GV: Thường ngày chúng ta có những công việc chỉ được thực hiện khi
một điều kiện cụ thể nào đó được thoả mãn.
VD1: Ngày mai, nếu trời nắng thì Lan sẽ đi chơi.
VD2: Ngày mai, nếu trời nắng thì mình sẽ sang nhà bạn nếu không thì (tức:
nếu không nắng thì) mình sẽ nhắn tin cho bạn
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7007 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin 11 - Cấu trúc rẽ nhánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9 CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
I. Mục đích, yêu cầu.
Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.
HIểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).
Hiểu câu lệnh ghép.
Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thể
hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
II. Phương pháp & Phương tiện.
1. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp…
2. Phương tiện:
Sách giáo khoa Tin học 11.
Vở ghi lý thuyết Tin học 11.
Phòng máy của nhà trường.
Bảng, phấn và giáo án.
Các sách tham khảo về ngôn ngữ lập trình Pascal…
III. Tiến trình lên lớp, nội dung bài giảng.
1. Ổn định lớp:(1’)
Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ: (3’)
2.1 Kiểm tra bài cũ: (2’)
Hãy nêu các thành phần trong một chương trình Pascal mà các em đã học?
Viết lại biểu thức toán học trong sách giáo khoa bài 6 trang 35.
2.2 Gợi động cơ: (1’)
Chúng ta dã biết các thành phần trong một chương trình Pascal. Bây giờ chúng ta
tìm hiểu cách viết một chương trình Pascal sử dụng cấu trúc rẽ nhánh.
Phạm Thị Lan anh 56A – giáo án tin học 11.
1
3. Nội dung bài giảng:
Nội dung Hoạt động giữa thầy và trò Thời
gian
1. Rẽ nhánh:
Cách diễn đạt thường ngày có hai
dạng:
a) Dạng thiếu: Nếu… thì…
b) Dạng đủ: Nếu… thì…, nếu không
thì…
GV: Thường ngày chúng ta có
những công việc chỉ được thực hiện khi
một điều kiện cụ thể nào đó được thoả
mãn.
VD1: Ngày mai, nếu trời nắng thì Lan
sẽ đi chơi.
VD2: Ngày mai, nếu trời nắng thì mình
sẽ sang nhà bạn nếu không thì (tức:
nếu không nắng thì) mình sẽ nhắn tin
cho bạn.
5’
2. Câu lệnh if – then:
Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal
dùng câu lệnh if-then:
a) Dạng thiếu:
if then ;
b) Dạng đủ:
if then
else ;
GV: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có
các câu lệnh để mô tả cấu trúc rẽ
nhánh.
Dạng thiếu: Điều kiện sẽ được tính
và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu
lệnh được thực hiện, ngược lại câu lệnh
bị bỏ qua.
Dạng đủ: Điều kiện cũng được tính
và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì
câu lệnh 1 được thực hiện, ngược lại
15’
Điều kiện Câu lệnh
sai
Đúng
Phạm Thị Lan anh 56A – giáo án tin học 11.
2
Trong đó:
- Điều kiện là biểu thức logic.
- Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là
một câu lệnh của Pascal.
Chú ý:
- Trước else không có dấu ;
- Sau mỗi câu lệnh phải có dấu ;
thì câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
VD: Giải phương trình bậc hai:
ax2 + bx + c = 0, (a ≠ 0)
Tính D = b2 – 4ac.
Nếu D không âm, ta đưa ra các
nghiệm. Ngược lại, thông báo phương
trình vô nghiệm.
if D < 0 then write (‘phuong trinh vo
nghiem’)
else write (‘phuong trinh co nghiem ’);
3. Câu lệnh ghép
Câu lệnh ghép (câu lệnh hợp thành)
của Pascal có dạng:
begin
;
Theo cú pháp, sau một số từ khóa
(như then hoặc else) phải là một câu
lệnh. Nhưng trong nhiều trường hợp đòi
hỏi nhiều lệnh để mô tả. Khi đó, chúng
5’
Đúng sai Điều
kiện
Câu lệnh 1 Câu lệnh 2
Nhập a, b,c
D b2 – 4ac
D≥ 0 ?
Vô nghiệm,
kết thúc.
Tính , đưa
ra nghiệm
Đúng sai
Phạm Thị Lan anh 56A – giáo án tin học 11.
3
end;
Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2
trong các câu lệnh if – then ở trên hình
minh họa là câu lệnh ghép.
ta có thể gộp một dãy các câu lệnh
thành một câu lệnh ghép.
4. Ví dụ:
Tìm nghiệm thực của phương trình bậc
hai:
ax2 + bx + c = 0, (a ≠ 0)
program ptb2;
var a, b, c, D, x1, x2: real;
begin
write(‘nhap a, b, c: ’);
readln(a, b, c);
D:=b*b – 4*a*c;
if D< 0 then writeln(‘ Phuong trinh vo
nghiem’)
else
if D = 0 then write (‘phuong trinh
co nghiem kep’, -b/ (2*a):8:3)
else
begin
x1:= (-b – sqrt(D))/(2*a);
x2:= - b/a – x1;
writeln(‘x1=’, x1:8:3, ‘x2=’,
x2:8:3);
end;
GV: Input, Output của bài toán là gì?
HS:
Input: hệ số a, b, c nhập từ bàn phím.
Output: Đưa ra màn hình các nghiệm
hoặc thông báo “Phuong trinh vo
nghiem”.
GV giải thích cho HS từng dòng lệnh
trong chương trình, chạy thử chương
trình với một số bộ mẫu thử khác nhau
cho HS xem.
GV giải thích cho HS hiểu từng cặp
if… then… else… và lưu ý phần câu
lệnh ghép begin… end;
GV: Chương trình sẽ thực hiện lần
lượt từng câu lệnh nằm trong begin…
end;
13’
Phạm Thị Lan anh 56A – giáo án tin học 11.
4
readln
end.
IV. Củng cố bài (2’)
Hôm nay, chúng ta đã học về tổ chức lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ. Các
em cần nắm được cấu trúc lệnh rẽ nhánh, từ đó áp dụng để viết thuật toán của một số
bài toán đơn giản.
Giáo viên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra lại kiến thức mà học
sinh đã nắm được trong bài học hôm nay.
V. Bài tập về nhà (1’)
Các câu hỏi và bài tập 1, 2, 4 sách giáo khoa trang 50,51.
VI. Nhận xét và đánh giá của giáo viên hướng dẫn.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_5363.pdf