Giáo án Tập đọc 3: Nhớ lại buổi đầu đi học

* Đoạn 1: Từ đầu.quang đãng

- Câu 1 đọc đúng các tiếng có âm đầu n/l: nao nức ( n )/ kỉ niệm.

- GV đọc mẫu câu.

- Câu 2 cũng lưu ý đọc đúng các tiếng có âm đầu n: nảy nở ( n ). Câu này là câu dài ngắt sau tiếng .ấy/.tôi/.t¬ươi/.

- Gv đọc mẫu câu.

- G h¬ướng dẫn đọc đoạn: Đọc to, rõ ràng, ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm, đọc đúng các câu như vừa luyện.

- Để đọc tốt, chúng ta cần hiểu nghĩa một số từ: nao nức, mơn man, quang đãng.

- Đọc chú thích để hiểu nghĩa các từ đó!

- Giải nghĩa : nao nức là gì? mơn man là như thế nào? Nêu nghĩa từ quang đãng!

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 3: Nhớ lại buổi đầu đi học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I.Mục đích yêu cầu 1. Rèn kỹ năng đọc - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng : nao nức, nảy nở, nắm tay , bỡ ngỡ... - Biết đọc bài văn với giọng hồi tưởng , nhẹ nhàng, tình cảm. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu. - Hiểu từ ngữ: nao nức, mơn man, quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng. - Hiểu nội dung :Bài văn là những hồi tưởng đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên đến trường. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài SGK III. Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra ( 2-3’) - Đọc đoạn mình thích trong bài Bài tập làm văn! - Vì sao em thích đoạn đó? 2.Dạy bài mới 2.1.Giới thiệu bài ( 1-2’) Trong mỗi chúng ta ai cũng có những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học . Đối với một nhà văn cảm xúc đó ntn? Để biết được điều đó hôm nay ta học bài tập đọc : “ Nhớ lại buổi đầu đi học“ 2.2. Luyện đọc đúng (15-17’). a.G đọc mẫu toàn bài b.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - GV chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn - Trong quá trình đọc, các nhẩm thuộc 1 đoạn mình thích nhất. * Đoạn 1: Từ đầu........quang đãng - Câu 1 đọc đúng các tiếng có âm đầu n/l: nao nức ( n )/ kỉ niệm. - GV đọc mẫu câu. - Câu 2 cũng lưu ý đọc đúng các tiếng có âm đầu n: nảy nở ( n ). Câu này là câu dài ngắt sau tiếng ...ấy/....tôi/....tươi/... - Gv đọc mẫu câu. - G hướng dẫn đọc đoạn: Đọc to, rõ ràng, ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm, đọc đúng các câu như vừa luyện. - Để đọc tốt, chúng ta cần hiểu nghĩa một số từ: nao nức, mơn man, quang đãng. - Đọc chú thích để hiểu nghĩa các từ đó! - Giải nghĩa : nao nức là gì? mơn man là như thế nào? Nêu nghĩa từ quang đãng! - G hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc to, rõ ràng, đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu n/l, ngắt nghỉ đúng dấu câu và ở câu dài như vừa luyện. - G đọc mẫu đoạn 1 * Đoạn 2: Buổi mai.....................đi học. - Câu 2 có các từ dễ lẫn, lưu ý đọc đúng các tiếng có phụ âm l/n: lắm lần, lần này. - Câu 3, gặp dấu hai chấm ngắt hơi, Câu: “hôm nay tôi đi học“ đọc chậm. Gv đọc mẫu câu 3. - G hướng dẫn đọc đoạn 2: Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu và đọc đúng các câu như vừa luyện. - G hướng dẫn đọc,đọc mẫu từng câu * Đoạn 3: Còn lại. - Câu cuối là câu dài, ngắt hơi sau...... vụng/..thầm/.....thầy/..... GV đọc mẫu câu. - G hướng dẫn đọc đoạn 3: Đọc to, rõ ràng, ngắt đúng các dấu câu và đọc đúng câu dài như vừa luyện. - Giải nghĩa : bỡ ngỡ, ngập ngừng! * Đọc nối đoạn * Đọc cả bài: Toàn bài đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu n/l. Đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - GV đọc mẫu. 2.3.Tìm hiểu bài (10 -12’) * Đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1! - Điều gì gợi cho tác giả nhớ những kỷ niệm của buổi tựu trường? - Cảm giác của tác giả như thế nào khi nghĩ đến buổi tựu trường? - G: Tác giả nhớ lại buổi tựu trường với những cảm giác nhẹ nhàng thật đẹp, cảm giác ấy đẹp như bông hoa đang mỉm cười. Vậy buổi tưu trường trong trí nhớ của tác giả có gì đặc biệt mà đẹp đến vậy? Quan sát tranh, đọc thầm đoạn 2 để biết điều đó! - Trong ngày đến trường đầu tiên tác giả thấy cảnh vật ntn? - Vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn? - Lần đầu tiên đi học là một bước ngoặt, là một sự thay đổi lớn trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy cảm xúc của mỗi người sẽ khác nhau. Đám học trò trong bài có cảm xúc như thế nào? Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3 - Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu truờng? - Bài văn kể về điều gì? Trao đổi nhóm đôi để trả lời! => Chốt: Bài văn chính là những hồi tưởng đẹp đẽ của nhà văn trong buổi đầu đi học. - Với tác giả, buổi đầu tiên đi học đầy kỉ niệm như vậy, còn buổi đầu tiên đi học của em thì em nhớ nhất điều gì? 2.4. Luyện đọc lại và học thuộc lòng (10 - 12’) - HD đọc: Toàn bài là những hồi tưởng của tác giả nên đọc với giọng nhẹ nhàng, trong sáng. - Em thích đoạn nào, hãy nhẩm thầm để thuộc đoạn đó! - Lớp nhận xét , bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm. - Lớp đọc thầm. - H luyện đọc theo dãy. - H luyện đọc theo dãy - HS đọc thầm chú giải - HS nêu - H luyện đọc đoạn (4-5 em) - HS luyện đọc câu 2 - H luyện đọc theo dãy. - H khá đọc mẫu đoạn - H luyện đọc đoạn (4-5 em) - H luyện đọc theo dãy. - HS luyện đọc đoạn. Đọc nối đoạn: 3 em - 1 H đọc cả bài. ( lá ngoài đường rụng vào cuối thu) - lạ, có sự thay đổi lớn - Hôm nay tác giả đi học ( đứng nép bên người thân, đi từng bước nhẹ,ngập ngừng , e sợ..) - HS trao đổi, nêu. - HS nêu lại - HS nói những kỉ niệm của mình - HS luyện đọc từng đoạn - HS đọc nối đoạn - HS đọc cả bài - HS đọc đoạn mình thích ( Có thể nói lý do thích) - H tự chọn một đoạn nhẩm học thuộc lòng - H thi đọc thuộc lòng 3. Củng cố- dặn dò ( 4-6’) - VN: Tập đọc lại bài. - Hãy nhớ lại những kỉ niệm buổi đầu đi học em, ghi lại những điều đó để chuẩn bị cho tiết TLV. - Nhận xét tiết học *Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 6 Nho lai buoi dau di hoc_12523226.docx
Tài liệu liên quan