A, PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Nhận lớp:
- Lớp trướng tập trung nắm sĩ số của lớp và báo cáo giáo viên (GV).
- GV nhận lớp, hỏi thăm tình hình sức khỏe của học sinh (HS) và phổ biến nội dung (trong kế hoạch thực hiện chương trình môn TD khối 11, tiết 53, tuần 28 – THPT Tắc Vân, năm học 2017 - 2018) và yêu cầu của tiết học.
2. khởi động:
* Khởi đông chung :
- Xoay cổ tay kết hợp cổ chân
- Xoay vai
- Xoay khuỷu tay
- Xoay cánh tay
- Xoay hông,
- Xoay gối
* Khởi động bổ trợ chuyên môn (Tại chỗ)
- Bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông
- Các động tác ép cơ: Xoạc, ép dẻo
- Cầm vợt xoay cổ tay hình số 8
- Mô phỏng đánh cầu cao thuận tay
- Mô phỏng động tác ra sức cuối cùng (trong đẩy tạ)
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục 10 tiết 53: Cầu lông - Đẩy tạ - chạy bền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 53
Tuần dạy: 28
Ngày dạy: 27/3/2018
CẦU LÔNG - ĐẨY TẠ - CHẠY BỀN
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Cầu lông:
+ Ôn tập đánh cầu cao thuận tay.
+ Học kỹ thuật đập cầu chính diện.
- Đẩy tạ vai hướng ném: Hoàn chỉnh bốn giai đoạn: Chuẩn bị, trượt đà, ra sức cuối cùng, giữ thăng bằng.
- Chạy bền: Chạy bền trên địa hình tự nhiên.
b. Kỹ năng:
- Cầu lông:
+ Học sinh thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay.
+ Học sinh thực hiện cơ bản được kỹ thuật đập cầu chính diện.
- Đẩy tạ: Học sinh thực hiện cơ bản đúng 4 giai đoạn kỹ thuật của bài đẩy tạ vai hướng ném.
- Chạy bền: Học sinh biết cách thở và cách phân phối sức để hoàn thành được cự li của bài tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
c. Thái độ: Học sinh có thái độ tập luyện tự giác, tích cực và có tinh thần thể thao đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
2. Năng lực có thể hình thành:
- Năng lực tự học: Tự tập luyện, tự nghiên cứu những động tác khó.
- Năng lực thẩm mỹ: Hình thành nên vẻ đẹp hình thể cho bản thân.
- Năng lực thể chất: Phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo
- Năng lực hợp tác: Hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong học tập.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên: Hồ sơ dạy học, còi, vợt, cầu, lưới, tạ mô hình (bóng nhựa), sân bãi sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Học sinh: Mặc đồng phục thể dục, mang giầy thể thao, mổi em tự trang bị một quả cầu lông và nghiên cứu trước bài học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
ĐỊNH
LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
A, PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Nhận lớp:
- Lớp trướng tập trung nắm sĩ số của lớp và báo cáo giáo viên (GV).
- GV nhận lớp, hỏi thăm tình hình sức khỏe của học sinh (HS) và phổ biến nội dung (trong kế hoạch thực hiện chương trình môn TD khối 11, tiết 53, tuần 28 – THPT Tắc Vân, năm học 2017 - 2018) và yêu cầu của tiết học.
2. khởi động:
* Khởi đông chung :
- Xoay cổ tay kết hợp cổ chân
- Xoay vai
- Xoay khuỷu tay
- Xoay cánh tay
- Xoay hông,
- Xoay gối
* Khởi động bổ trợ chuyên môn (Tại chỗ)
- Bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông
- Các động tác ép cơ: Xoạc, ép dẻo
- Cầm vợt xoay cổ tay hình số 8
- Mô phỏng đánh cầu cao thuận tay
- Mô phỏng động tác ra sức cuối cùng (trong đẩy tạ)
3. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra bài củ)
B. PHẦN CƠ BẢN:
1) Ôn tập:
* GV phân công, chia nhóm và triển khai ôn tập.
- Ôn tập cầu lông: Đánh cầu cao thuận tay.
- Đẩy tạ (vai hướng ném):
Hoàn thiện kỹ thuật đẩy tạ vai hướng ném (chuẩn bị, trượt đà, ra sức cuối cùng, giữ thăng bằng)
2) Học mới: Kỹ thuật đập cầu chính diện.
- Cho HS xem tranh (ảnh).
- Phân tích kỹ thuật, thị phạm động tác
- Bài tập 1: Tập mô phỏng kỹ thuật
- Bài tập 2: Tập kỹ thuật đập cầu chính diện với dụng cụ bổ trợ (cầu treo chuẩn).
- Bài tập 3: Tập kỹ thuật đập cầu chính diện với cầu tự tung
* Củng cố: Gọi 2 hs lên thực hiện lại kỹ thuật đẩy tạ vai hướng ném, đánh cầu cao thuận tay, đập cầu chính diện sau sau đó nhận xét, rút kinh nghiệm.
3) Chạy bền trên địa hình tự nhiên.
Giáo viên cho học sinh tập luyện chạy bền trên địa hình tự nhiên (theo nhóm giới tính).
C. PHẦN KẾT THÚC:
- Thả lỏng hồi tĩnh
- Nhận xét , đánh giá buổi tập, tuyên dương những em tập tốt.
- Dặn bài tập về nhà: Tập đập cầu chính diện thêm.
- Xuống lớp.
5 - 8’
32-34’
5-8’
8-12’
3-6’
3 - 5’
- GV và HS làm thủ tục nhận lớp theo đội hình 4 hàng ngang.
- Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 hàng ngang, yêu cầu các tổ trưởng báo cáo sĩ số, sau đó cho lớp đứng nghiêm và tiến hành báo cáo với GV.
- Khi GV nhận lớp, hỏi thăm sức khỏe và phổ biến giáo án, học sinh phải đứng thẳng hàng và chú ý lắng nghe để nắm được nội dung, yêu cầu của tiết học.
- Cán sự tập hợp lớp thành đội hình 4 hàng ngang xen kẽ (khoảng cách 1 sải tay) và điều khiển cả lớp lớp khởi động chung.
- GV bao quát lớp nhắc nhở các em khởi động nghiêm túc, đúng nội dung đồng thời quan sát xung quanh sân tập để kiểm tra lại cơ sở vật chất, đảm bảo cho giờ dạy.
- Sau khi xong phần khởi động chung GV trực tiếp điều khiển khởi động bổ trợ chuyên môn.
- Sau khi khởi động xong GV cho học sinh dồn hàng lại theo hình đội hình 4 hàng ngang
và tiến hành phân công, chia nhóm (2 nhóm), sau đó cho học sinh ôn tập hai nội dung (dánh cầu cao thuận tay và hoàn thiện đẩy tạ vai hướng ném) song song, cùng lúc - theo sự điều khiển của 2 nhóm trưởng.
- GV bao quát nhắc nhở và sửa sai cho các em.
- Sau khi hai nhóm ôn tập được khoảng 5 phút –> 8 phút thì GV cho đổi nhóm, đổi vị trí và nội dung ôn tập.
- Nhóm 1: CS cho tập hợp đội hình 3 hàng dọc cách nhau 3m - 4m hướng vào lưới, đứng cách lưới 2,5m – 3m. Đối diện mỗi hàng (phía bên kia lưới) có 1 người phục vụ tung cầu (hoặc phát cầu cao sâu).
+ Lần lượt từng em trong hàng luân phiên nhau thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay - mỗi em thực hiện 2 à 3 lần đánh cầu, sau đó quay về cuối hàng và em đứng phía sau tiếp tục dâng lên.
Lưới
- Nhóm 2 (ôn tập đẩy tạ vai hướng ném)
Nhóm trưởng phân công từng hàng vào khu vực trượt đà thực hiện hoàn thiện đẩy tạ, khi ra sức cuối cùng phải đẩy tạ (mô hình) đi và điều chỉnh đúng góc độ ra tay để tạ bay đúng vào dây chuẩn màu đỏ.
Góc độ ra tay
38à42º
- Sau khi kết thúc phần ôn tập GV tập hợp lớp thành đội hình 4 hàng ngang (hai hàng trước ngồi xuống ở tư thế thoải mái)
- Cho các em xem tranh (ảnh) kỹ thuật đập cầu.
- GV giảng giải, phân tích kỹ thuật đập cầu chính diện (SGV lớp 11 - trang 108) và làm thị phạm động tác cho các em xem
- HS tập trung chú ý nghe giảng để nắm rõ nội dung bài mới
- GV cho HS dàn thành 4 hàng ngang xen kẽ khoảng cách một sải tay, sau đó phân nhịp cho các em tập mô phỏng kỹ thuật đập cầu chính diện
- GV chú ý sửa sai kịp thời cho các em.
- Sau khi HS tập mô phỏng xong, GV cho các em tập hợp về đội hình 6 hàng dọc đối mặt với dụng cụ (những quả cầu treo chuẩn).
- GV cho những em đứng đầu hàng di chuyển vào đúng vị trí treo cầu và thực hiện đập cầu từ 2-3 lần (nhằm giúp HS xác định đúng điểm tiếp xúc cầu khi đập cầu), sau đó di chuyển về phía cuối hàng - tập luân phiên.
- GV chú ý sửa sai kịp thời cho các em.
- Từ đội hình 6 hàng dọc tập với dụng cụ bổ trợ, GV cho HS quay về phía sau và cho các em đứng đầu hàng tự tung cầu để thực hiện đập cầu, sau đó di chuyển lên nhặt quả cầu vừa đập và chạy qua bên
kia nhà tập đứng đối diện trở lại. hết lượt tập ngược trở lại.
- Các em tập trung lại thành đội hình 4 hàng ngang xen kẽ, hai hàng phía trước ngồi xuống (ở tư thế thoải mái), ổn định trật tự và quan sát các bạn thực hiện động tác đẩy tạ vai hướng ném, đánh cầu cao thuận tay, đập cầu chính diện sau đó có ý kiến nhận xét. Giáo viên nhận xét chung.
- Trước khi chạy bền trên địa hình tự nhiên GV cần hướng dẫn các em kỹ thuật đánh tay, phối hợp bước chạy và hít - thở, cách phân sức để hoàn thành cự li bài tập .
- Cho các em chạy vòng quanh sân tập đã quy định (trên sân trường).
- Chia thành 2 nhóm chạy:
+ Nhóm nam: 4 vòng (khoảng 1000 mét)
+ Nhóm nữ: 2 vòng (khoảng 500 mét)
- Đi bộ nhẹ nhàng làm động tác thả lỏng.
- GV cho HS dồn hàng về đội hình 4 hàng ngang để nhận xét buổi tập, dặn dò bài tập về nhà và cho HS giải tán.
Cà Mau, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Người soạn
Đặng Thành Long
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA Đặng Thành Long.doc