Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 3 - Tiết 5 + 6

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 6 : VIẾT THƯ

I . MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :

 1 . Kiến thức:

- HS nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư , nội dung cơ bản và kết cấu thông

thường của một bức thư .

 2 . Kĩ năng:

- Biết vận dụng những kiến thức đã biết để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.

 3 . Thái độ:

- Rèn HS viết cẩn thận, không gạch xoá .

II . CHUẨN BỊ :

· GV : Bảng phụ viết đề văn , 1 phong bì , tem.

· HS : SGK ,VBT .

III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn 4 - Tuần 3 - Tiết 5 + 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN TIẾT 5 : KỂ LẠI LỜI NÓI - Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT I . MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1 . Kiến thức: HS hiểu: trong văn kể chuyện, nhiều khi phải kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ của nhân vật cũng nói lên tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện. 2 . Kĩ năng: Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. 3 .Thái độ: Thuật lại lời nói của người khác phải chính xác, không thêm bớt, làm sai lệch ý nghĩa của câu nói. II . CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ và 2 màu phấn khác nhau để viết 2 cách dẫn lời khác nhau: lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp ở câu 3 phần Nhận xét. HS : SGK ,VBT. III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 3 phút 1 phút 10 phút 3 phút 15 phút 3 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhơ ù? Khi cần tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? Lấy ví dụ về cách tả ngoại hình nhân vật trong truyện “Người ăn xin”? GV nhận xét 3.Bài mới: Kể lại lời nói, ý nghĩ nhân vật. - GV giới thiệu, ghi tựa bài . 4.Phát triển các hoạt động Hoạt động1: Phần nhận xét Mục tiêu : Giúp HS nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật nói lên ý nghĩa câu chyện . Bài 1: Yêu cầu đọc bài 1 . - Em hãy ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong câu chuyện “ Người ăn xin” . Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài . Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu? Bài 3: GV yêu cầu đọc đề . Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau? Hoạt động 2: Phần ghi nhớ . Mục tiêu : Giúp HS nắm được nội dung ghi nhớ . - Yêu cầu đọc thầm . - Yêu cầu đọc phần ghi nhớ . - Tại sao khi kể chuyện ta phải kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật ? Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu : Bước đầu HS biết kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật trong bài kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp . Bài tập 1: - GV gợi ý: Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ nhất chỉ chính người nói (tớ) – đó là lời nói trực tiếp. Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ 3 (ba cậu bé) – đó là lời nói gián tiếp. Bài tập 2: GV gợi ý HS. + Phải thay đổi từ xưng hô, nếu người nói nói về mình. + Phải đặt lời nói trực tiếp vào dấu hai chấm & ngoặc kép, hoặc dùng dấu hai chấm, (xuống dòng) rồi gạch đầu dòng. GV nhận xét. Bài tập 3: GV gợi ý HS. + Thay đổi từ xưng hô. + Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật. Giáo dục BVMT. 5.Tổng kết– Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung bài học cần ghi nhớ. Làm lại vào vở các bài tập 2, 3. Chuẩn bị : Viết thư . - Hát . - Trong bài văn kể chuyện , nhiều khi cần miêu tả sinh động , hấp dẫn - Khi cần tả ngoại hình của nhân vật , ta cần chú ý tả hình dáng , vóc người , khuôn mặt , đầu tóc , quần áo , cử chỉ . - Lớp nhận xét . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp 1 HS đọc yêu cầu của bài 1 Cả lớp đọc bài, viết nhanh ra nháp, nêu: + Câu ghi lại ý nghĩ : Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Cả tôi nữa.của ông lão. + Câu ghi lại lời nói: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cậu là một con người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người. 2 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại . + Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (cháu – lão) . + Cách 2: Tác giả (nhân vật xưng hô tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão . Hoạt động lớp - Cả lớp đọc thầm . - 3 HS đọc phần ghi nhớ . Khi kể chuyện , ta phải kể lời nói và ý nghĩ của nhân vật vì lời nói và ý nghĩ của nhân vật cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện Hoạt động lớp - nhóm - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài. HS trao đổi nhóm để tìm lời nói trực tiếp và gián tiếp của các nhân vật trong đoạn văn. + Lời của cậu bé thứ nhất được kể theo cách gián tiếp: Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Lời bàn nhau của 3 cậu bé cũng được kể theo cách gián tiếp: Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. + Lời của cậu bé thứ hai: Còn tớ, tớ.ông ngoại; và lời của cậu bé thứ ba: Theo tớ, bố mẹ được kể theo cách trực tiếp. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. 2 HS khá, giỏi làm bài miệng. Lớp nhận xét . Cả lớp làm vào vở. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. 2 HS khá giỏi làm bài miệng. Cả lớp nhận xét. Cả lớp làm bài vào vở. Kiểm tra Thực hành Đàm thoại Trực quan Trực quan Đàm thoại Thực hành Trình bày Luyện tập Thực hành Thực hành Thực hành KNS Rút kinh nghiệm : THỂ DỤC BÀI 5 : ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, QUAY SAU TRÒ CHƠI “KÉO CƯA LỪA XẺ” GV bộ môn NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TIẾT 3 : MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU CỦA CHÚNG EM GV bộ môn Thứ sáu 11 ngày 9 tháng năm 2015 TẬP LÀM VĂN TIẾT 6 : VIẾT THƯ I . MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU : 1 . Kiến thức: HS nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư , nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư . 2 . Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã biết để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. 3 . Thái độ: Rèn HS viết cẩn thận, không gạch xoá . II . CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ viết đề văn , 1 phong bì , tem. HS : SGK ,VBT . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 3 phút 1 phút 8 phút 5 phút 15 phút 3 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ : Kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật . - Tại sao trong bài văn kể chuyện , ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật ? - Có mấy cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật ? Kể ra ? - GV nhận xét – Cho điểm . 3.Bài mới: Viết thư - GV giới thiệu, ghi tựa bài . 4.Phát triển các hoạt động Hoạt động1: Phần nhận xét . Mục tiêu : HS nắm được nội dung cơ bản của một lá thư . - GV yêu cầu đọc : “Thư thăm bạn” . - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? - Người ta viết thư để làm gì ? - Gợi ý cho HS nhớ lại những nội dung về văn viết thơ. - Vậy một bức thư cần có những nội dung gì ? - Qua bức thư đã đọc , em thấy một bức thư thường mở đầu kết thúc như thế nào ? Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ . Mục tiêu : Giúp HS nắm được kết cấu của một bức thư gồm có ba phần - GV yêu cầu đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 3 : Luyện tập Mục tiêu : HS biết vận dụng kiến thức để viết được một bức thư thăm hỏi , trao đổi thông tin . - GV hướng dẫn phân tích yêu cầu đề baì . Gạch chân các từ ngữ . - Cho HS thực hành viết thư. - Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì. - Cuối cùng HS nộp thư đã được đặt vào trong phong bì của GV. - Giáo dục BVMT. 5.Tổng kết – Dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại nội dung 1 bức thư. - GV giới thiệu loại viết thư điện tử (email) . - Chuẩn bị LT phát triển câu chuyện - Hát - Trong bài văn kể chuyện , nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật ý nghĩa câu chuyện . - Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật : Kể ..(gián tiếp). - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - 1 HS đọc lại bài “ Thư thăm bạn” - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn cùng với Hồng vì gia đình Hồng vừa bị .mất mát lớn . - Người ta viết thư để thăm hỏi thông báo tin tức cho nhau ..bày tỏ tình cảm với nhau - Một bức thư cần có những nội dung sau : + Nêu lí do và mục đích viết thư . + Thăm hỏi tình hình của người nhận thư . + Thông báo tình hình của người viết thư . + Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư . - Đầu thư : Ghi địa điểm , thời gian viết thư ./ Lời thưa gửi . + Cuối thư : Ghi lời chúc , lời cảm ơn , hứa hẹn của người viết thư ./ Chữ kí và tên hoặc họ tên người viết thư . Hoạt động lớp - Cả lớp đọc thầm . - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ . Hoạt động lớp - HS đọc yêu cầu đề bài , thực hiện theo yêu cầu GV . - Viết thư cho người thân ở xa. - Gạch chân yêu cầu. - Xác định người nhận thư. - Tin cần báo. - HS thực hành viết thư. - HS lắng nghe. Hoạt động lớp - 1 HS nêu lại ý chính của 1 bức thư có mấy phần. Kiểm tra Trực quan Động não K.phủ bàn Trình bày Đàm thoại Thực hành Đàm thoại Thực hành KNS Củng cố Rút kinh nghiệm : ÂM NHẠC TIẾT 3 : ÔN TẬP BÀI “ EM YÊU HÒA BÌNH” – BÀI TẬP ĐỘ CAO TIẾT TẤU GV bộ môn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTAP LAM VAN.doc
Tài liệu liên quan