Giáo án Tập viết 3 - Bài: Ôn chữ hoa S

- GV hỏi: Tiết trước chúng ta ôn chữ hoa gì?

- GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết từ Phan Rang, cả lớp viết vào bảng con

-Giáo viên nhận xét đánh giá.

- Tiết học trước các con vừa được ôn chữ hoa R. Hôm nay, chúng ta sẽ được ôn chữ tiếp theo trong bảng chữ cái. Đó là chữ S

- GV viết tên bài lên bảng bằng phấn màu

 Ôn luyện viết chữ hoa S:

- GV treo mẫu chữ S lên bảng

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời:

+ Chữ S cao mấy li? Rộng mấy li?

+ Viết bởi mấy nét?

+ Điểm đặt bút và dừng bút của chữ S?

- GV nhận xét

- GV vừa viết mẫu lên bảng, vừa nêu quy trình: Đặt bút trên ở giao điểm của ĐK ngang 6 và ĐK dọc 4 viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên trên rồi dừng lại trên ĐK ngang 6. Từ điểm trên đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên ĐK ngang 2

- GV viết mẫu theo cỡ chữ nhỏ

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con 2-3 lần

- GV hỏi: Ngoài chữ S, chúng ta còn ôn chữ hoa nào nữa ?

- GV treo mẫu chữ C lên bảng

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời:

+ Chữ C cao mấy li? Rộng mấy li?

+ Viết bởi mấy nét?

+ Điểm đặt bút và dừng bút của chữ C?

- GV nhận xét

- GV vừa viết mẫu vừa nêu quy trình: Từ điểm đặt bút, vòng tay sang trái xuống đến 2 li rưỡi thì vòng lên chạm ĐK ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái, đến sát ĐK ngang 1, tiếp tục vòng lên đến ĐK ngang 3 và lượn xuống. Dừng bút ở ĐK ngang 2 và khoảng giữa ĐK dọc 3 và 4

- GV viết mẫu chữ C theo cỡ nhỏ

- GV cho HS viết bảng con 2 lần

 Viết từ ứng dụng:

- GV treo mẫu chữ lên bảng

- GV yêu cầu HS đọc mẫu chữ

- GV giới thiệu: Sầm Sơn là một bãi biển nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch ở Việt Nam. Bãi biển thuộc thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

- GV cho HS xem thêm một số ảnh minh hoạ

- GV hỏi: Trong từ Sầm Sơn, chữ nào được viết hoa? Vì sao viết hoa?

- GV viết mẫu chữ Sầm Sơn lên bảng

- GV cho HS viết vào bảng con 1 lần

- GV nhận xét

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập viết 3 - Bài: Ôn chữ hoa S, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG Tập viết Bài: Ôn chữ hoa S Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: 3A3 – Trường Tiểu học Ngọc Hà Người soạn: Nguyễn Khánh Ly I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S, C; viết đúng tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng: “Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” bằng chữ cỡ nhỏ. 2. Kĩ năng: - Viết đúng, viết nhanh - Quan sát, nhận xét, ghi nhớ 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chăm học - Yêu thích môn học II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Mẫu viết hoa các chữ T, C - Mẫu chữ viết tên riêng và câu ứng dụng 2. Học sinh: - SGK, vở tập viết - Bảng con, phấn, khăn lau III. Các hoạt động dạy học  Nội dung Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS I. Ổn định tổ chức lớp (1 p) Mục tiêu: giúp cả lớp trật tự, tập trung chuẩn bị vào bài học - GV cho cả lớp hát 1 bài - Cả lớp hát II. Kiểm tra bài cũ (4-5 phút) Mục tiêu: giúp HS nhớ lại chữ đã học - GV hỏi: Tiết trước chúng ta ôn chữ hoa gì? - GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết từ Phan Rang, cả lớp viết vào bảng con -Giáo viên nhận xét đánh giá. - HS trả lời: Chữ R - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - HS lắng nghe III. Dạy bài mới (25 – 30 phút) 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: HS biết được tên bài mới, hứng thú với bài học 2. HD HS tập viết trên bảng con Mục tiêu: HS biết viết chữ hoa S, C và từ ứng dụng Sầm Sơn trên bảng con 3. HD viết câu ứng dụng: Mục tiêu: HS biết viết câu ứng dụng, hiểu ý nghĩa của câu 4. Hướng dẫn viết vào vở Mục tiêu: HS biết viết chữ S, C, từ ứng dụng và câu ứng dụng vào vở với cỡ chữ nhỏ - Tiết học trước các con vừa được ôn chữ hoa R. Hôm nay, chúng ta sẽ được ôn chữ tiếp theo trong bảng chữ cái. Đó là chữ S - GV viết tên bài lên bảng bằng phấn màu Ôn luyện viết chữ hoa S: - GV treo mẫu chữ S lên bảng - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời: + Chữ S cao mấy li? Rộng mấy li? + Viết bởi mấy nét? + Điểm đặt bút và dừng bút của chữ S? - GV nhận xét - GV vừa viết mẫu lên bảng, vừa nêu quy trình: Đặt bút trên ở giao điểm của ĐK ngang 6 và ĐK dọc 4 viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên trên rồi dừng lại trên ĐK ngang 6. Từ điểm trên đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên ĐK ngang 2 - GV viết mẫu theo cỡ chữ nhỏ - GV yêu cầu HS viết vào bảng con 2-3 lần - GV hỏi: Ngoài chữ S, chúng ta còn ôn chữ hoa nào nữa ? - GV treo mẫu chữ C lên bảng - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời: + Chữ C cao mấy li? Rộng mấy li? + Viết bởi mấy nét? + Điểm đặt bút và dừng bút của chữ C? - GV nhận xét - GV vừa viết mẫu vừa nêu quy trình: Từ điểm đặt bút, vòng tay sang trái xuống đến 2 li rưỡi thì vòng lên chạm ĐK ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái, đến sát ĐK ngang 1, tiếp tục vòng lên đến ĐK ngang 3 và lượn xuống. Dừng bút ở ĐK ngang 2 và khoảng giữa ĐK dọc 3 và 4 - GV viết mẫu chữ C theo cỡ nhỏ - GV cho HS viết bảng con 2 lần Viết từ ứng dụng: - GV treo mẫu chữ lên bảng - GV yêu cầu HS đọc mẫu chữ - GV giới thiệu: Sầm Sơn là một bãi biển nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch ở Việt Nam. Bãi biển thuộc thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá - GV cho HS xem thêm một số ảnh minh hoạ - GV hỏi: Trong từ Sầm Sơn, chữ nào được viết hoa? Vì sao viết hoa? - GV viết mẫu chữ Sầm Sơn lên bảng - GV cho HS viết vào bảng con 1 lần - GV nhận xét - GV treo mẫu chữ câu ứng dụng - GV yêu cầu HS đọc GV hỏi: Câu thơ nói về điều gì? - GV nhận xét, giới thiệu về Côn Sơn: Côn Sơn là một di tích danh thắng nổi tiếng, nằm ở Chí Linh, Hải Dương. Nơi đây gắn liền với nhiều danh nhân đất Việt, nhất là Nguyễn Trãi - GV cho HS xem thêm một số hình ảnh - GV yêu cầu HS nêu các chữ cái được viết hoa trong câu - GV hỏi: Tại sao những chữ cái đó được viết hoa? - GV yêu cầu HS viết bảng con chữ Côn Sơn, Ta - GV nêu yêu cầu viết chữ S một dòng cỡ nhỏ, chữ C: 1 dòng cỡ nhỏ - Viết tên riêng Sầm Sơn 2 dòng cỡ nhỏ - Viết câu thơ 2 lần. - Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. - GV chấm, chữa bài - HS lắng nghe - HS quan sát - HS trả lời: + Chữ S cao 5 li rưỡi, rộng gần 4 li + Viết bởi 1 nét + Điểm đặt bút ở giao của ĐK ngang 6 và ĐK dọc 4, dừng bút trên ĐK ngang 2 - HS lắng nghe - HS quan sát, lắng nghe - HS quan sát - HS viết - HS trả lời: chữ C - HS quan sát - HS trả lời: + Chữ C cao 5 li, rộng 4 li + Được viết bởi 1 nét + Đặt bút ở giao điểm của ĐK ngang 6 và ĐK dọc 3. Dừng bút ở ĐK ngang 2 - HS lắng nghe - HS lắng nghe, quan sát - HS quan sát - HS viết - HS quan sát - HS đọc: Sầm Sơn - HS lắng nghe - HS quan sát - Chữ S được viết hoa, vì nó Sầm Sơn là tên riêng - HS quan sát - HS viết - HS lắng nghe - HS quan sát - HS đọc: Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai - HS trả lời: Câu thơ nói về cảnh đẹp của Côn Sơn, với tiếng suối trong trẻo như tiếng đàn - HS lắng nghe - HS quan sát - HS trả lời: Chữ C, S, T - HS trả lời: Chữ C, S viết hoa vì đứng đầu tên riêng. Chữ T viết hoa vì đứng đầu dòng thơ - HS viết HS viết - HS thu vở IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tập trung, hăng hái, nhận xét một số HS chưa tích cực - GV dặn dò HS về nhà luyện viết thêm - HS lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 25 On chu hoa S_12450302.doc