Giáo án Thực hành kĩ năng sống - Bài 1: Kĩ năng xây dựng lòng tự trọng

1. Ổn định:

2. Giới thiệu về môn học: Giới thiệu về nội dung Thực hành kĩ năng sống ở lớp 5.

3. Bài mới:

 

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Hoạt động 1: Trải nghiệm:

* Mục tiêu: HS rèn kĩ năng đánh giá để hiểu bản thân từ đó biết điều chỉnh hành vi phù hợp với mục tiêu bài học.

* Cách tiến hành:

- Tổ chức cho HS miêu tả về ngoại hình, tính cách, năng lực của bản thân.

- Cho HS hoạt động nhóm đôi. GV phát cho mỗi HS một tờ giấy A4.

- Cho HS thực hiện theo yêu cầu BT, GV có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi, ví dụ:

 

docx14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 7455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thực hành kĩ năng sống - Bài 1: Kĩ năng xây dựng lòng tự trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG Bài 1: KĨ NĂNG XÂY DỰNG LÒNG TỰ TRỌNG (Tiết 1 + Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết được lòng tự trọng là gì và tầm quan trọng của lòng tự trọng đói với con người. - HS hiểu được một số yêu cầu khi xây dựng lòng tự trọng. - HS vận dụng được một số yêu cầu đã biết để xây dựng lòng tự trọng qua các tình huống cụ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Giấy A4, bút lông, màu vẽ. 2. Học sinh: Tài liệu Thực hành kĩ năng sống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Giới thiệu về môn học: Giới thiệu về nội dung Thực hành kĩ năng sống ở lớp 5. 3. Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Hoạt động 1: Trải nghiệm: * Mục tiêu: HS rèn kĩ năng đánh giá để hiểu bản thân từ đó biết điều chỉnh hành vi phù hợp với mục tiêu bài học. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS miêu tả về ngoại hình, tính cách, năng lực của bản thân. - Cho HS hoạt động nhóm đôi. GV phát cho mỗi HS một tờ giấy A4. - Cho HS thực hiện theo yêu cầu BT, GV có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi, ví dụ: + Hãy nêu một số từ ngữ chỉ ngoại hình, tính cách hay năng lực học tập của em ? + Em viết về bản thân mình nhiều nhất ở ngoại hình, tính cách hay năng lực ? + Hãy đọc lại những gì em miêu tả về mình, sau đó suy nghĩ xem em có thực sự đánh giá đúng về mình không ? - Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ thông tin của mình trước lớp. - Tuyên dương sự mạnh dạn, tự tin và kĩ năng đánh giá bản thân của các em. * Hoạt động 2: Hoạt động chia sẻ - phản hồi. * Mục tiêu: HS biết được một số yêu cầu để xây dựng lòng tự trọng. * Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - Yêu cầu 2 HS đọc yêu cầu hoạt động, HS suy nghĩ và đánh dấu vào nhận định phù hợp với bản thân. - Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ nhận định của mình trước lớp. - GV chốt ý: Trên đây là những yêu cầu và định hướng để các em xây dựng lòng tự trọng. Nếu số dấu P từ 0 – 1, em cần cố gắng rèn luyện để nâng cao lòng tự trọng của mình. * Hoạt động 3: Xử lí tình huống: * Mục tiêu: HS biết nêu cách ứng xử giải quyết tình huống phù hợp có lòng tự trọng. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc to tình huống trước lớp, lớp theo dõi. Yêu cầu mỗi cá nhân đọc kĩ tình huống và đề xuất phương án xử lí cho tình huống GV đưa ra: + Bạn Nam đã làm gì với cây thước của bạn Hòa ? + Việc làm của Nam đã gây ra hậu quả như thế nào ? + Em có đồng tình với việc Nam đã làm không ? Tại sao ? + Nếu em là Nam, em sẽ làm gì để thể hiện lòng tự trọng ? - Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ ý kiến mình trước lớp. - Nhận xét và tuyên dương HS đưa ra được hướng giải quyết phù hợp, hay. - GV phân tích và chốt ý : Xây dựng lòng tự trọng không phải là ngoan cố không nhận lỗi. Lòng tự trọng còn thể hiện ở suy nghĩ và hành động : Biết dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi. * Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm. * Mục tiêu: HS biết thế nào là lòng tự trọng và các yêu cầu cần có để thành một con người có lòng tự trọng. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tổ chức trò chơi. Chia lớp thành 2 nhóm (2 dãy). Phổ biến luật chơi : Khi nhóm A đọc 1 nội dung bất kì trong cột A thì nhóm B phải có nhiệm vụ tìm nội dung tương ứng trong vòng 20 giây và ngược lại. - Nhận xét, tuyên dương. - Cho HS đọc lại những nhận định đúng. - Hát. - HS lắng nghe. - HS ghi lại những từ ngữ miêu tả về bản thân mình theo yêu cầu của BT, sau đó chia sẻ với bạn cùng bàn những đặc điểm về ngoại hình, tính cách, năng lực học tập của bản thân. - HS hoàn thành vào giấy A4, 1 số HS chia sẻ thông tin về bản thân trước lớp. - 2 HS đọc, cả lớp thực hiện yêu cầu. - HS lần lượt chia sẻ nhận định của mình. - HS lắng nghe. 3 HS đọc to 3 phản hồi trong tài liệu. - HS đọc, suy nghĩ tìm hướng giải quyết. + Lấy thước kẻ của Hòa mà không mượn và quên trả lại. + Vì không có thước kẻ nên bạn Hòa bị cô giáo khiển trách. + Không, vì đó là hành vi thể hiện con người không có trách nhiệm và tự trọng. - Dự kiến 1 số phướng án : + Sẽ gặp và nhận lỗi với cô giáo và giải thích với cô giáo để cô giáo hiểu và chịu sự khiển trách từ GV. + Xin lỗi bạn Hòa và mong bạn bỏ qua, hứa với bạn Hòa lần sau sẽ không tái phạm nữa. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS đọc, nêu yêu cầu. - HS chơi theo luật. GV cùng cả lớp đánh giá và tuyên dương HS thực hiện đúng. + 1 nối với ý a + 2 nối với các ý b,c,d - Lắng nghe. - 2 HS đọc. Tiết 2 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. * Hoạt động 5: Rèn luyện. * Mục tiêu: HS biết lựa chọn đúng một số việc làm cụ thể thể hiện lòng tự trọng. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT. + Các hành động nào sau đây thể hiện em là người có lòng tự trọng ? Tại sao ? - Nhận xét, tuyên dương. - Giáo viên chốt ý : Chọn ý : “Vui vẻ với cuộc sống và con người hiện tại của mình, là chính mình.” * Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng. * Mục tiêu: HS biết lựa chọn những suy nghĩ phù hợp để giúp định hướng cho hành vi thể hiện có lòng tự trọng. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT. - Tổ chức hoạt động nhóm đôi : Yêu cầu các nhóm đôi đọc kĩ yêu cầu của bài tập và thực hiện, sau đó trao đổi bài làm với bạn cùng bàn. - Gọi 2 – 3 nhóm chia sẻ kết quả cùng với lớp, sau đó chốt ý đúng. - Giáo viên chốt ý : Chọn tô màu các bậc thang : 3 và 5. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG * Hoạt động 7: “Hành trình xây dựng lòng tự trọng của em” * Mục tiêu: HS thực hiện các hành vi để xây dựng lòng tự trọng. * Cách tiến hành: - Nhắc nhở các em thường xuyên tôi rèn lòng tự trọng. - Ghi chép lại những việc làm thể hiện lòng tự trọng của em. Nêu cảm nghĩ sau mỗi việc em làm được. 4. Củng cố, dặn dò: + Thế nào là lòng tự trọng ? + Nêu các hành vi cụ thể em biết thể hiện có lòng tự trọng. - GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở các em thường xuyên tôi rèn lòng tự trọng. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau Kĩ năng bày tỏ cảm xúc. - Đọc to, nêu yêu cầu. - HS trả lời. Giải thích. - Lắng nghe. - Đọc to, nêu yêu cầu. - Hoạt động theo nhóm đôi. - Các nhóm HS trình bày và giải thích. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - HS lắng nghe để thực hiện. - Trả lời. - Lắng nghe. Thực hiện. THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG Bài 2: KĨ NĂNG BÀY TỎ CẢM XÚC (Tiết 1 + Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết nhận diện cảm xúc của mình. - HS hiểu được cảm xúc của bản thân và một số yêu cầu, lưu ý khi bày tỏ cảm xúc.. - HS vận dụng được một số yêu cầu đã biết để bày tỏ cảm xúc với người xung quanh một cách phù hợp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Giấy A4, phiếu BT, màu vẽ. 2. Học sinh: Tài liệu Thực hành kĩ năng sống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS trả lời: + Thế nào là lòng tự trọng ? + Nêu các hành vi cụ thể em biết thể hiện có lòng tự trọng. - Nhận xét. 3. Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Hoạt động 1: Trải nghiệm: * Mục tiêu: HS biết liệt kê cách mà bản thân đã bày tỏ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc to mẩu chuyện : “Món quà quý”, lớp theo dõi. + Bạn Nam đã bày tỏ niềm vui và nỗi buồn bằng cách nào ? + Cách bày tỏ của bạn Nam mang lại kết quả thế nào ? + Mẩu chuyện kết thúc có gì bất ngờ ? Bài học em rút ra được qua mẩu chuyện đó ? + Em hãy liệt kê cách em bày tỏ niềm vui hoặc nỗi buồn trong cuộc sống. - Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ thông tin của mình trước lớp. - Tuyên dương sự mạnh dạn, tự tin chia sẻ ý kiến của các em. * Hoạt động 2: Hoạt động chia sẻ - phản hồi. * Mục tiêu: HS biết nhận diện cảm xúc. * Cách tiến hành: - Cho HS hoạt động nhóm đôi. GV phát cho mỗi nhóm HS một tờ giấy A4. - Cho các nhóm thực hiện theo yêu cầu BT, GV có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi, ví dụ: + Nêu một số cảm xúc mà em biết ? + Em hãy nêu một số hành động mà em nghĩ phù hợp với các cảm xúc mà em đã nêu ở trên. - Gọi các nhóm chia sẻ kết quả. - Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ nhận định của mình trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - GV chốt ý: Con người có rất nhiều trạng thái cảm xúc nên chúng ta cần bày tỏ cho phù hợp. * Hoạt động 3: Xử lí tình huống: * Mục tiêu: HS biết nêu cách ứng xử giải quyết tình huống liên quan đến kĩ năng bày tỏ cảm xúc. Biết lựa chọn thời điểm khi cần chia sẻ cảm xúc. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc to tình huống trước lớp, lớp theo dõi. Yêu cầu mỗi cá nhân đọc kĩ tình huống và đề xuất phương án xử lí cho tình huống GV đưa ra: + Bạn Lan gặp chuyện gì và tâm trạng của bạn ra sao ? + Tại sao Lan lại lưỡng lự khi chia sẻ chuyện buồn của mình với mẹ ? + Nếu là Lan, em sẽ làm gì ? - Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ ý kiến mình trước lớp. - Nhận xét và tuyên dương HS đưa ra được hướng giải quyết phù hợp, hay. - GV phân tích và chốt ý : Biết chọn thời điểm thích hợp để chia sẻ, nên biết quan tâm đến cảm xúc, xúc cảm của người thân chia sẻ khó khăn cùng họ * Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm. * Mục tiêu: HS hiểu được cảm xúc của bản thân và một số yêu cầu, lưu ý khi bày tỏ cảm xúc, tránh làm tổn thương người khác. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS làm việc cá nhân. GV phát cho mỗi HS một tờ giấy A4. - Cho HS thực hiện theo yêu cầu BT, - Gọi các lần lượt HS chia sẻ kết quả. - Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - GV chốt ý: Hiểu được cảm xúc của bản thân, biết lựa chọn cách để thể hiện cảm xúc phù hợp, nếu em lựa chọn hành động giải quyết đúng chúng ta sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa con người. - Hát. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS đọc, lớp theo dõi. + Tâm sự, nói chuyện với 2 chiếc hộp. + Nam thấy tâm trạng mình cũng vui vẻ hơn. + Chiếc hộp màu đen chứa nỗi buồn bị thủng, theo như ông giải thích thì nỗi buồn đã bị rơi và bay mất. Mẩu chuyện nhắc nhở chúng ta: Nếu biết chia sẻ niềm vui thì niềm vui được nhân lên, biết chia sẻ nỗi buồn thì nỗi buồn sẽ vơi dần đi và tan biến. - HS liên hệ bản thân để trả lời. - Lắng nghe. - 2 HS đọc, cả lớp thực hiện yêu cầu. + Buồn,vui, giận dữ, ngạc nhiên, sợ hãi... + HS trao đổi theo nhóm và ghi kết quả vào phiếu. - Các nhóm chia sẻ, nhận xét xem các cảm xúc đã phù hợp với hành động chưa. Bổ sung thêm các ý kiến. - HS lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. - HS đọc, suy nghĩ tìm hướng giải quyết. + Lan buồn vì bị cô giáo nhắc nhở việc học hành sa sút. + Thấy nét mặt của mẹ rất buồn. - Dự kiến 1 số phướng án : + Giấu nỗi buồn và không chia sẻ vì không muốn mẹ buồn thêm. + Chia sẻ nỗi buồn của mẹ xem có phải mẹ đang buồn vì mình không. Mẹ sẽ giúp mình giải quyết khó khăn - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS đọc, nêu yêu cầu. - HS lần lượt chia sẻ. - Lắng nghe, ghi nhớ. Tiết 2 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. * Hoạt động 5: Rèn luyện. * Mục tiêu: HS biết lựa chọn đúng những cách bày tỏ cảm xúc phù hợp. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT. + Những cách bày tỏ cảm xúc nào sau đây phù hợp ? Tại sao ? - Nhận xét, tuyên dương. - Giáo viên chốt ý : Chọn ý : a và c * Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng. * Mục tiêu: HS biết đặt câu với từ ngữ chỉ cảm xúc phù hợp. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT. - Tổ chức trò chơi “Lá thăm bất ngờ”. - Chuẩn bị: 9 lá thăm ghi tên các cảm xúc: sợ hãi, tức giận, thích thú - Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm cử lần lượt cử các thành viên nhanh trí tham gia. GV đánh giá tuyên dương đội nào đặt câu nhanh, phù hợp với cảm xúc và hay. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG * Hoạt động 7:“Nhật kí cảm xúc 7 ngày” * Mục tiêu: HS thực hiện bày tỏ cảm xúc đối với những người xung quanh. * Cách tiến hành: - Chuẩn bị: Khuyến khích mỗi HS chuẩn bị một cuốn sổ tay “Nhật kí cảm xúc”. - Nhắc nhở các em thường xuyên bày tỏ cảm xúc đối với người thân và thầy cô, bạn bè bằng lời nói hoặc viết ra giấy. - Ghi chép lại những cảm xúc đáng nhớ vào cuốn nhật kí em đã chuẩn bị. 4. Củng cố, dặn dò: + Hãy kể tên một số trạng thái cảm xúc ? + Một số yêu cầu, lưu ý khi em bày tỏ cảm xúc ? - Nhắc nhở các em thường xuyên bày tỏ cảm xúc đối với người thân và thầy cô, bạn bè - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau Kĩ năng chấp nhận người khác. - Đọc to, nêu yêu cầu. - HS trả lời. Giải thích. - Lắng nghe. - Đọc to, nêu yêu cầu. - Hoạt động theo nhóm đôi. - Lắng nghe luật chơi. Các nhóm thi đua theo dãy. - Lắng nghe. - HS lắng nghe để thực hiện. - Trả lời. - Lắng nghe. Thực hiện. THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG Bài 3: KĨ NĂNG CHẤP NHẬN NGƯỜI KHÁC (Tiết 1 + Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết nhìn nhận từ nhiều mặt để dễ dàng chấp nhận ưu, khuyết điểm của người khác. - HS hiểu được một số yêu cầu cần thực hiện để chấp nhận người khác. - HS vận dụng được một số yêu cầu đã biết để chấp nhận người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Giấy A4, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Tài liệu Thực hành kĩ năng sống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS trả lời: + Hãy kể tên một số trạng thái cảm xúc ? + Một số yêu cầu, lưu ý khi em bày tỏ cảm xúc ? - Nhận xét. 3. Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Hoạt động 1: Trải nghiệm: * Mục tiêu: HS biết nếu đánh giá nhìn nhận người khác chỉ qua vẻ bên ngoài là không chính xác và ta sẽ bỏ lỡ những điều tốt đẹp bên trong tâm hồn họ. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc to mẩu chuyện : “Điều không ngờ”, lớp theo dõi. + Bạn An sinh ra trong gia đình thế nào ? + An tỏ thái độ như thế nào với những người nghèo khổ ? + Mẩu chuyện kết thúc có gì bất ngờ ? Bài học em rút ra được qua mẩu chuyện đó ? - Gọi HS trả lời. Tuyên dương sự mạnh dạn, tự tin của các em. - GV chốt : nếu đánh giá nhìn nhận người khác chỉ qua vẻ bên ngoài là không chính xác và ta sẽ bỏ lỡ những điều tốt đẹp bên trong tâm hồn họ. * Hoạt động 2: Hoạt động chia sẻ - phản hồi. * Mục tiêu: HS biết nhìn nhận vấn đề từ nhiều mặt. * Cách tiến hành: - Cho HS hoạt động nhóm đôi. GV phát cho mỗi nhóm HS một tờ giấy A4. - Cho các nhóm thực hiện theo yêu cầu BT, GV có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi, ví dụ: + Em nhìn thấy gì trên tờ giấy của bạn ? + Em nghĩ gì về câu trả lời của bạn về tờ giấy của em ? - Gọi các nhóm chia sẻ kết quả. - Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ nhận định của mình trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - GV chốt ý: Chúng ta thường chỉ nhìn thấy mực trên tờ giấy mà quên đi phần giấy trắng còn lại. Các em cần có cái nhìn khách quan và biết chấp nhận cả những khuyết điểm của người khác. * Hoạt động 3: Xử lí tình huống: * Mục tiêu: HS biết nêu cách ứng xử giải quyết tình huống liên quan đến kĩ năng chấp nhận người khác. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc to tình huống trước lớp, lớp theo dõi. Yêu cầu mỗi cá nhân đọc kĩ tình huống và đề xuất phương án xử lí cho tình huống GV đưa ra: + Tại sao Lam lại không dám thổi bong bóng ? + Nếu là đội trưởng của Lam, em sẽ làm gì để giúp đội mình hoàn thành trò chơi? - Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ ý kiến mình trước lớp. - Nhận xét và tuyên dương HS đưa ra được hướng giải quyết phù hợp, hay. - GV phân tích và chốt ý : Trong cuộc sống ai cũng có những hạn chế, thay vì ta cứ chú ý những điểm không tốt của người khác thì hãy biết chấp nhận và giúp đỡ họ khắc phục điều đó. * Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm. * Mục tiêu: HS hiểu được một số yêu cầu cần thực hiện để chấp nhận người khác. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc các thông điệp. - Gọi HS đọc ghi nhớ (Phần tô vàng) - GV chốt ý: Các em hãy cố gắng để tìm và nhìn nhận những điểm tốt của người khác, biết chấp nhận và bỏ qua những hạn chế cuẩ họ, cũng như động viên, khích lệ để họ khắc phục được những hạn chế của đó. - Hát. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS đọc, lớp theo dõi. + Gia đình khá giả, có quần áo đẹp, ăn ngon, được đi du lich khắp nơi + Kì thị, tránh xa. Quay mặt bỏ đi khi người ăn xin tới gần. + An rơi chú gấu bông và người ăn xin trước đó đẫ tìm đến trả lại cho cậu. Mẩu chuyện nhắc nhở chúng ta không nên đánh giá người khác qua vẻ ngoài chấp nhận người khác là cơ hội giúp nhìn thấy được sự tốt đẹp trong tâm hồn họ. - HS mạnh dạn chia sẻ bài học mình rút ra được cho các bạn nghe. - Lắng nghe. - 2 HS đọc, cả lớp thực hiện yêu cầu. Dự kiến: + Một đường thẳng.... + Đồng ý / không đồng ý với ý kiến của bạn. HS giải thích tại sao. - Các nhóm chia sẻ, nhận xét xem các cảm xúc đã phù hợp với hành động chưa. Bổ sung thêm các ý kiến. - HS lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. - HS đọc, suy nghĩ tìm hướng giải quyết. + Vì Lam nhút nhát, sợ bong bóng “nổ” nên không dám thổi. - Dự kiến 1 số phướng án : + Tìm nguyên nhân, động viên khích lệ sự mạnh dạn tự tin của Lam. + Cử thành viên khác trong đội thay Lam tham gia trò chơi - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS đọc. HS ghi nhớ các thông điệp. - Lắng nghe, ghi nhớ. Tiết 2 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. * Hoạt động 5: Rèn luyện. * Mục tiêu: HS biết vận dụng yêu cầu bằng những việc làm cụ thể để thể hiện quan tâm, chia sẻ và cảm thông đến bạn bè, giúp bạn bè vượt những khó khăn, hạn chế. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc. - Nhắc nhở các em thực hiện các việc làm trên thường xuyên và tích cực. * Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng. * Mục tiêu: HS biết đặt câu với từ ngữ chỉ cảm xúc phù hợp. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc to yêu cầu bài tập. + Em hiểu những câu nói sau như thế nào? - Nhận xét, tuyên dương. + Theo em, những câu nói trên phù hợp với những mối quan hệ nào ? - Giáo viên chốt ý. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG * Hoạt động 7:“Nhật kí cảm xúc 7 ngày” * Mục tiêu: HS thực hiện đánh giá mức độ của kĩ năng chấp nhận người khác của bản thân mình. * Cách tiến hành: - Chuẩn bị: Phiếu bài tập tương ứng với hoạt động. - Phát phiếu cho mỗi HS, gọi HS nêu yêu cầu phiếu BT. - Tổ chức cho các em tự đánh giá mức độ của kĩ năng chấp nhận người khác thông qua đánh giá bạn. Cho HS lựa chon cách chia sẻ với GV. GV kịp thời giúp đỡ HS khắc phục hạn chế của kĩ năng này. 4. Củng cố, dặn dò: + Thế nào là KN chấp nhận người khác? + Nêu các thông điệp để giúp em phát triển kĩ năng này ? - Nhắc nhở HS cố gắng để tìm và nhìn nhận những điểm tốt của người khác, biết chấp nhận và bỏ qua những hạn chế cuẩ họ, cũng như động viên, khích lệ để họ khắc phục được những hạn chế của đó. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau Kĩ năng thể hiện trách nhiệm với bạn. - Đọc to. - Nghe, thực hiện. - Đọc to, nêu yêu cầu. - HS trả lời. Giải thích: 1. Chấp nhận và bằng lòng với những gì bản thân có. 2. Chấp nhận những hạn chế của người khác. 3. Chia sẻ, quan tâm chân thành để giúp họ khắc phụ hạn chế sẽ không làm họ tự ái, giúp mối quan hệ tốt đẹp hơn. +TL 1. Bố mẹ, người thân trong gia đình. 2. Bạn bè. 3. các mối quan hệ ngoài xã hội. - Đọc to, nêu yêu cầu. - Lắng nghe. - HS thực hiện vào phiếu và lựa chon cách chia sẻ với GV. - HS trả lời. - HS lắng nghe để thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxlop 5_12411003.docx
Tài liệu liên quan