TUẦN 3
Tiết 5-6
BÀI:
ĐÁ CẦU (2) – CHẠY NGẮN (2)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết cách thực hiện KT di chuyển, chuyền cầu bằng mu bàn chân, tâng “búng” cầu.
- Biết cách thực hiện chạy tăng tốc 30m, chạy lặp lại các đoạn 20-30m.
2.Kỹ năng:
- Thực hiện được cơ bản đúng KT di chuyển, chuyền cầu bằng mu bàn chân, tâng “búng” cầu.
- Thực hiện được chạy tăng tốc 30m, chạy lặp lại các đoạn 20-30m.
3.Thái độ hành vi:
- Tự giác tích cực trong tập luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ vận động.
II.Địa điểm, thiết bị:
- Sân vận động.
- Cầu đá, đường chạy, đồng hồ bấm giờ, còi.
15 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục 10 tiết 1 đến 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Dục
Ngày soạn: 01/ 09/ 2018
GV: Nguyễn Thị Minh Phượng
Ngày dạy: 05/ 09- 11/ 09/ 2018
TUẦN 1
Tiết 1-2
BÀI:
TẬP LUYỆN TDTT VÀ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ THIÊN NHIÊN ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết một số hình thức và phương pháp cơ bản tập luyện TDTT.
- Biết sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khỏe như: Không khí, nước, ánh sáng.
- Biết và hiểu vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập luyện và vệ sinh môi trường.
2.Kỹ năng:
- Lựa chọn một trong một số hình thức tập luyện thích hợp.
- Vận dụng vào việc tập luyện thể dục trong trường và tự tập ở ngoài trường.
3.Thái độ hành vi:
- Nghiêm túc, tích cực phát biểu xây dựng bài.
II.Địa điểm, thiết bị:
- Phòng học hoặc sân tập.
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phấn.
- Học sinh: Bút, vở.
III.Nội dung:
Giáo dục thể chất gồm các phương tiện mà chủ yếu là các bài tập thể chất, các yếu tố thiên nhiên, các điều kiện vệ sinh luôn đóng vai trò quyết định đối với việc nâng cao sức khỏe. Đây là phương tiện cơ bản của môn thể dục.
1.Tập luyện thể dục thể thao:
Các bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn cơ bản của giáo dục thể chất, các bài tập này rất phong phú và đa dạng.
a.Thể dục vệ sinh: Bao gồm thể dục buổi sang và thể dục buổi tối.
- Thể dục buổi sáng: Có tác dụng làm cho cơ thể nhanh chóng chuyển cơ thể từ trạng thái ức chế sang trạng thái hưng phấn, giúp cơ thể sớm thích nghi với yêu cầu của một ngày học tập và lao động.
* Những điểm cần lưu ý:
+ Duy trì tập luyện thường xuyên.
+ Tập đúng kỹ thuật và đảm bảo lượng vận động.
+ Định kì thay đổi bài tập.
+ Tập vào thời điểm hợp lí, nơi thoáng mát.
- Thể dục buổi tối: Được thực hiện trước khi đi ngủ, nhằm làm giảm trạng thái căng thẳng thần kinh, chuyển cơ chế hưng phấn sang cơ chế tạo điều kiện ngủ ngon, phục hồi sức khỏe sau một ngày học tập và lao động vất vả.
* Những điểm cần lưu ý:
+ Tập trước khi đi ngủ từ 20-30 phút, thời gian tập từ 5-7 phút.
+ Thực hiện động tác nhẹ nhàng, không nên dùng sức mạnh, tập nơi thoáng mát.
+ Tập xong cần vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ.
b.Thể dục chống mệt mỏi:
- Thể dục chống mệt mỏi là một hình thức được tiến hành giữa giờ làm việc, để giải tỏa căng thẳng, điều chỉnh hoạt động nhằm giữ nhịp điệu lao động và kéo dài năng lực làm việc hiệu quả cao.
- Thời gian bắt đầu tập luyện khi đã xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi ban đầu.
- Bài tập tiến hành với nhip điệu nhanh và biên độ rộng.
- Tập ở nơi thoáng khí.
c.Các bài tập của chương trình môn thể dục:
Là hệ thống các bài tập được học trong chương trình môn học theo từng lứa tuổi, khối lớp trong nhà trường như: Bài TDNĐ, chạy ngắn, chạy tiếp sức, đá cầu, cầu lông và các môn thể thao tự chọn.
* Những điểm cần chú ý:
- Tập những nội dung do GV chọn lọc.
- Tập các bài tập phát triển thể lực.
- Tiến hành thường xuyên, khởi động kĩ, thả lỏng sau tập luyện.
d.Phương pháp tập luyện TDTT:
- Tập luyện theo kế hoạch cá nhân: Gồm thể dục buổi sáng, thể dục buổi tối, dạo chơi,
- Tập luyện theo kế hoạch tập thể.
2.Sử dụng các yếu tố thiên nhiên và vệ sinh môi trường để rèn luyện sức khỏe:
a.Rèn luyện sức khỏe bằng không khí:
* Những điểm cần lưu ý:
- Thực hiện nơi có không khí trong lành.
- Nên mặc quần áo mỏng khi tập.
- Thời gian mới đầu kéo dài 10-15 phút, sau đó tăng dần lên 30-60 phút.
b.Rèn luyện sức khỏe bằng nước:
* Những điểm cần chú ý:
- Dùng khăn nhúng nước chà xát lên người, sau đó lau khô và mặc ấm.
- Mới đầu chà xát bằng nước ấm (25-280), sau đó hạ thấp dần nhiệt độ của nước.
- Thời gian tốt nhất là vào mùa hè và tiến hành vào sáng sớm sau khi đã tập thể dục vệ sinh.
- Tuyệt đối không được tắm nước lạnh ngay sau khi hoạt động vận động căng thẳng.
c.Rèn luyện sức khỏe bằng ánh sáng:
* Những điểm cần chú ý:
- Nên nằm để tắm nắng, mình trần và có nón, mũ che mặt và gáy.
- Nên tiến hành vào lúc mặt trời chiếu không gay gắt.
- Thời gian tắm nắng cần phải tăng dần dần từ ít đến nhiều.
- Khi người cảm thấy không khỏe thì không được tắm nắng.
3.Vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập luyện và vệ sinh môi trường:
a.Vệ sinh cá nhân:
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với phong cách của người Việt Nam.
- Khi tập luyện TDTT phải có giày hoặc dép có quai sau, đúng trang phục qui định.
b.Vệ sinh tập luyện:
- Bố trí thời gian tập luyện hợp lý, tránh tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều.
- Nội dung giảng dạy được sắp xếp một cách khoa học, phù hợp với khí hậu và điều kiện từng vùng.
- Chọn nơi tập và vệ sinh nơi tập bằng phẳng, sạch sẽ, không có gạch, đá vụn.
c.Vệ sinh môi trường:
- Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp.
- Vệ sinh tất cả các khu vực xung quanh trường.
IV.Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung cơ bản của bài học, nêu câu hỏi để học sinh nghiên cứu.
Câu 1: Nêu phương pháp sử dụng các bài tập thể chất?
Câu 2: Nêu phương pháp rèn luyện sức khỏe bằng không khí?
Câu 3: Nêu phương pháp rèn luyện sức khỏe bằng nước?
Câu 4: Nêu phương pháp rèn luyện sức khỏe bằng ánh nắng mặt trời?
Câu 5: Lập kế hoạch tập luyện cá nhân?
* Rút kinh nghiệm:
Trường THPT Nguyễn Dục
Ngày soạn: 08/ 09/ 2018
GV: Nguyễn Thị Minh Phượng
Ngày dạy: 12-18/ 09/ 2018
TUẦN 2
Tiết 3-4
BÀI:
ĐÁ CẦU (1) – CHẠY NGẮN (1)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết cách thực hiện di chuyển, chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Biết cách thực hiện chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc 30m.
2.Kỹ năng:
- Thực hiện được kỹ thuật di chuyển, chuyền cầu bằng mu bàn chân tâng “búng” cầu.
- Thực hiện được chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc 30m.
3.Thái độ hành vi:
- Tự giác tích cực trong tập luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ vận động.
II.Địa điểm, thiết bị:
- Sân vận động.
- Cầu đá, đường chạy, đồng hồ bấm giờ, còi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
Phương pháp - tổ chức
A.Phần mở đầu
- Nhận lớp: Kiểm tra sĩ số và nắm tình hình sức khỏe của học sinh trong lớp.
- Phổ biến mục tiêu, nội dung và yêu cầu buổi học.
- Khởi động:
+ Khởi động chung: Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, bả vai.
+ Khởi động chuyên môn: Đá cầu- Chạy ngắn.
- Kiểm tra bài cũ: Từ 2-4 học sinh.
10’
2x8nh
2x8nh
3’
- GV làm thủ tục nhận lớp theo đội hình 4 hàng ngang.
- Lớp trưởng điều khiển lớp khởi động theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát HS khởi động nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc.
B.Phần cơ bản
1.Đá cầu
a.Học KT di chuyển
- BT1: Cả lớp đồng loạt tập động tác di chuyển ngang, chéo, tiến lùi không có cầu.
- BT2: HS đứng ở khoảng 1/3 cuối sân và giữa sân thực hiện KT di chuyển ngang, chéo, tiến lùi đỡ cầu do người đối diện ném tới.
b.Học KT chuyền cầu bằng mu bàn chân
- BT1: Cả lớp đồng loạt thực hiện động tác mô phỏng KT chuyền cầu bằng mu bàn chân (không có cầu).
- BT2: Mỗi HS tự tung và chuyền cầu cho người đối diện.
* Củng cố: KT di chuyển, chuyền cầu bằng mu bàn chân.
2.Chạy ngắn
a. Học bài tập bổ trợ KT.
* Chạy bước nhỏ.
- Mục đích: Tăng tần số bước chạy, phối hợp động tác toàn thân nhịp nhàng.
+ BT1: Tại chỗ thực hiện chạy bước nhỏ.
+ BT2: Chạy bước nhỏ tăng tốc chậm, cự li 4-6m.
* Chạy nâng cao đùi.
- Mục đích: Tăng tần số bước chạy và giúp đỡ các cơ đùi tham gia tích cực vào ĐT nâng cao đùi khi đưa về trước.
+ BT1: Tại chỗ thực hiện chạy nâng cao đùi.
+ BT2: Tập chạy nâng cao đùi di chuyển với tốc độ chậm, cự li 4-6m.
* Chạy đạp sau.
- Mục đích: Tăng hiệu quả ĐT đạp sau, phối hợp dùng sức hợp lí giữa các bộ phận cơ thể khi chạy.
+ BT1: Tập chạy đạp sau từng chân.
+ BT2: Chạy đạp sau tốc độ chậm, cự li 6-8m.
b. Chạy tăng tốc 30m.
- Mục đích: Củng cố KT chạy, có thể dùng trong khởi động, tập KT và phát triển thể lực chuyên môn.
- Động tác: Chạy với KT hoàn chỉnh, tốc độ tăng dần do tần số bước chạy và độ dài bước chạy tăng dần. Kết thúc cự li là lúc người chạy đạt tốc độ cao nhất.
* Củng cố: Bài tập bổ trợ.
70’
35’
15’
5’
10’
15’
5’
10’
5’
35’
15’
5’
5’
5’
15’
5’
- GV nêu trường hợp vận dụng, hướng dẫn KT, tổ chức tập luyện theo nội dung từng bài tập.
GV
- GV nêu yêu cầu cần đạt được của từng bài tập, chia nhóm hướng dẫn tập luyện.
- GV nêu trường hợp vận dụng, hướng dẫn KT, tổ chức tập luyện theo nội dung từng bài tập.
GV
- GV nêu yêu cầu cần đạt được của từng bài tập, chia nhóm hướng dẫn tập luyện.
3-5m
GV
3-5m
- Chọn 1-2 HS có KT tốt thực hiện, GV nhận xét, lớp rút kinh nghiệm.
- GV nêu tác dụng của từng bài tập, hướng dẫn KT, tổ chức luyện tập theo hình thức đồng loạt với đội hình 4 hàng ngang xen kẽ.
- GV quan sát và kịp thời sửa các sai sót mang tính phổ biến.
GV
- GV nêu yêu cầu của BT, chia thành các nhóm luyện tập theo hình thức lần lượt từng nhóm (mỗi nhóm 4 HS).
XP
30m
ĐÍCH
- Chọn 3 HS có KT tốt thực hiện, GV nhận xét, lớp rút kinh nghiệm.
C.Phần kết thúc
- Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nhận xét, đánh giá buổi học.
- Bài tập về nhà:
+ Ôn KT di chuyển, chuyền cầu bằng mu bàn chân.
+ Ôn Bài tập bổ trợ chạy ngắn.
- Xuống lớp.
10’
- Lớp trưởng điều khiển lớp thực hiện động tác thả lỏng, hồi tỉnh.
GV
xuống lớp
* Rút kinh nghiệm:
Trường THPT Nguyễn Dục
Ngày soạn: 15/ 09/ 2018
GV: Nguyễn Thị Minh Phượng
Ngày dạy: 19-25/ 09/ 2018
TUẦN 3
Tiết 5-6
BÀI:
ĐÁ CẦU (2) – CHẠY NGẮN (2)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết cách thực hiện KT di chuyển, chuyền cầu bằng mu bàn chân, tâng “búng” cầu.
- Biết cách thực hiện chạy tăng tốc 30m, chạy lặp lại các đoạn 20-30m.
2.Kỹ năng:
- Thực hiện được cơ bản đúng KT di chuyển, chuyền cầu bằng mu bàn chân, tâng “búng” cầu.
- Thực hiện được chạy tăng tốc 30m, chạy lặp lại các đoạn 20-30m.
3.Thái độ hành vi:
- Tự giác tích cực trong tập luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ vận động.
II.Địa điểm, thiết bị:
- Sân vận động.
- Cầu đá, đường chạy, đồng hồ bấm giờ, còi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
Phương pháp - tổ chức
A.Phần mở đầu
- Nhận lớp: Kiểm tra sĩ số và nắm tình hình sức khỏe của học sinh trong lớp.
- Phổ biến mục tiêu, nội dung và yêu cầu buổi học.
- Khởi động:
+ Khởi động chung: Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, bả vai.
+ Khởi động chuyên môn: Đá cầu- Chạy ngắn.
- Kiểm tra bài cũ: Từ 2-4 học sinh.
10’
2x8nh
2x8nh
3’
- GV làm thủ tục nhận lớp theo đội hình 4 hàng ngang.
- Lớp trưởng điều khiển lớp khởi động theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát HS khởi động nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc.
B.Phần cơ bản
1.Đá cầu
a.Ôn KT di chuyển.
- BT: Từng đôi luân phiên thực hiện KT di chuyển ngang, chéo, tiến lùi đỡ cầu do người đối diện ném tới.
b.Ôn KT chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- BT: Từng đôi luân phiên đỡ cầu bằng đùi, má trong, mu bàn chân và chuyền trả cầu ngay cho người tung cầu.
c.Học KT tâng “búng” cầu.
- BT1: Mô phỏng KT tâng “búng” cầu.
- BT2: Tâng “búng” cầu tại chỗ.
* Củng cố: KT di chuyển, chuyền cầu bằng mu bàn chân, tâng “búng” cầu.
2.Chạy ngắn
a. Chạy tăng tốc 30m.
- Mục đích: Củng cố KT chạy, có thể dùng trong khởi động, tập KT và phát triển thể lực chuyên môn.
- Động tác: Chạy với KT hoàn chỉnh, tốc độ tăng dần do tần số bước chạy và độ dài bước chạy tăng dần. Kết thúc cự li là lúc người chạy đạt tốc độ cao nhất.
b. Chạy lặp lại các đoạn 20-30m.
- Chuẩn bị: XPC hoặc XP thấp có bàn đạp.
- Động tác: Chạy lặp lại 2-4 lần với tốc độ tối đa, có xác định thời gian (bấm giờ), nghỉ giữa các đợt là chạy nhẹ nhàng và hít thở sâu, tích cực. HS biết được thành tích của mình ở mỗi lần chạy, cố gắng không bị giảm tốc độ ở các lần chạy sau.
* Củng cố: Chạy tăng tốc 30m, chạy lặp lại các đoạn 20-30m.
70’
35’
6’
10’
15’
5’
10’
4’
35’
15’
15’
5’
- GV nêu yêu cầu cần đạt được của từng bài tập, chia nhóm hướng dẫn tập luyện.
- GV quan sát sửa sai cho HS.
3-5m
GV
3-5m
- GV nêu trường hợp vận dụng, hướng dẫn KT, tổ chức tập luyện theo nội dung từng bài tập theo hình thức đồng loạt (BT1), hình thức từng cá nhân tập luyện (BT2).
- Chọn 1-2 HS có KT tốt thực hiện, GV nhận xét, lớp rút kinh nghiệm.
- GV nêu mục đích của bài tập và mức độ cần đạt, hướng dẫn KT, tổ chức luyện tập theo nhóm
XP
30m
ĐÍCH
- Chọn 3 HS có KT tốt thực hiện, GV nhận xét, lớp rút kinh nghiệm.
C.Phần kết thúc
- Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nhận xét, đánh giá buổi học.
- Bài tập về nhà:
+ Ôn KT chuyền cầu bằng mu bàn chân, tâng “búng” cầu.
+ Ôn Chạy tăng tốc 30m, chạy lặp lại các đoạn 20-30m.
- Xuống lớp.
10’
- Lớp trưởng điều khiển lớp thực hiện động tác thả lỏng, hồi tỉnh.
GV
xuống lớp
* Rút kinh nghiệm:
Trường THPT Nguyễn Dục
Ngày soạn: 22/09/2018
GV: Nguyễn Thị Minh Phượng
Ngày dạy: 26/09-02/10/2018
TUẦN 4
Tiết 7-8
BÀI:
ĐÁ CẦU (3) – CHẠY NGẮN (3)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết cách thực hiện chuyền cầu bằng mu bàn chân; tâng “búng” cầu, nắm một số điểm trong luật đá cầu.
- Biết cách thực hiện xuất phát thấp với bàn đạp chạy 15-20m, chạy lặp lại các đoạn 20-30m, KT về đích; đóng bàn đạp.
2.Kỹ năng:
- Thực hiện được chuyền cầu bằng mu bàn chân; tâng “búng” cầu, vận dụng một số điểm trong luật đá cầu.
- Thực hiện được xuất phát thấp với bàn đạp chạy 15-20m, chạy lặp lại các đoạn 20-30m, KT về đích; đóng bàn đạp.
3.Thái độ hành vi:
- Tự giác tích cực trong tập luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ vận động.
II.Địa điểm, thiết bị:
- Sân vận động.
- Cầu đá, đường chạy, đồng hồ bấm giờ, còi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
Phương pháp - tổ chức
A.Phần mở đầu
- Nhận lớp: Kiểm tra sĩ số và nắm tình hình sức khỏe của học sinh trong lớp.
- Phổ biến mục tiêu, nội dung và yêu cầu buổi học.
- Khởi động:
+ Khởi động chung: Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, bả vai.
+ Khởi động chuyên môn: Đá cầu- Chạy ngắn.
- Kiểm tra bài cũ: Từ 2-4 học sinh.
10’
2x8nh
2x8nh
3’
- GV làm thủ tục nhận lớp theo đội hình 4 hàng ngang.
- Lớp trưởng điều khiển lớp khởi động theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát HS khởi động nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc.
B.Phần cơ bản
1.Đá cầu
a. Ôn KT chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- BT: Từng đôi luân phiên đỡ cầu bằng đùi, má trong, mu bàn chân và chuyền trả cầu ngay cho người tung cầu.
b. Ôn KT tâng “búng” cầu.
- BT: Từng đôi luân phiên tung cầu và thực hiện KT tâng “búng” cầu.
c.Giới thiệu luật đá cầu
- Kích thước sân và lưới.
* Củng cố: KT chuyền cầu bằng mu bàn chân, tâng “búng” cầu, luật.
2.Chạy ngắn
a. Học KT đóng bàn đạp.
- BT1: HS tự đóng bàn đạp theo kiểu phổ thông.
- Mục đích: Biết cách đóng bàn đạp XPT kiểu phổ thông.
- BT2: Thực hiện KT sau các lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”.
- Mục đích: Học và hoàn thiện KT XPT với bàn đạp.
b. Tập XPT với bàn đạp- chạy 15-20m.
- Mục đích: Hoàn thiện KT XPT với chạy lao sau XP.
- Chuẩn bị: Đóng bàn đạp.
- Động tác: HS theo lệnh để XP và chạy hết cự li qui định. HS chưa đến lượt có nhiệm vụ quan sát, nhận xét và rút kinh nghiệm cho bàn thân.
c. Học KT về đích.
- Mục đích: Học KT đánh đích.
- Chuẩn bị: Căng dây đích hoặc vẽ vạch đích.
- Động tác: XP, chạy cách đích 5-10m làm ĐT đánh đích ở bước cuối (bằng vai hoặc bằng ngực có kết hợp đạp sau tích cực). Ban đầu cho HS tại chỗ làm động tác đánh đích, sau chạy chậm, chạy trung bình, chạy nhanh đánh đích.
d. Chạy lặp lại các đoạn 20-30m.
* Củng cố: Kỹ thuật XPT, kỹ thuật đánh đích.
70’
35’
10’
10’
10’
5’
35’
5’
10’
5’
10’
5’
- GV nêu những yêu cầu cơ bản về KT và tiến hành tập luyện theo yêu cầu từng bài tập.
- GV quan sát sửa sai cho HS.
3-5m
GV
3-5m
- GV kẻ sân đá cầu và hướng dẫn thực tế để HS quan sát.
- Chọn 1-2 HS có KT tốt thực hiện, GV nhận xét, lớp rút kinh nghiệm.
- GV hướng dẫn 3 kiểu đóng bàn đạp XPT, giảng dạy kiểu phổ thông, làm mẫu, tổ chức luyện tập theo nhóm
- GV hướng dẫn HS KT đánh đích, cho HS xếp thành 4 hàng xen kẽ nhau tập luyện KT đánh đích tại chỗ.
GV
- GV nêu yêu cầu của bài tập, hướng dẫn và tiến hành tổ chức cho HS luyện tập XPT có bàn đạp – chạy 15-20m; đánh đích; chạy lặp lại các đoạn 20-30m
XP
30m
ĐÍCH
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS luyện tập.
- Chọn 4 HS có KT tốt thực hiện, GV nhận xét, lớp rút kinh nghiệm.
C.Phần kết thúc
- Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nhận xét, đánh giá buổi học.
- Bài tập về nhà:
+ Ôn KT chuyền cầu bằng mu bàn chân, tâng “búng” cầu, luật.
+ Ôn Kỹ thuật XPT, kỹ thuật đánh đích.
- Xuống lớp.
10’
- Lớp trưởng điều khiển lớp thực hiện động tác thả lỏng, hồi tỉnh.
GV
xuống lớp
* Rút kinh nghiệm:
Trường THPT Nguyễn Dục
Ngày soạn: 23/09/2018
GV: Nguyễn Thị Minh Phượng
Ngày dạy: 03-09/10/2018
TUẦN 5
Tiết 9-10
BÀI:
ĐÁ CẦU (4) – CHẠY NGẮN (4)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết cách thực hiện chuyền cầu bằng mu bàn chân; tâng “búng” cầu, đấu tập.
- Biết cách thực hiện chạy lặp lại các đoạn 30-60m, phối hợp 4 giai đoạn KT.
2.Kỹ năng:
- Thực hiện được chuyền cầu bằng mu bàn chân; tâng “búng” cầu, đấu tập.
- Thực hiện phối hợp 4 giai đoạn KT. Duy trì và nâng dần tốc độ.
3.Thái độ hành vi:
- Tự giác tích cực trong tập luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ vận động.
II.Địa điểm, thiết bị:
- Sân vận động.
- Đường chạy, bàn đạp chạy ngắn, đồng hồ bấm giờ, còi, cầu đá.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
Phương pháp - tổ chức
A.Phần mở đầu
- Nhận lớp: Kiểm tra sĩ số và nắm tình hình sức khỏe của học sinh trong lớp.
- Phổ biến mục tiêu, nội dung và yêu cầu buổi học.
- Khởi động:
+ Khởi động chung: Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, bả vai.
+ Khởi động chuyên môn: Đá cầu-Chạy ngắn.
- Kiểm tra bài cũ: Từ 2-4 học sinh.
10’
2x8nh
2x8nh
- GV làm thủ tục nhận lớp theo đội hình 4 hàng ngang.
- Lớp trưởng điều khiển lớp khởi động theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát HS khởi động nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc.
B.Phần cơ bản
1.Đá cầu
a. Ôn KT chuyền cầu bằng mu bàn chân; tâng “búng” cầu.
- BT: Từng đôi luân phiên tung cầu và thực hiện KT chuyền cầu bằng mu bàn chân; tâng “búng” cầu.
b.Đấu tập: Tổ chức đấu đơn.
* Củng cố: hiện KT chuyền cầu bằng mu bàn chân; tâng “búng” cầu.
2.Chạy ngắn
a. Chạy lặp lại các đoạn 30-60m.
- Mục đích: Ôn và hoàn thiện KT chạy giữa quãng.
- Động tác: XPC, tăng tốc nhịp nhàng, tới gần tốc độ tối đa thì duy trì tốc độ cho đến hết cự li qui định.
b. Tập phối hợp 4 giai đoạn KT.
- Mục đích: Hoàn thiện KT chạy 100m.
- Chuẩn bị: Đóng bàn đạp, xác định các cự li 60m, 70m, 80m. có sử dụng dây đích.
- Động tác: Chạy các cự li qui định với tốc độ tối đa và gần tối đa; thực hiện đầy đủ 4 giai đoạn KT. Có xác định thành tích chạy.
* Củng cố: phối hợp 4 giai đoạn KT chạy ngắn.
70’
35’
10’
15’
5’
35’
15’
15’
5’
- GV nêu yêu cầu cần đạt được của từng bài tập, chia nhóm hướng dẫn tập luyện.
- GV quan sát sửa sai cho HS.
3-5m
GV
3-5m
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn đấu tập.
- Chọn 1-2 HS có KT tốt thực hiện, GV nhận xét, lớp rút kinh nghiệm.
- GV nêu mục đích, yêu cầu, mức độ cần đạt được, hướng dẫn KT và tiến hành tổ chức cho HS luyện tập.
- Chia lớp thành 2 nhóm nam- nữ, chọn HS có thành tích ngang nhau thành nhóm chạy. GV và những HS còn lại trong mỗi đợt chạy quan sát và nhận xét ưu khuyết điểm của từng người chạy.
XP
30m
ĐÍCH
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS luyện tập.
- Chọn 4 HS có KT tốt thực hiện, GV nhận xét, lớp rút kinh nghiệm.
C.Phần kết thúc
- Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nhận xét, đánh giá buổi học.
- Bài tập về nhà:
+ Ôn KT chuyền cầu bằng mu bàn chân; tâng “búng” cầu.
+ Chạy lặp lại các đoạn 30-60m.
+ Chuẩn bị học nội dung đá bóng
- Xuống lớp.
10’
- Lớp trưởng điều khiển lớp thực hiện động tác thả lỏng, hồi tỉnh.
GV
xuống lớp
* Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12429535.doc