1. Ổn định lớp: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số.
- Giới thiệu thành phần.
- Kiểm tra việc làm bài tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
GV: Thế nào là ước chung của hai hay nhiều số?
HSTL: Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
GV: Vận dụng : VÍ DỤ 1:
a,Tìm ước chung của hai số 12 và 30 ?
HSTL:
a, Ư(12)=
Ư(30)=
Vậy ƯC (12;30)=
Số nào lớn nhất trong các ước chung của 12 và 30
Hãy so sánh số 6 với các số còn lại trong tập hợp ƯC (12,30)
3. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thao giảng học kì I – môn Toán 6 nam học 2016 - 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG HỌC KÌ I – MÔN TOÁN 6
NAM HỌC 2016 -2017
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Ngày soạn: 01/11/2016
Ngày dạy: 04/11/2016
Tiết 31 - §17: ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
I . MỤC TÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Biết được khái niệm ƯCLN của hai hay nhiều số và hiểu được thế nào là 2 hay 3 số nguyên tố cùng nhau.
2. Kĩ năng:
- HS biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.
- HS biết tìm ƯCLN một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết tìm ƯCLN trong các bài toán thực tế.
3. Thái độ:
Yêu thích môn toán
4. Hình thành và phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lục sử dung ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
- Năng lực riêng: Năng lực tư duy.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thước thẳng, giáo án, bảng phụ, máy chiếu.
Học sinh: Đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số.
- Giới thiệu thành phần.
- Kiểm tra việc làm bài tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
GV: Thế nào là ước chung của hai hay nhiều số?
HSTL: Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
GV: Vận dụng : VÍ DỤ 1:
a,Tìm ước chung của hai số 12 và 30 ?
HSTL:
a, Ư(12)=
Ư(30)=
Vậy ƯC (12;30)=
Số nào lớn nhất trong các ước chung của 12 và 30
Hãy so sánh số 6 với các số còn lại trong tập hợp ƯC (12,30)
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
Số 6 là ước chung lớn nhất của 12 và 30. Vậy ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là gi ? cách tìm nó như thế nào ? tiết học này các em sẽ được nghiên cứu
Tiết 31 - §17. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
3.2. Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Ước chung lớn nhất (10 phút)
GV chiếu VD 1 (phần KT bài cũ) lên máy chiếu và giới thiệu cách tìm ước chung lớn nhất của tập hợp (12;30) và hướng dẫn cách ghi.
HS chú ý quan sát và lắng nghe.
GV: Giới thiệu với HS về ƯCLN của hai hay nhiều số.
GV: Nêu kí hiệu như SGK.
GV: Ở bài tập trên 6 là ước chung lớn nhất trong tập ước chung của 12 và 30, vậy theo em ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là gì ?
GV: Cho HS đọc Định nghĩa SGK
GV: Hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa ƯC và ƯCLN ở ví dụ trên?
GV: Tất cả các ƯC của 12 và 30 đều là ước của ƯCLN(12;30)
GV: Nêu chú ý
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK và làm.
1. Ước chung lớn nhất
a.Ví dụ 1: a,Tìm các tập hợp ƯC (12;30)
Ư(12)=
Ư(30)=
Vậy ƯC(12;30)=
Ta thấy 6 là số lớn nhất trong tập ƯC(12;30) nên số 6 được gọi là ước chung lớn nhất của 12 và 30
Kí hiệu: ƯCLN(12;30) = 6
b. Định nghĩa: Ước chung lớn nhất của 2 hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp ước chung của các số đó.
Nhận xét: Tất cả các ƯC của 12 và 30 (là 1,2,3,6) đều là ước của ƯCLN(12;30)
u Chú ý: Nếu a, b là số tự nhiên
ƯCLN(a,1)=1
ƯCLN(a,b,1)=1
Hoạt động 2: Tìm ước chung lớn nhất
bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố(16 phút)
GV: Cho ví dụ 2: Tìm ƯCLN (36; 84;168)
GV: Hãy phân tích các số 36;84;168 ra thừa số nguyên tố?
GV: Số nào là TSNT chung của 3 số trên trong dạng phân tích ra TSNT?
GV: Tìm TSNT chung với số mũ nhỏ nhất?
GV: Để có thừa số, ước chung ta lập tích các TSNT chung. Để có ƯCLN ta lập tích các TSNT chung, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Từ đó ta rút ra quy tắc tìm ƯCLN.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước tìm ƯCLN
GV: Cho HS nêu các bước tìm ƯCLN của hai hay nhiều số.
GV: Yêu cầu HS làm ?1 , ?2
GV: Cho HS lên bảng trình bày.
GV: Cho HS nhận xét cách trình bày của bạn.
GV: Hãy So sánh: Cách tìm ƯCLN ở VD1 và cách tìm ƯCLN ở ví dụ 2. Cách nào nhanh hơn và sử dụng được với mọi trường hợp ( số lớn, nhỏ...)
2. Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố
a, Ví dụ: Tìm ƯCLN (36; 84;168)
* Phân tích ra TSNT
36 =22.32
84 = 22.3.7
168 = 233.7
* Chọn TSNT chung: 2;3
* - số mũ nhỏ nhất của 2 là:2
- số mũ nhỏ nhất của 3 là:1
* Lập tích thừa số đã chọn với số mũ nhỏ nhất: 2 số mũ nhỏ nhất là:2, số mũ nhỏ nhất của 3 là:1
Khi đó: ƯCLN(36;84;168)=22.3=12
Cách tìm ƯCLN (sgk)
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó.
?1 Hướng dẫn
ƯCLN (12;30)=2.3=6
Vì 12=22.3
30 = 2.3.5
?2 Hướng dẫn
ƯCLN (8;9)= 1
ƯCLN (8;12;15)= 1
ƯCLN (24;16;8)= 8
u Chú ý: (SGK)
1/ Nếu các số đã cho không có thừa số nguyên tố chung thì ƯCLN của chúng bằng
Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau.
2/ Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho chính là số nhỏ nhất ấy.
Hoạt động3: Tìm ƯC thông qua ƯCLN (5 phút)
GV: VD1 ta đã tìm được
ƯCLN(12;30) = 6
GV:Hãy dùng nhận xét ở mục 1 để tìm ƯC(12;30)?
GV: Có cách nào tìm ƯC của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các phần tử của mỗi số hay không?
GV: Giới thiệu cách tìm ước chung thông qua ƯCLN
Tổng kết bài học: Bài học hôm nay gồm những nội dung nào? Hãy tóm tắt bài học bằng bản đồ tư duy?
3. Cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN
* VD3: ƯCLN(12;30)=6
Ư(6)=
Vậy ƯC(12;30)=
* Cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN
Để tìm ước chung của các số đã cho, ta có thể tìm các ước của ƯCLN của các số đó
4. Củng cố: (6 phút)
– GV nhấn mạnh lại cách tìm ƯCLN;
1. Tìm nhanh:
ƯCLN(60, 180) = ?
ƯCLN(60, 180) = 60
+) ƯCLN(15, 19) = ?
ƯCLN(15, 19) = 1
2. Tìm ƯCLN(56, 140) = ?
Ta có:
56 =23.7
140 = 22.5.7
Vậy: ƯCLN(56, 140) =22.7 = 28
- Nếu còn thời gian, GV HD HS tìm ƯCLN(a,b) bằng thuật toán Ơclit:
B1: Lấy số lớn chia số nhỏ Giả sử: a = b.x +r
Nếu r = 0 thì ƯCLN(a,b) = b
Nếu r 0 thì thực hiện bước 2
B2: Lấy số chia chia cho số dư: b = r.y + r1
Nếu r1 = 0 thì ƯCLN(a,b) = r
Nếu r1 0 thì thực hiện bước 3
B3: quá trình này cứ tiếp tục cho đến khi được một phép chia hết. Khi đó ƯCLN(a,b) chính là số chia của phép chia cuối cùng.
5. Hướng dẫn về nhà(2phút)
- Hoàn thành bản đồ tư duy
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 140; 141 trang 56 SGK
– Xem bài tập phần Luyện tập 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giaáo án soạn dự giờ toan tiet 31 quynh.doc