BÀI THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU
CHẠY NGẮN - CHẠY BỀN
N.dạy
I. Mục tiêu:
- Thể dục nam – nư : Học 3 động tác . Yêu cầu: thuộc bài và thực hiện cơ bản các đúng động tác.
- Chạy bền : Chạy trên địa hình tự nhiên, thực hiện chạy hết cự ly.
II. Địa điểm:
- HS làm vệ sinh sân tập, đường chạy bền.
- GV chuẩn bị còi.
III. Tiến trình lên lớp:
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục 10 tiết 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Ngày dạy:
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TD 10
GDTC là 1 mặt của giáo dục của toàn diện tronh trường PT, trong đó môn TD có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe, thể lực của HS, chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việc dạy và học môn Thể dục tronh trường phổ thông có nhiệm vụ trang bị cho HS những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản để rèn luyện nâng cao sức khỏe, thể lực, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời giúp HS giải tỏa những căn thẳng do thiếu vận động tạo ra.
NỘI DUNG
Định lượng
PHƯƠNG PHÁP – TỔ CHỨC
SL
TG
I. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp
-Giáo viên phổ biến mục tiêu và yêu cầu bài học.
II. Phần cơ bản:
Mục tiêu: Có sự tăng tiến của thể lực, đặc biệt là sức mạnh và sức bền. Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, có kiến thức cơ bản về TDTT, góp phần bồi dưỡng những HS năng khiếu và hướng 1 số HS có nguyện vọng vào các trường TDTT.
Nội dung:
Lý thuyết chung.
Thể dục nhịp điệu.
Chạy ngắn.
Chạy bền.
Nhảy cao.
Đá cầu.
Cầu lông.
Môn tự chọn.
* Tập luyện TDTT và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khỏe.
Các bài tập thể chất làphương tiện chuyên môn của GDTC, các bài tập này rất phong phú và đang dạ, đối với HS THPT các bài tập sau đây là phổ biến và dễ thực hiện:
a/ Thể dục vệ sinh:
TDVS có nhiều nội dung và hình thức khác nhau như TDVS buổi sáng và TDVS buổi tối:
TDVS buổi sáng có tác dụng làm cho cơ thể nhanh chóng chuyển từ trang thái ức chế sang trạng thái hưng phấn, nên cần lưu ý 1 số yêu cầu sau:
+ Duy trì tập luyện thường xuyên.
+ Tập đúng KT và đảm bảo LVĐ.
+ Định kỳ thay đôi bài tập.
+ Tập vào thời điểm hợp lý, nơi thoáng khí.
TDVS buổi tối được tiến hành trước khi đi ngủ nhằm xua tan trạng thái căng thẳng thần kinh, khi tập cần lưu ý các yêu cầu sau:
+ Tập trước khi ngủ khoảng 20 -30 phút, thời gian không quá 5 -7 phút là đủ.
+ Bài tập với nhịp điệu chậm nhẹ nhàng.
+ Sau khi tập cần vệ sinh cá nhân .
b/ Thể dục chống mệt mỏi ( TDGG ):
Thể dục chống mệt mỏi là hình thức được tiến hành giữa giờ làm việc để giải tỏa căng thẳng, về yêu cầu:
+ Tiến hành tập sau tiết 2.
+ Bài tập phải nhanh, mạnh, có biên độ rộng.
+ Tập nơi thoáng mát.
c/ Các bài tập của chương trình:
Như đã nêu trên, nhưng cần lưu ý:
+ Tập bài tập phát triển thể lực.
+ Trước khi tập phải khởi động và tập xong phải thả lỏng tích cực.
d/ Phương pháp tập luyện:
Có sự giám sát của nhóm trưởng, GV quan sát sửa sai.
III. Kết thúc:
- Nhận xét:
- Dặn dò:
-Lớp ổn định chỗ ngồi.
-Lớp trưởng báo cáo sĩ số cho GV
- GV hướng dẫn từng nội dung.
- HS liên hệ thực tế trả lời cho GV.
- HS cần ghi chép đầy đủ.
1.Ngoài giờ học môn TD, em có tham gia tập luyện TDTT không ?.
2.Em tập những môn thể thao nào?.
- Về tinh thần thái độ tập luyện có tuyên dương phê bình cá nhân và tập thể.
- Về nhà cần rèn luyện thêm .
- HS giải tán ra về.
Tuần 1
Tiết 2
N. soạn :
BÀI THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU
CHẠY NGẮN - CHẠY BỀN
Lớp
10A
10B
10C
10D
N.dạy
I. Mục tiêu:
- Thể dục nam – nư õ: Học 3 động tác . Yêu cầu: thuộc bài và thực hiện cơ bản các đúng động tác.
- Chạy bền : Chạy trên địa hình tự nhiên, thực hiện chạy hết cự ly.
II. Địa điểm:
- HS làm vệ sinh sân tập, đường chạy bền.
- GV chuẩn bị còi.
III. Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP – TỔ CHỨC
SL
TG
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Nhận lớp:
- HS: Cán sự tập hợp và báo cáo.
- GV: Nhận lớp, hỏi về tình hình sức khỏe, phổ biến mục tiêu, nội dung và giao nhiệm vụ bài học.
2. Khởi động:
- Chạy thường 150 – 200m.
- Thực hiện động tác bài TDGG.
- Thực hiện các động tác:
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy gót chạm mông.
B.PHẦN CƠ BẢN:
1.Bài thể dục ( nam, nữ):
Động tác 1: Giậm chân tại chỗ .
TTCB : Đứng thẳng.
- N1: Giậm chân trái, đồng thời 2 tay đưa trước ngực, bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng.
- N2 :Giậm chân phải, đồng thời hạ 2 tay xuống.
- N3:Giậm chân trái, đồng thời 2 tay sang ngang.
- N4: Như nhịp 2
- N5: Như nhịp 1
- N6: Giậm chân phải, đồng thời 2 tay hạ xuống.
- N7: Như nhịp 3.
- N8: Giậm chân phải, đồng thời 2 tay hạ xuống.
Nhịp 8 lân 4 đứng thẳng, 2 tay chốmg hông, căng ngực, mắt nhìn thẳng.
Động tác 2: Tay, chân kết hợp với di chuyễn.
TTCB : như TT của động tác 1.
- 8 nhịp lần 1 và 3 : Di chuyển tiến.
- N1: Bước chân trái lên 1 bước, tì bằng mũi chân, khụyu gối, 2 tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
- N2: Thu chân trái về, trọng tâm dồn 2 chân, 2 tay gập ở khuỷu, các ngón tay đặt trên vai.
N3: Như nhịp 1, nhưng đổi chân.
N4: như nhịp 2.
- N5: khụyu gối phải, trọng tâm dồn chân phải, đồng thời đưa chân trái sang trái và tay trái giơ ngang, bàn tay sấp, gập tay phải trước ngực.
- N6: Thu chân trái và hạ tay về tư thế đứng cơ bản.
- N7: như nhịp 5, nhưng thay đổi chân và tay.
- N8: như nhịp 6
- 8 nhịp lần 2 và 4 : di chuyển lùi.
Động tác 3: Tay, ngực di chuyển sang ngang .
TTCB: Đứng thẳng, 2 tay thả lỏng tự nhiên.
- 8 nhịp lần 1 và 3: bước chân trái.
- N1: Nhún gối, 2 tay thả tự nhiên.
- N2: Bước chân trái sang trái rộng bằng vai, 2 tay đưa từ dưới – ra trước – lên cao, bàn tay hướng trước.
- N3: Nhún gối, tay giữ như N2.
- N4: Thu chân trái về đứng thẳng, 2 khuỷu tay co trước ngực.
- N5: Nhún gối, 2 khuỷu tay co trước ngực.
- N6: Bước chân trái sang trái rộng bằng vai người đứng thẳng, đồng thời vỗ tay trước ngực.
- N7: Nhún gối, tay giữ như nhịp 6.
- N8: Thu chân trái về đứng thẳng, 2 tay sang ngang.
- 8 nhịp lần 2 và 4: Bước chân phải.
2. Chạy bền:
* CHẠY TĂNG TỐC ĐỘ : Các đoạn 60 –100m. Chú ý tăng tốc độ nhịp nhàng, không cần tăng tốc độ tối đa, đảm bảo chạy đúng kỹ thuật, phối hợp tốt động tác chân, tay và thân. Tốc độ được tăng dần đến cuối cự ly nhờ tăng dần tần số và độ dài bước chạy. Không quá gắng sức để có cảm giác muốn ngừng chạy.
3. Củng cố:
- Kiểm tra bài TD nhịp điệu.
C. PHẦN KẾT THÚC :
- Hồi tỉnh:
+Thả lỏng: cúi người thả lỏng hít thở sâu.
+ Nhận xét:
+ Dặn dò:
+ Giải tán:
1lần x 8 nhịp
2 lần
2 lần
2 lần
2x8 nhịp
2x8 nhịp
2x8 nhịp
3-4 lần
6 – 7ph
30 ph
5 ph
GV: Giao nhiệm vụ.
HS: Từ đội hình tập trung, cán sự điều khiển đội hình 4 hàng ngang.
Đội hình khởi động chung và chuyên môn.
15 m
- Chia lớp ra làm 2 nhóm tập ( nhóm 1 tập bài TD, nhóm 2 tập chạy, sau đó đổi lại )
- 2 hàng ngang .
- GV giới thiệu tên động tác làm mẩu nhanh, chậm, làm mẩu phần động tác chân, tay riêng.
- GV đứng cùng chiều, vừa tập vừa hô nhịp để HS tập.
- Đứng quay mặt về phía HS vừa tập vừa hô nhịp để HS tập.
- Hô nhịp để HS tập, GV quan sát để
- GV quan sát sửa sai.
Đội hình tập
- GV phân tích kỹ thuật và thị phạm.
- GV cho từng hàng xuất phát cao.
- Cho từng nhóm 3 em chạy XP cao chạy 40m, GV quan sát sửa sai.
Nam 100m, Nữ 60m
- GV chọn 2 em lên thực hiện có nhận xét .
- 4 hàng ngang
- GV hướng dẫn .
- Về tinh thần thái độ tập luyện có tuyên dương phê bình cá nhân và tập thể.
- Về nhà cần rèn luyện thêm .
- HS giải tán ra về.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an tuan 1_12478672.doc