Đánh giá được vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng ở nước ta. Giai cấp công nhân tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng (10 lên 29 vạn). Giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm là nguồn gốc từ nông dân, có truyền thống yêu nước và được trang bị lí luận của chủ nghĩa Mac – Lênin thông qua thực tiễn cách mạng nên sẽ trở thành lực lượng tiên phong của, lực lượng lãnh đạo cách mạng.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16603 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 19/09/2011 Tuần: 8,9
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919
ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG I – VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
BÀI 12 – Tiết 16, 17
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Những thay đổi của t/hình thế giới sau CTTGT1 đã a/hưởng trực tiếp tới Việt Nam.
- Hiểu rõ c/s kthác thuộc địa lần 2 của TDP đã làm chuyển biến kinh tế, xã hội ở VN đến nội dung tính chất của cách mạng Việt Nam có nhiều thay đổi.
- Biết được những skiện tiêu biểu và kquát được ptrào dt và dc ở VN từ 1919 đến 1925 có bước phát triển mới
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng ptích đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử, kĩ năng phân tích số liệu.
3. Tư tưởng, thái độ
- Lên án c/s bóc lột, kthác thuộc địa của CNTD nói chung, TDP nói riêng.
- Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, tinh thần đtranh kiên cường bất khuất để giành đlập, tự do cho dân tộc,…
II. Phương tiện dạy học
- Lược đồ qtrình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- Những hình ảnh về chân dung Nguyễn Ái Quốc, hình ảnh về tình cảnh người nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX.
III. Tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học
Lớp
12A1
12A2
12A3
Ngày dạy
Sĩ số
2. Bài mới
Chuẩn kiến thức
Hoạt động của thầy - trò
I. Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
* Hoàn cảnh:
- Pháp bị thiệt hại nặng nề trong war " bù đắp chúng tăng cường vơ vét của cải, bóc lột thuộc địa(Việt Nam.)
* Nội dung khai thác:
- Tăng cường đầu tư vốn với tốc dộ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kt.
- Nông nghiệp: thu hút nhiều vốn nhất, tập trung đồn điền cao suàdtích tròng và cty cao su tăng nhanh.
- Cno: coi trọng kthác mỏ: than, thiếc, kẽm, sắtmở mang một số ngành công nghiệp chế biến.
- Thương nghiệp, ngoại thương có bước ptriển, glưu nội địa được đẩy mạnh hơn.
- GTVT được ptriển, đô thị mở rộng, d/cư đông hơn.
- Ngân hàng ĐD nắm độc quyền chỉ huy nền kinh tế ĐD, tìm cách tăng thuế để bóc lột nhân dân ta,…
GV nêu vấn đề: Vì sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần hai ở Đông Dương? Nội dung của cuộc khai thác là có gì khác với cuộc khai thác thuộc địa lần trước? Những chính sách khai thác về kinh tế?
HS: Tìm hiểu SGK và trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Ở đây, GV cần lưu ý mấy nội dung sau:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do nhu cầu của thị trường thế giới, nhất là thị trường Pháp nên giá cao su tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu đó, tư bản Pháp đã đổ xô vào kinh doanh cao su. Năm 1919 diện tích trồng cao su là 15.850 ha đến năm 1925 tăng lên 18000 ha và 5 năm sau, diện tích trồng cao su đã tăng lên gấp 4 lần, đạt 78.620ha.
- Đặc biệt nổi bật của tòan bộ cơ cấu kinh tế Việt Nam thời thuộc địa là sự phát triển mất cân đối ; nền nông nghiệp nặng nề, cổ hủ bên cạnh nền công nghiệp mỏng manh, trong công nghiệp chỉ phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ, ngành công nghiệp nặng : hóa chất, luyện kim, cơ khí, năng lượng hầu như không phát triển để buộc nền kinh tế nước ta phải phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
- GV sử dụng lược đồ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp cho HS quan sát những nơi chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa (mỏ than ở Quảng Ninh, đồn điền cao su, cà phê ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,…)
2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục, của thực dân Pháp
GV yêu cầu HS tìm hiểu về chính sách giáo dục, văn hóa của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
- Kinh tế: nền kinh tế có bước ptriển, nhưng về cbản kinh tế Việt Nam vẫn rất rất lạc hậu, mất cân đối, lệ thuộc kinh tế vào kinh tế P.
- Xã hội: xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc:
+ Địa chủ pk bị phân hóa thành đại địa chủ cấu kết chặt chẽ với Pháp, địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, chống Pháp.
+ Ndân: bị đế quốc, phong kiến tước đoạt rđất à bị bần cùng hóa, mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc và pk tay sai=> là lực lượng chủ yếu của CM.
+ Tầng lớp TTS tăng nhanh về slượng, nhạy bén về thời cuộc, có tính thần chống Pháp.
+ Giai cấp TS: slượng ít, thế lực yếu và bị phân hóa: tư sản mại bản gắn chặt với Đq pk và tư sản dt có tinh thần yêu nước, nhưng dễ thỏa hiệp.
+ G/cấp công nhân ptriển mạnh, bị nhiều tầng áp bức, có qhệ gần gũi với ndân, kế thừa truyền thống yêu nước, vươn lên thành g/cấp lãnh đạo cách mạng.
" Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp là cơ bản nhất.
GV nêu câu hỏi: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì?
HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời
GV: Nhận xét, phân tích dựa vào các vấn đề:
- Về kinh tế: Cuộc khai thác có tạo ra những chuyển biến về kinh tế như thế nào? Có những nhân tố mới nào trong nền kinh tế? Thực chất của sự chuyển biến này?
- Về xã hội: Xã hội Việt Nam trước và sau cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp biến đổi ra sao? Những tầng lớp, giai cấp nào có khả năng đi theo cách mạng, lãnh đạo cách mạng?
GV cần làm rõ quá trình bần cùng hóa người nông dân Việt Nam. Đẩy người nông dân ra khỏi ruộng đất của họ (tước đoạt ruộng đất), nông dân bị bần cùng hóa trở thành người không có tài sản phải đi làm thuê.
+ Phân tích tính chất hai mặt của tư sản dân tộc và thái độ chính trị là cải lương, đấu tranh không triệt để, trên con đường làm ăn, bị thực dân Pháp chèn ép, họ đấu tranh đòi được nới rộng quyền kinh doanh, nếu được thỏa mãn một phần yêu cầu, họ không tiếp tục đấu tranh đến cùng, bằng lòng với một số cải cách nhỏ nhoi. Bởi vì tư sản dân tộc Việt Nam rất nhỏ bé về thế lực kinh tế, yếu hèn về chính trị cho nên sẵn sàng thỏa hiệp.
+ Đánh giá được vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng ở nước ta. Giai cấp công nhân tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng (10 lên 29 vạn). Giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm là nguồn gốc từ nông dân, có truyền thống yêu nước và được trang bị lí luận của chủ nghĩa Mac – Lênin thông qua thực tiễn cách mạng nên sẽ trở thành lực lượng tiên phong của, lực lượng lãnh đạo cách mạng.
II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài
GV hướng dẫn HS đọc thêm.
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
* Hoạt động của tư sản:
- Mở cuộc vận động “chấn hưng hàng nội, bài trừ hàng ngoại”, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn,…
- 1923Thành lập Đảng lập hiến để đòi tự do dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì lại thoả hiệp.
* Phong trào của TTS Việt Nam:
- Tlập một số tổ chức ctrị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên,…
- Cho xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Tiếng chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã,…
- Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và đòi để tang Phan Châu Trinh (1926) lan rộng khắp cả nước.
* Phong trào công nhân:
- Trước năm 1925, phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát
- Tháng 8/1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) bãi công, ngăn cản Pháp đưa binh lính người Việt sang đàn áp cách mạng Trung Quốc
" Công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.
GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2, rồi trao đổi và trả lời câu hỏi:
Hãy nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp tư sản Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu thập kỉ thập kỉ 20.
HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và nhấn mạnh: Nhìn chung giai cấp tư sản Việt Nam sau CTTGT1 đã có những cố gắng nhất định trong cuộc đtranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài. Tuy nhiên, các cuộc đtranh này chủ yếu nhằm thoả mãn các yêu cầu tối thiểu về quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng trong kinh doanh kinh tế và hoạt động chính trị với tư bản Pháp.
Trước tiên, GV trình bày thông báo cho HS về tình hình đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam với nhiều hình thức, phong phú khác nhau.
Tiếp đó, GV sử dụng phương pháp đàm thoại, thông qua một số câu hỏi sau:
- Tầng lớp tiểu tư sản bao gồm những thành phần xã hội nào?
- Lĩnh vực đấu tranh chủ yếu của tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam?
HS: Tích cực trao đổi, thảo luận và ghi ý chính.
GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ:
1. Trước năm 1925, phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam như thế nào?
2. Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba son đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam dần dần chuyển sang tự giác?
HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi và trả lời
GV: Nhận xét, phân tích và kết luận (Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son đề ra mục đích rõ ràng cả về kinh tế và chính trị và ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc).
3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp tiếp tục hoạt động và gia nhập Đảng XH Pháp (1919).
- 18/6/1919, Người gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ.
- 7/1920, NAQ đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lêninà tìm ra con đường cho cách mạng Việt Nam.
- 12/1920, tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng cộng sản pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
- Năm 1921, Người sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris, cho xuất bản báo Người cùng khổ và viết bài cho báo Nhân Đạo và viết cuốn Bản án chế độ TDP.
- 6/1923, Người bí mật sang LX dự HN Qtế Ndân và Đại hội V Quốc tế Cộng sản.
-11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
* Ý nghĩa: Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam và chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của Đảng.
GV sử dụng lược đồ treo tường về “Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc” để hướng dẫn HS khai thác và trình bày. HS được phát Phiếu học tập, lắng nghe GV trình bày, kết hợp trả lời một số câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập.
Thời gian
Sự kiện
1917
6/1919
7/1920
12/1920
1921
1923
1924
GV- HS: GV trình bày về những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc (1917 -1924), kết hợp với sử dụng lược đồ. HS quan sát, nghe và hoàn thành phiếu học tập.
Cuối cùng, GV nhận xét, nhấn mạnh các sự kiện cơ bản sau:
- Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxai: Bản yêu sách của nhân dân thuộc địa không được hội nghị chấp nhận, Người nhận ra rằng “muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.
- Phân tích những cảm xúc của Nguyễn Ái Quốc khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (7/1920) của Lênin: “Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Nồi một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nói trước quần chúng đông đảo – Hỡi đồng bào bị đọa đầy, đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
- GV tổ chức cho HS trao đổi về ý nghĩa của những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX.
3. Củng cố,
1. Nêu hoàn cảnh và nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở nước ta.
2. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở Việt Nam (1919 – 1929)
3. Tắt những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917 đến 1924.
IV. Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Sử 12 bài PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925.docx