính sách đó.
Em có nhận xét gì về càc chính sách của XV ?
HS- GV: Học sinh thực hiện nhiệm vụ của mình và trả lời theo những gợi ý của giáo viên.
GV phân tích: Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở nước ta, tuy nó chỉ tồn tại được 4 – 5 tháng, sau đó thực dân pháp đàn áp khốc liệt, dìm xô viết Nghệ - Tĩnh trong biển máu. Nhưng, xô viết Nghệ - Tĩnh để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: dân tộc và dân chủ, về liên minh công nông, về vấn đề thành lập mặt trận dân tộc thống nhất và xây dựng chính quyền mới.
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10-1930)
- Hội nghị họp vào 10/1930 tại Hương Cảng (TQ), do đồng chí Trần Phú chủ trì
- Nội dung HN:
+ Đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương
+ Cử Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư
+ Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.
* Ndung của Luận cương :
- Đường lối chiến lược : từ CM TS dân quyền tiến thẳng lên cách mạng XHCN bỏ qua Tkì TBCN.
- Nhiệm vụ chiến lược : đánh đổ phong kiến, đế quốc
- Lực lượng CM : Liên minh công - nông
- Lđạo CM: Đảng cộng sản ĐD.
- CM ĐD là 1 bộ phận của CMTG.
* Hạn chế :
+ Chưa thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu của XH Đông Dương, không đưa vấn đề dân tộc lên hàng đầu, mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp khác trong cuộc đtranh giải phóng dt.
GV thông báo kiến thức về thời gian, địa điểm diễn ra hội nghị tháng 10 năm 1930. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ 3 nội dung của Hội nghị
GV nên sử dụng chân dung và giới thiệu vài nét về đồng chí Trần Phú: Ông sinh năm 1904 tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, được giác ngộ chủ nghĩa Mác Lênin. Năm 1930 ông được giao soạn thảo Luận cương chính trị và được bầu làm Tổng bí thư. Năm 1931, ông bị giặc Pháp bắt và mất tại nhà thương Chợ Quán, 27 tuổi. Trước khi mất ông còn nhắn nhủ đồng chí của mình là “Hãy giữ vững khí tiết chiến đấú”
Hoạt động 2
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Luận cương tháng 10/1930. Sử dụng
Phiếu học tập
Hoàn thành những nội dung sau về Luận cương tháng 10/1930
-Chiến lược cách mạng.......................................
-Nhiệm vụ cách mạng.........................................
-Động lực cách mạng.........................................
-Lãnh đạo cách mạng.........................................
-Mối quan hệ cách mạng Việt Nam với thế giới............................................................. Học sinh dựa vào SGK hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 3 phút. Hết thời gian, GV ưu tiên những học sinh làm xong trước lên trình bày.
GV nhận xét, bổ sung và cung cấp thông tin phản hồi.
HS bổ sung phiếu học tập.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh nhận xét về Luận cương chính trị và so sánh với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
HS vận dụng kiến thúc đã học và SGK để trả lời
GV nhận xét và nhấn mạnh khi so sánh hai văn kiện trên. Từ những hạn chế của Luận cương tháng 10/1930 lại càng thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh đầu tiên, đúng đắn và phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Có thể lấy vấn đề lực lượng cách mạng để làm rõ nhận định này.
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 -1931
a.Ý nghĩa:
- Là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng cho cách mạng tháng Tám 1945.
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, khối liên minh công nông hình thành.
- Đảng ta được công nhận là bộ phận của Quốc tế cộng sản
b. Bài học kinh nghiệm:
Bài học về công tác tư tưởng, liên minh công nông, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Hoạt động
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào 1930 -1931.
GV gợi ý: Đây là phong trào đầu tiên khi Đảng ta ra đời và đỉnh cao là phong trào xô viết Nghệ
Tĩnh. Vậy phong trào có ý nghĩa lịch sử như thế nào và để lại bài học lịch sử gì?
HS vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời
GV nhấn mạnh và lưu ý học sinh ghi ý chính vào vở
HS lắng nghe và ghi chép.
4. Củng cố, dặn dò
Giáo viên tiến hành củng cố thông qua một số câu hỏi
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Hãy chứng minh rằng; Xô - Viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền kiểu mới.
- Hãy nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10 năm 1930).
5. Rút kinh nghiệm :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Sử 12 bài PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1935.docx