Giáo án thao giảng Ngữ văn 7 tiết 43: Từ đồng âm

I- Thế nào là từ đồng âm.

- Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng:

- Lồng (a): Chỉ hoạt động của con ngựa, đang đứng im bỗng nhảy dựng, chồm lên.

- Lồng (b): Là đồ vật làm bằng tre nứa, kim loại dùng để nhốt vật nuôi.

- Giống về âm thanh và khác xa về nghĩa.

=>Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thao giảng Ngữ văn 7 tiết 43: Từ đồng âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGHI SƠN –TĨNH GIA GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: - Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ ? 3. Giới thiệu bài mới: Trong Tiếng Việt, ngoài hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa thì còn có hiện tượng đồng âm về từ ngữ. Vậy thế nào là từ đồng âm? Khi sử dụng từ đồng âm cần chú ý điều gì? Chúng ta cùng tìm hiểu? Ngữ văn - Tiết 43: TỪ ĐỒNG ÂM Hoạt động của thầy-trò Yêu cầu cần đạt + Trình chiếu ví dụ - HS đọc ví dụ: - Giải thích nghĩa của các từ lồng trong 2 câu sau? - Hai từ lồng này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào? Nghĩa của nó có liên quan với nhau không? -> Như vậy từ lồng ở hai câu trên là từ đồng âm. - Em hiểu thế nào là từ đồng âm ? + Trình chiếu ghi nhớ 1 + Trình chiếu ví dụ: - Hãy tìm và giải thích nghĩa của từ đồng âm trong VD sau: Ruồi đậu mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt bò + Thảo luận nhóm: Chia nhóm, phát phiếu + Trình chiếu câu hỏi: - Giải nghĩa từ “chân” trong các câu sau và cho biết từ “chân” trong ví dụ có phải từ đồng âm không ? Vì sao? 1. Bạn Nam bị đau chân. 2. Cái bàn này đã bị gẫy chân + Trình chiếu lưu ý ->Vậy thì khi sử dụng từ đồng âm thì chúng ta cần chú ý điều gì. - Ở ví dụ đầu tiên mà các em tìm hiểu thì: - Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong 2 câu trên? + Trình chiếu VD: - Câu:“Đem cá về kho!” Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? - Vậy em hãy thêm vào câu này một vài từ để có thể hiểu rõ nghĩa hơn? - Để tránh những hiện tượng hiểu lầm do từ đồng âm gây ra, khi sử dụng từ đồng âm chúng ta cần chú ý gì? Chiếu ghi nhớ - Bài 1 (136 ): Trình chiếu đoạn thơ - Đọc đoạn dịch thơ Bài ca nhà tranh... -Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: Thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi. -Bài 2 (136 ): Trình chiếu BT a- Tìm nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó? b- Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó? Bài tập 3 - Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm)? Bài 4 (136 ): (...) Chiếu sơ đồ tư duy I- Thế nào là từ đồng âm. - Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng: - Lồng (a): Chỉ hoạt động của con ngựa, đang đứng im bỗng nhảy dựng, chồm lên. - Lồng (b): Là đồ vật làm bằng tre nứa, kim loại dùng để nhốt vật nuôi. - Giống về âm thanh và khác xa về nghĩa. =>Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Ruồi đậu mâm xôi đậu ĐT DT Kiến bò đĩa thịt bò ĐT DT - Trình bày kết quả: - Chân (1): Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, dùng để di chuyển, nâng đỡ. - Chân (2): Bộ phận dưới cùng của đồ vật (cái bàn) dùng để đỡ cho các bộ phận khác. - Nét nghĩa chung: Bộ phận dưới cùng để nâng đỡ. -> Không phải là từ đồng âm, mà là từ nhiều nghĩa. - Lưu ý: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. -Giống: âm thanh. -Khác nhau: + Từ đồng âm nghĩa không liên quan với nhau. + Từ nhiều nghĩa: có nét chung về nghĩa. II- Sử dụng từ đồng âm: - Dựa vào mối quan hệ giữa từ lồng với các từ khác ở trong câu - Tức là dựa vào ngữ cảnh - Câu:“Đem cá về kho!” Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành 2 nghĩa: + Kho 1: Chế biến nấu kĩ thức ăn. + Kho 2: Nơi chứa đựng, cất giữ tài sản - Đem cá về mà kho đi. - Đem cá về nhập vào kho. => Khi giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ được dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. III. Luyện tập: - Bài 1 (136 ): Trình chiếu đoạn thơ Tìm từ đồng âm với mỗi từ: (...) - thu: mùa thu (DT) / thu hoạch (ĐT) - cao: cao thấp (TT) / cao hổ cốt (DT) - ba: số ba (ST) / ba má (DT) - tranh: tranh ảnh (DT) / tranh cãi (ĐT) - sang: sang trọng (TT) / sang sông (ĐT) - nam: hướng nam (DT) / nam giới (DT) 2- Bài 2 (136 ): a- Các nghĩa khác nhau của DT cổ: - Bộ phận cơ thể người động vật giữa đầu và thân - Bộ phận của áo, giày (cổ áo, cổ giày) - Bộ phận của đồ vật (cổ chai, cổ lọ) b- Các từ đồng âm với DT cổ: - Cổ kính: xưa cũ - Cổ động viên: cổ vũ, động viên - Cổ đông 3- Bài 3 (136 ): - Bàn (danh từ ) – bàn (động từ ): - Chúng tôi ngồi ở bàn để bàn công việc - Sâu (danh từ ) – sâu (động từ ): - Những con sâu làm cho vỏ cây bị nứt sâu hơn. - năm (DT)- năm (ST - Năm nay mình lên năm tuổi 4- Bài 4 (136 ):    - Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp từ đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.        + Vạc 1: Con vạc        + Vạc 2: Chiếc vạc        + Đồng 1: bằng kim loại        + Đồng 2: cánh đồng    - Muốn phân biệt phải trái ta chỉ cần hỏi:        + Anh mượn vạc để làm gì? – Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật. Hoặc:        + Vạc làm bằng gì? – Vạc làm bằng kim loại đồng sẽ khác hoàn toàn với con vạc ở ngoài đồng. D. Củng cố và hướng dẫn về nhà - Học thuộc ghi nhớ sgk - Chuẩn bị bài các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTu dong am Thao giang_12475829.doc
Tài liệu liên quan