Giáo án theo PP bàn tay nặn bột bài 9: Tính chất hóa học của muối

Pha 4 - Tiến hành thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu

Tiến hành thí nghiệm

GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Mỗi lớp có thể chia thành 5- 6 nhóm để nghiên cứu thí nghiệm.

HS thảo luận về cách tiến hành thí nghiệm, phân công trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ: Tiến hành thí nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng và kết luận kiến thức mới.

Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm tiến hành các hoạt động và ghi kết quả.

HS Thảo luận thống nhất về hiện tượng, giải thích, phương trình hóa học và ghi kết quả vào vở thí nghiệm.

Có thể hoàn thiện kết quả theo bảng sau:

 

doc8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo PP bàn tay nặn bột bài 9: Tính chất hóa học của muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THEO PP BÀN TAY NẶN BỘT Bài 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI A. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Kiến thức Sau khi học xong bài này học sinh biết được: - Tính chất hoá học của muối: Tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao. - Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện phản ứng trao đổi thực hiện được. Kĩ năng - HS biết tiến hành một số TN quan sát hiện tượng rút ra được kết luận tính chất hoá học của muối. - Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của muối. - Tính khối lượng hoặc thể tích dd muối trong phản ứng - Kĩ năng thực hiện quá trình khoa học theo phương pháp bàn tay nặn bột. Tư duy, thái độ - Vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học của muối để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất, học tập môn hoá học. B. PHƯƠNG PHÁP Bàn tay nặn bột, nêu và giải quyết vấn đề. C. THIẾT BỊ SỬ DỤNG GV chuẩn bị theo nhóm: có thể 4- 6 nhóm. - Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm. - Hóa chất: Lá Cu, dd AgNO3, dd BaCl2, dd H2SO4 loãng, dd NaCl, dd NaOH, dd CuSO4, CaCO3. - Phiếu học tập: Các câu hỏi gợi ý của GV. - Bảng phụ, bảng nhóm, giấy A0, bút dạ. - Máy chiếu, máy tính. HS: - Vở thí nghiệm; Ôn tập kiến thức có liên quan. D. NỘI DUNG Pha 1 - Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề GV đưa ra tình huống xuất phát từ thực tiễn: Nước vắt từ quả chanh hoặc giấm ăn bị đổ ra nền gạch đỏ hoặc nền xi măng. Hay quan sát quá trình nung vôi ở đại phương. GV nêu câu hỏi Vì sao nước vắt từ quả chanh hoặc giấm ăn bị đổ ra nền gạch đỏ hoặc nền xi măng lại thấy hiện tượng sủi bọt? Và tại sao đá vôi trong lò nung vôi lại biến thành những cục vôi sống? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học hôm nay “ Tính chất hoá học của muối” Pha 2 - Hình thành câu hỏi của học sinh GV nêu câu hỏi làm bộc lộ quan niệm ban đầu về tính chất hóa học của muối. Giáo viên yêu cầu HS mô tả hiện tượng bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thực hành về một số hiện tượng thực tế quan sát được. Giáo viên yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên( GV cho HS làm việc theo nhóm) HS có thể nêu ra các ý kiến khác nhau về những hiện tượng đã quan sát được HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm nêu một số tính chất hóa học đã biết của muối. Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả, nhận xét, hoàn thiện. GV nhận xét và tóm tắt lại các tính chất của muối mà HS đã nêu được. HS có thể nêu được một số quan niệm ban đầu như sau : -Muối tác dụng với dd axit ( Tính chất hoá học của axit ). - DD muối tác dụng với dd bazo( Tính chất hoá học của bazơ ). - Muối bị nhiệt phân huỷ ( Điều chế oxi, sản xuất CaO.....). HS ghi tính chất hóa học của muối và phương trình hóa học tương ứng vào vở thí nghiệm. Từ các quan niệm ban đầu của HS, GV đề nghị HS suy nghĩ phát hiện vấn đề, đề xuất các câu hỏi giúp nghiên cứu tính chất hóa học của muối. - GV hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau giữa các ý kiến trên, sau đó giúp các em đề suất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tính chất hoá học của muối GV tiép tục hướng dẫn để HS có thể đề xuất các câu hỏi cụ thể hơn. GV tập hợp các câu hỏi, yêu cầu HS nhận xét, loại bỏ các câu hỏi trùng lặp, câu hỏi chung chung để có các câu hỏi mà HS có thể thực hiện tìm tòi nghiên cứu được. Các câu hỏi có thể như sau: - Ngoài các tính chất đã nêu trên, muối còn có tính chất hóa học nào khác? - Muối có tác dụng với các kim loại không? - Muối phản ứng với muối không? - Tất cả các muối đều phản ứng với các axit không? - Các dd muối có phản ứng với dd bazơ không? HS ghi các câu hỏi cụ thể vào vở thí nghiệm. Pha 3 - Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. Đề xuất thí nghiệm. GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu kiến thức về tính chất hoá học của muối. HS có thể đề xuất nhiều thí nghiệm khác nhau, và tiến hành thí nghiệm. GV cung cấp dụng cụ hoá chất cho các nhóm. GV hướng dẫn HS: Để trả lời mỗi câu hỏi, truớc hết hãy nêu dự đoán/giả thuyết về vấn đề đặt ra và thiết kế phương án thực nghiệm tương ứng. HS có thể suy nghĩ, đề xuất có lập luận và ghi kết quả theo bảng sau: Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết/ dự đoán Đề xuất thí nghiệm Mục đich thí nghiệm 1. Vậy 2 muối liệu có phản ứng với nhau không? Có thể Cho dung dịch sau phản ứng với nhau từng đôi một. AgNO3, BaCl2, NaCl, CuSO4, CaCO3 Kiểm chứng cho giả thuyết nêu ra, trả lời cho câu hỏi 2. 2. Muối có tác dụng với các kim loại không? Có thể Lá Cu; dd AgNO3; dd NaCl Kiểm chứng cho giả thuyết nêu ra, trả lời cho câu hỏi 1. 3. Tất cả các muối đều phản ứng với các axit không? Có thể CaCO3, dd H2SO4 loãng, dd NaCl, dd HCl. Kiểm chứng cho giả thuyết nêu ra, trả lời cho câu hỏi 3. 4. Các dd muối có phản ứng với dd bazơ không? Có thể Dd BaCl2, dd NaOH, dd CuSO4. Kiểm chứng cho giả thuyết nêu ra, trả lời cho câu hỏi 4. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thảo luận đưa ra ý kiến chung của mỗi nhóm. Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả của nhóm trên bảng nhóm. HS thảo luận, loại bỏ các thí nghiệm trùng lặp, thí nghiệm không có điều kiện thực hiện, hệ thống lại các thí nghiệm dễ thực hiện, an toàn, hiện tượng rõ ràng, có thể trả lời cho câu hỏi đặt ra. GV cho ý kiến hoàn thiện, bổ sung về các thí nghiệm có thể thực hiện được. Các thí nghiệm có thể là: Thí nghiệm 1: Nhỏ 2-3 giọt dung dịch AgNO3vào dd NaCl Thí nghiệm 2: Nhỏ dd NaCl vào ddCuSO4. Thí nghiệm 3: Cho dd BaCl2 nghiệm vào ống nghiệm đựng CaCO3. Thí nghiệm 4: Cho lá Cu vào ống nghiệm 1 chứa 1- 2ml dd AgNO3, ống nghiệm 2 chứa 1- 2ml dd NaCl. Thí nghiệm 5: Cho 1-2ml dung dịch axit HCl vào ống nghiệm đựng muối canxi cacbonat. Thí nghiệm 6: Cho 4-5 giọt dd NaCl vào ống nghiệm đựng 1-2ml dd H2SO4. Thí nghiệm 7: Cho 4-5 giọt dd NaOH vào ống nghiệm 1 đựng 1-2ml BaCl2, ống nghiệm 2 đựng 1-2ml CuSO4. Pha 4 - Tiến hành thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu Tiến hành thí nghiệm GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Mỗi lớp có thể chia thành 5- 6 nhóm để nghiên cứu thí nghiệm. HS thảo luận về cách tiến hành thí nghiệm, phân công trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ: Tiến hành thí nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng và kết luận kiến thức mới. Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm tiến hành các hoạt động và ghi kết quả. HS Thảo luận thống nhất về hiện tượng, giải thích, phương trình hóa học và ghi kết quả vào vở thí nghiệm. Có thể hoàn thiện kết quả theo bảng sau: Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết/ dự đoán Thí nghiệm Hiện tượng, giải thích và viết PTHH Kết luận kiến thức mới. 1. Muối có tác dụng với các kim loại không? 2. Muối phản ứng với muối không? 3. Tất cả các muối đều phản ứng với các axit không? 4. Các dd muối có phản ứng với dd bazơ không? Pha 5 - Kết luận và hợp thức hóa kiến thức GV yêu cầu HS thảo luận, rút ra kết luận chung, kiến thức mới từ kết quả mỗi thí nghiệm. Đồng thời HS so sánh kết quả với dự đoán trước đó với mỗi câu hỏi. HS tham khảo nội dung SGK, kết hợp với kết quả thí nghiệm, kết luận từng tính chất và rút ra kết luận chung về tính chất hóa học của muối. HS so sánh tính chất hoá học của muối đã tìm được sau thí nghiệm với ý kiến ban đầu đã nêu ra ở mục 2 và cho biết điểm mới phát hiện được về tính chất hóa học của muối. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. GV yêu cầu HS ghi tính chất hoá học của muối, viết phương trình hóa học minh họa, chú ý điều kiện phản ứng và mức độ ( tất cả, một số, nhiều muối...). GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện. GV cho nhận xét, hoàn thiện. Nếu không có điều kiện làm đầy đủ các thí nghiệm như trên thì sau khi thực nghiệm xong có thể tham khảo nội dung SGK để có kết luận đầy đủ về tính chất hóa học của muối. Hoặc GV có thể cung cấp thêm thông tin để HS có thể rút ra kết luận và hợp thức hóa. HS có thể ghi kết quả trong vở thực hành theo PPBTNB như sau: 1. Quan niệm ban đầu: Các tính chất hoá học của muối: -Muối tác dụng với dd axit (Tính chất hoá học của axit). - DD muối tác dụng với dd bazo(Tính chất hoá học của bazo). - Muối bị nhiệt phân huỷ ( Điều chế oxi, sản xuất CaO.....). 2. Kết quả tìm tòi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết/ dự đoán Thí nghiệm Hiện tượng, giải thích và viết PTHH Kết luận kiến thức mới. 1. Muối có tác dụng với các kim loại không? Có thể Thí nghiệm 4: Cho lá Cu vào ống nghiệm 1 chứa 1- 2ml dd AgNO3, ống nghiệm 2 chứa 1- 2ml dd NaCl. - Ông nghiệm 1 có kim loại màu xám bám bên ngoài lá đồng, dd không màu dần chuyển sang dd màu xanh, Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag - Ống nghiệm 2 không có hiện tượng gì không phản ứng Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới 2. Muối phản ứng với muối không? Có thể Thí nghiệm 1: Nhỏ 2-3 giọt dung dịch AgNO3vào dd NaCl Thí nghiệm 2: Nhỏ dd NaCl vào ddCuSO4. Thí nghiệm 3: Cho dd BaCl2 nghiệm vào ống nghiệm đựng CaCO3. - TN1: Xuất hiện kết tủa màu trắng có phản ứng AgNO3+NaCl AgCl + NaNO3 - TN2: Không có hiện tượng gì không phản ứng - TN3: Không có hiện tượng gì không phản ứng Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới 3. Tất cả các muối đều phản ứng với các axit không? Có thể Thí nghiệm 5: Cho 1-2ml dung dịch axit HCl vào ống nghiệm đựng muối canxi cacbonat. Thí nghiệm 6: Cho 4-5 giọt dd NaCl vào ống nghiệm đựng 1-2ml dd H2SO4 loãng. TN5: Có bọt khí không màu thoát ra có phản ứng CaCO3+2HClCaCl2+CO2+H2O TN6: Không có hiện tượng gì không phản ứng. Muối có thể tác dụng được với axit sản phẩm là muối mới và axit mới 4. Các dd muối có phản ứng với dd bazơ không? Có thể Thí nghiệm 7: Cho 4-5 giọt dd NaOH vào ống nghiệm 1 đựng 1-2ml BaCl2, ống nghiệm 2 đựng 1-2ml CuSO4. TN7: - Ống nghiệm 1 không có phản ứng. - Ống nghiệm 2: Xuất hiện kết tủa màu xanh có phản ứng. 2NaOH + CuSO4 Na2SO4+Cu(OH)2 Dung dịch muối có thể tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới 5. Phản ứng phân huỷ muối t0 2KClO3 2KCl + 3O2 Nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. thuyanhdst@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 9 Tinh chat hoa hoc cua muoi_12525041.doc
Tài liệu liên quan