Giáo án Tin học 10 - Chương 2: Hệ điều hành

A. Mục tiêu

Phân biệt các chế độ ra khỏi hệ thống, tạo cho học sinh thói quen ra khỏi hệ thống một cách an toàn;

Làm quen với các thao tác cơ bản với chuột, bàn phím. Đây là phần trọng tâm của bài thực hành ;

Biết các thao tác cần thiết khi làm việc với thiết bị nhớ qua cổng USB.

B. Phương pháp và phương tiện dạy học:

Làm mẫu và hướng dẫn thực hành.

C. Tiến trình dạy – học:

I. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ:

Vì sao có thể nói “Cấu trúc thư mục có dạng cây?”

Em hãy nêu quy tắc đặt tên tệp trong Windows. Cho ví dụ.

 

doc19 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 18161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Chương 2: Hệ điều hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III. Bài mới. Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Khái niệm hệ điều hành: Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ bảo đảm tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu. - Là cầu nối giữa người dùng và máy tính. 2. Các chức năng và thành phần của HĐH: * Chức năng: - Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống (thông qua các câu lệnh -COMMAND hoặc thông qua các cửa sổ, bảng chọn, biểu tượng lệnh ...). - Cung cấp tài nguyên (bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi...) cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó. - Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài. - Kiểm tra và hỗ trợ các thiết bị ngoại vi để khai thác chúng một cách thuận tiện, hiệu quả. - Cung cấp các dịch vụ tiện tích hệ thống (làm đĩa, vào mạng ...). * Thành phần chủ yếu của hệ điều hành: - Các chương trình nạp khi khởi động và thu dọn hệ thống trước khi tắt máy. - Chương trình đảm bảo giao tiếp giữa người và hệ thống. - Các chương trình quản lý tài nguyên với nhiệm vụ phân phối tài nguyên khi được yêu cầu và thu hồi tài nguyên khi kết thúc (chương trình giám sát - Supervisor) - Các chương trình phục vụ tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài (hệ thống quản lý tệp - File) - Các chương trình điều khiển và các chương trình tiện ích hệ thống. 3. Phân loại hệ điều hành: - HĐH đơn nhiệm một người sử dụng: các chương trình thực hiện lần lượt và mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng ký vào hệ thống, chỉ cần máy có bộ xử lý thấp. - HĐH đa nhiệm một người sử dụng: Chỉ có một người được đăng ký vào hệ thống, nhưng có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình, đòi hỏi phải có bộ xử lý đủ mạnh. - HĐH đa nhiệm nhiều người sử dụng: Cho phép nhiều người được đăng ký vào hệ thống, thực hiện đồng thời nhiều chương trình, đòi hỏi phải có bộ xử lý mạnh và bộ nhớ trong lớn, thiết bị ngoại vi phong phú. Giới thiệu các hệ điều hành hiện nay. Chỉ rõ: Hệ điều hành cùng với các thiết bị kỹ thuật tạo thành một hệ thống. Giới thiệu các chức năng của hệ điều hành. Với mỗi chức năng cần minh hoạ bằng một số ví dụ cụ thể Giới thiệu các thành phần chủ yếu của hệ điều hành VD: MS-DOS VD: Windows 95 VD: Windows 2000 IV. Củng cố và bài tập. Hệ điều hành là gì, khái niệm hệ thống. Các chức năng của hệ điều hành, các loại hệ điều hành. Bài tập 2.1 ® 2.11 sách bài tập. §11. TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP I. mục tiêu Kiến thức Hiểu khái niệm tệp, và qui tắc đặt tên tệp. Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục. Biết nguyên lí hệ thống tổ chức lưu tệp, biết các chức năng của hệ thống quản lí tệp. Kỹ năng Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn. Đặt được tên tệp, thư mục. B. Phương pháp và phương tiện dạy học: Một bộ máy tính và Projector dùng minh họa trực tiếp cho học sinh theo dõi. Cần xây dựng các bài minh họa và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu. C. Tiến trình dạy – học: I. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm và các chức năng của hệ điều hành. III. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Tệp và thư mục a) Tệp và tên tệp: * Khái niệm: Tệp, còn gọi là tập tin, là một tập hợp các thông tin có liên quan với nhau, ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lý. Mỗi tệp có một tên gọi để truy cập. * Tên tệp thường gồm 2 phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (Extention) được phân cách bởi dấu chấm. Tên tệp được đặt theo quy định riêng của từng hệ thống. * Tên tệp không được chứa một trong các dấu sau: \ / : * ? “ * Phần mở rộng là phần đặc trưng cho từng chương trình: + PAS: tệp chương trình ngôn ngữ Pascal. + DOC: tệp chương trình Word + XLS: tệp chương trình EXCEL + ... b) Thư mục: * KN: Để quản lý các tệp được dễ dàng, hệ điều hành tổ chức lưu trữ tệp trong các thư mục (Folder hoặc Directory). - Mỗi ổ đĩa có một thư mục được tạo tự động gọi là thư mục gốc. - Trong mỗi thư mục, người sử dụng có thể tạo các thư mục gọi là thư mục con. - Thư mục chứa thư mục con là thư mục mẹ. - Ngoại trừ thư mục gốc có tên là tên ổ đĩa, các thư mục đều phải được đặt tên. Tên thư mục không có phần mở rộng. - Để chỉ ra đúng tệp cần thiết, ta phải chỉ các thư mục theo chiều đi từ thư mục gốc tới tệp và tên tệp được đặt ở cuối cùng. Chỉ dẫn như thế gọi là đường dẫn (Path). - Đường dẫn có dạng: ổ đĩa gốc:\ thư mục con cấp 1\ thư mục con cấp 2\ ... \ tên thư mục (tên tập tin) cần chỉ ra. 2. Hệ thống quản lý tệp: * KN: Là một thành phần của hệ điều hành, có nhiệm vụ tổ chức thông tin trên đĩa từ, cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể dễ dàng đọc, ghi thông tin trên đĩa và đảm bảo cho các chương trình đang hoạt động trong hệ thống đồng thời truy cập tới các tệp. * Đặc trưng của hệ thống quản lí tệp: - Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao, làm cho hiệu suất chung của hệ thống không bị phụ thuộc nhiều vào tốc độ của thiết bị ngoại vi - Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin - Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lý. - Sử dụng bộ nhớ trên ngoài một cách hiệu quả. - Tổ chức bảo vệ thông tin ở nhiều mức, hạn chế tối đa ảnh hưởng của các lỗi kỹ thuật hoặc chương trình. - Cho phép thực hiện một số thao tác: xem nội dung tệp, nội dung thư mục, sao chép, xóa, kết nối tệp, tạo khuôn dạng đĩa (format) để chuẩn bị đĩa dữ liệu hay đĩa hệ thống... Giới thiệu về cách thức tổ chức thông tin trên đĩa: sử dụng tệp và thư mục. Lấy ví dụ minh họa về tệp và thư mục: quản lý sách trong thư viện... VD : về tên tệp. Lưu ý tên tệp trong MS-DOS, WINDOWS. 2 HS : lên bảng viết một số ví dụ về tên tệp, HS khác nhận xét. GV: Lấy ví dụ minh họa: quản lý sách ở thư viện hay đơn giản tưởng tượng thư mục đóng vai trò như các ngăn tủà ta có thể đặt những gì ta muốn vào đó. Lấy ví dụ về tên thư mục. Lưu ý quy cách đặt tên thư mục trong MS-DOS và trong WINDOWS. Vẽ một cây thư mục minh họa. Giải thích rõ tác dụng của đường dẫn. Viết một đường dẫn từ cây thư mục ở trên. HS lấy ví dụ về đường dẫn. Giới thiệu về hệ thống quản lý tệp, nêu đặc trưng của hệ thống quản lí tệp. Với mỗi đặc trưng của hệ thống quản lí tệp, lấy ví dụ cụ thể minh hoạ để HS hiểu rõ hơn. Sử dụng máy chiếu cho HS quan sát việc tổ chức thông tin trên đĩa thông qua cửa số Explore IV. Củng cố và bài tập. Khái niệm tệp, thư mục, đường dẫn. Các đặc trưng của hệ thống quản lí tệp Bài tập 2.12 ® 2.24 sách bài tập. §12. GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH I. Mục tiêu Kiến thức Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống. Hiểu được các thao tác xử lý: sao chép tệp; xoá tệp, đổi tên tệp; tạo và xoá thư mục. Kĩ năng Thực hiện được một số lệnh thông dụng . Thực hiện được các thao tác với tệp và thư mục: tạo, xóa, di chuyển, đổi tên thư mục và tệp . B. Phương pháp và phương tiện dạy học: Chuẩn bị một bộ máy tính và Projector. Sử dụng các ví dụ trên hệ điều hành cụ thể là MS Windows. Phân biệt các cách giao tiếp khác nhau. Nêu những vấn đề cốt lõi nhất về tệp và quản lí tệp mà hệ điều hành nào cũng phải có. C. Tiến trình dạy – học: I. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm tệp và thư mục. III. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Nạp hệ điều hành: Để làm việc được với máy tính, hệ điều hành phải được nạp vào bộ nhớ trong (RAM). - Khi khởi động máy tính, hệ thống sẽ tự động tìm chương trình khởi động trên ổ đĩa C. - Nếu muốn khởi động từ ổ A hay ổ CD phải có đĩa khởi động (đĩa hệ thống - chứa chương trình khởi động). + Nạp hệ điều hành bằng cách bật nguồn (khởi động nguội). + Nạp hệ điều hành bằng cách nhấn nút Reset (khởi động nóng) - trường hợp máy bị treo. + Nạp hệ điều hành bằng cách nhấn Ctrl+Alt+Delete - trường hợp một chương trình nào đó không thoát ra được nhưng bàn phím chưa bị phong toả. 2. Cách làm việc với hệ điều hành: Hệ điều hành và người dùng thường xuyên phải giao tiếp để trao đổi thông tin trong quá trình làm việc. Có hai cách để người sử dụng đưa yêu cầu hoặc các thông tin cần thiết vào hệ thống: - Đưa vào các lệnh (Command): HĐH đơn nhiệm + Ưu điểm: Làm cho hệ thống biết chính xác công việc cần làm và được thực hiện ngay lập tức. + Nhược điểm: Phải biết câu lệnh, thao tác khá nhiều trên bàn phím. - Từ các đề xuất do hệ thống hiện ra trên bảng chọn (Menu): HĐH đa nhiệm. + Ưu điểm: Chỉ cần chọn công việc hoặc chọn tham số phù hợp trên bảng chọn, thao tác dễ dàng. 3. Ra khỏi hệ thống: - Trước khi tắt máy phải báo cho hệ điều hành biết để hệ thống dọn dẹp các tệp trung gian, lưu các tham số cần thiết, ngắt kết nối mạng... - Các HĐH hiện nay xác lập hai chế độ ra khỏi hệ thống: + Tắt máy: Shutdown (hoặc Turn off) + Khởi động lại: Restart + Tạm ngừng: Stand by 4. Các thao tác sử dụng chuột: - Nháy đơn (Click): bấm phím trái chuột một lần. - Nháy đúp (Double click): bấm nhanh hai lần trên phím trái chuột. - Nháy phải: bấm phím phải chuột một lần. - Drag: Bấm phím trái, giữ rồi kéo chuột, xong thả tay. 5. Các thành phần cửa sổ và thao tác với cửa sổ: a) Các thành phần cửa sổ: - Thanh tiêu đề(Tile Bar): cho biết tên chương trình đang chạy và bên phải có các nút cực tiểu (Minimize), cực đại (Maximize), đóng cửa sổ (Close). - Thanh thực đơn (Menu): gồm các bảng chọn chứa các lệnh để làm việc. - Thanh công cụ: chứa các nút biểu tượng lệnh giúp làm việc nhanh hơn. - Các thanh cuốn dọc và ngang để dịch chuyển trang màn hình. b) Các thao tác với cửa sổ: - Sử dụng các bảng chọn. - sử dụng các thanh cuốn. - Thay đổi kích thước cửa sổ. - Di chuyển cửa sổ. Hướng dẫn cách khởi động máy tính, nêu quy trình khởi động, nạp hệ điều hành. Việc khởi động từ ổ A hay ổ CD thường chỉ áp dụng khi đĩa cứng có sự cố kĩ thuật. Giới thiệu cách giao tiếp giữa người và máy tính. Lưu ý giao diện dòng lệnh và giao diện đồ họa. Nêu ưu, nhược điểm của HĐH đơn nhiệm từ đó thấy được ưu điểm của HĐH đa nhiệm. Nêu tầm quan trọng của việc tắt máy đúng quy trình. Giới thiệu tác dụng của các lệnh ra khỏi hệ thống. Giới thiệu các thao tác sử dụng chuột. GV: Sử dụng máy chiếu cho HS quan sát một cửa sổ và giới thiệu các thành phần của cửa sổ. GV: Sử dụng máy chiếu và thực hiện các thao tác với cửa sổ 6. Xem nội dung thư mục: - Nháy đúp vào biểu tượng My Computer (hoặc mở cửa sổ Explore) sẽ xuất hiện cửa sổ liệt kê danh sách các ổ đĩa trên máy tính. - Nháy đúp vào ổ đĩa sẽ cho danh sách các thư mục và tệp trên ổ đĩa đó. - Xem nội dung thư mục nào nháy đúp vào thư mục đó. * Chú ý: - Chọn cách hiển thị nội dung thư mục (biểu tượng, danh sách ...) trong View. - Nếu cửa sổ không đủ lớn để chứa hết nội dung, sử dụng thanh cuốn để xem phần còn lại. 7. Các thao tác với thư mục và tệp: a) Tạo thư mục mới: - Mở cửa sổ sẽ chứa thư mục cần tạo. - Vào bảng chọn File chọn New \ Folder. - Nhập tên thư mục rồi ấn Enter. b) Đổi tên tệp hoặc thư mục: - Nháy chuột vào tên của tệp hoặc thư mục. - Chọn File \ Rename. - Xóa tên cũ, đặt tên mới rồi ấn Enter. c) Đánh dấu tệp, thư mục Đánh dấu tệp, thư mục liền kề: - B1: Nháy chuột vào tệp, thư mục bắt đầu - B2: Đè phím Shift và nháy chuột vào tệp, thư mục kết thúc. Đánh dấu tệp, thư mục không liền kề: - B1: Nháy chuột vào tệp, thư mục bắt đầu - B2: Đè phím Ctrl và nháy chuột vào các tệp, thư mục tiếp theo. d) Sao chép, di chuyển tệp và thư mục. - Nháy chuột vào thư mục hoặc tệp đối tượng. - Chọn Edit \ Copy (Cut) - Chuyển tới thư mục nhận kết quả. - Chọn Edit \ Paste. e) Xóa tệp và thư mục - Nháy chuột chọn tệp hoặc thư mục đối tượng. - Chọn File \ Delete hoặc bấm phím Delete, xác nhận xóa khi thông báo hiện ra (Yes). 8. Xem nội dung tệp và thực hiện các chương trình: a) Xem nội dung tệp: - Nháy đúp vào tệp cần xem nội dung. - Nếu tệp thuộc chương trình nào chạy trên Windows (dựa vào phần mở rộng của tên tệp) thì nội dung của tệp sẽ được hiện ra trong chương trình đó. - Nếu tệp không thuộc chương trình nào thì Windows sẽ hiện ra danh sách các chương trình để mở tệp. b) Thực hiện chương trình chạy trên hệ thống: - Nháy chuột vào nút Start. - Chọn Programs xuất hiện danh mục các chương trình. - Nháy chuột vào tên chương trình cần chạy. 9. Sử dụng Recycle Bin (Thùng rác) - Mọi dữ liệu xoá trong Windows đều được chuyển vào thùng rác, khi cần có thể khôi phục lại - Khôi phục dữ liệu trong Recycle Bin: + B1: Nháy đúp biểu tượng Recycle Bin + B2: Đánh dấu những dữ liệu cần khôi phục, nháy File chọn Restore Giới thiệu các thao tác với thư mục và tệp: xem nội dung, tạo mới, đổi tên, sao chép, xóa, ... Với mỗi thao tác, GV sử dụng Projector chiếu thao tác cho HS quan sát Lưu ý các tệp được tạo bởi các chương trình chạy trên Windows và các tệp của các chương trình không cài đặt trên Windows. Giới thiệu một số chương trình thường gặp trên Start Menu: Word, Excel, ... Giới thiệu các chương trình trong mục Accessories: Caculator, System Tool, Paint... Giới thiệu tác dụng của thùng rác IV. Củng cố và bài tập. Cách nạp HĐH và ra khỏi hệ thống. Các thành phần một cửa sổ và thao tác với cửa sổ. Sử dụng My Computer hoặc Explore để biết tài nguyên của hệ thống. Các thao tác với tệp và thư mục. Bài tập 2.25 ® 2.28 sách bài tập. Bài tập 2.29 ® 2.54 sách bài tập. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 3 (Làm quen với hệ điều hành) A. Mục tiêu Phân biệt các chế độ ra khỏi hệ thống, tạo cho học sinh thói quen ra khỏi hệ thống một cách an toàn ; Làm quen với các thao tác cơ bản với chuột, bàn phím. Đây là phần trọng tâm của bài thực hành ; Biết các thao tác cần thiết khi làm việc với thiết bị nhớ qua cổng USB. B. Phương pháp và phương tiện dạy học: Làm mẫu và hướng dẫn thực hành. C. Tiến trình dạy – học: I. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: Vì sao có thể nói “Cấu trúc thư mục có dạng cây?” Em hãy nêu quy tắc đặt tên tệp trong Windows. Cho ví dụ. III. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Vào/ra hệ thống. Đăng nhập hệ thống: Sử dụng tài khoản (Account) gồm tên(User name) và mật khẩu (Password): - Nhập tên và mật khẩu vào ô tương ứng, nhấn OK - Nháy đúp chuột vào một số biểu tượng ở màn hình nền. Ra khỏi hệ thống. - Nháy chuột vào nút Start. - Chọn Turn Off (hoặc Shut Down) ® chọn tiếp các mục sau: + Stand By: Tắt máy tạm thời. + Turn Off (hoặc Shut Down): Tắt máy. + Restart: Nạp lại hệ điều hành. + Hibernate: Lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời trước khi tắt máy. 2. Thao tác với chuột. - Di chuyển chuột. - Nháy phím trái chuột. - Nháy phím phải chuột. - Nháy đúp chuột. - Kéo thả chuột. 3. Bàn phím. Nhận biết một số loại phím chính: - Phím kí tự/số, nhóm phím số bên phải. - Phím chức năng F1 ® F12. - Phím điều khiển: Enter,Ctrl, Alt, Shift. - Phím xoá: Backspace, Delete. - phím di chuyển: Các phím mũi tên, Home, End. 4. ổ đĩa và cổng USB - Quan sát ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD … - Nhận biết cổng USB và các thiết bị sử dụng cổng USB như flash, chuột, máy in … GV: Sử dụng máy chiếu thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống. Với mỗi mục cần giới thiệu chi tiết để học sinh hiểu rõ. HS: thực hành các thao tác trên máy, GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho các nhóm Hướng dẫn và thực hành như phần trên Hướng dẫn và thực hành như phần trên Giới thiệu các thiết bị và cổng USB IV. Củng cố và bài tập. Xem lại bài học giao tiếp với hệ điều hành chuẩn bị cho giờ thực hành sau. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 4 (Giao tiếp với hệ điều hành) A. Mục tiêu Giới thiệu các thao tác cơ bản tác động lên cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn trong Windows 2000/XP ; Ý nghĩa các thành phần chủ yếu của một cửa sổ và màn hình nền ; Cách kích hoạt chương trình thông qua nút Start. B. Phương pháp và phương tiện dạy học: Làm mẫu và kierm tra học sinh thao tác. C. Tiến trình dạy – học: I. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: Hệ điều hành dùng vào mục đích gì? Em có thể nêu tên vài hệ điều hành mà em biết? III. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Màn hình nền (Desktop) - Các biểu tượng: Giúp truy cập nhanh. - Bảng chọn Start: Chứa các chương trình hoặc nhóm chương trình đã được cài đặt trong hệ thống và những công việc thường dùng khác. - Thanh công việc Taskbar: Chứa nút Start, các chương trình đang hoạt động. 2. Nút Start. - Mở các chương trình cài đặt trong hệ thống. - Kích hoạt các cửa sổ như My Computer, My Documents - Xem thiết đặt máy in, bảng cấu hình hệ thống Control Panel. - Trợ giúp tìm kiếm tệp/thư mục. - Chọn các chế độ ra khỏi hệ thống. 3. Cửa sổ. Nhận biết các thành phần chính của cửa sổ. Thay đổi kích thước cửa sổ: + Sử dụng các nút điều khiển cửa sổ. + Sử dụng chuột. Di chuyển cửa sổ. 4. Biểu tượng. - Chọn: Nháy chuột vào biểu tượng. - Kích hoạt: Nháy đúp chuột vào biểu tượng. - Thay đổi tên (nếu được). - Di chuyển: Chọn biểu tượng rồi kéo thả chuột. - Xoá: Chọn biểu tượng rồi nhấn phím Delete. - Xem thuộc tính của biểu tượng. 5. Bảng chọn. - File: Chứa các lệnh như tạo mới, mở, đổi tên, xoá, tìm kiếm tệp và thư mục ... - Edit: Chứa các lệnh sao chép, di chuyển, dán ... - View: Chọn cách hiển thị các biểu tượng trong cửa sổ 6. Tổng hợp. - Chọn lệnh Start ® Control Panel ® nháy đúp biểu tượng Date and Time để xem ngày, giờ hệ thống. - Chọn lệnh Start ® All Programs ® Accessories ® Calculator, mở tiện ích Calculator và tính một số biểu thức. GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu. HS: thao tác theo sự hướng dẫn. GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành. GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu. HS: thao tác theo sự hướng dẫn. GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành. GV: Sử dụng máy chiếu giới thiệu các thành phần và thực hiện các thao tác với cửa sổ. HS: thao tác theo sự hướng dẫn. GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành. GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu. HS: thao tác theo sự hướng dẫn. GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành. GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu. HS: thao tác theo sự hướng dẫn. GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành. GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu. HS: thao tác theo sự hướng dẫn. GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 5 (Thao tác với tệp và thư mục) A. Mục tiêu Làm quen với các hệ thống quản lý tẹp trong Windows 2000/XP; Nắm được vai trò của biểu tượng My computer; Biết thực hiện một số chương trình đã cài đặt trong hệ thống; Biết cách xem dung lượng của một ổ đĩa (đã ghi còn trống) B. Phương pháp và phương tiện dạy học: Làm mẫu và thao tác có sửa chữa. Trọng tâm của bài này là làm việc với My Computer. Những em đã thành thao thì hướng sự chú ý vào sự đa dạng của các hình thức cung cấp dịch vụ trong hệ thống. C. Tiến trình dạy – học: I. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các đặc trưng của hệ thống quản lý tệp. Xây dựng một cây thư mục. III. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Xem nội dung đĩa/thư mục. Kích hoạt My Computer hoặc Windows Explorer Xem nội dung đĩa: Nháy đúp chuột vào ổ đĩa cần xem Xem nội dung thư mục: Nháy đúp chuột vào thư mục cần mở xem nội dung bên trong 2. Tạo thư mục mới, đổi tên tệp/thư mục. Tạo thư mục mới: - B1: Mở ổ đĩa hoặc thư mục sẽ chứa thư mục mới. - B2: Nháy nút phải chuột tại vùng trống trong cửa sổ thư mục ® đưa trỏ chuột tới New ® chọn Folder ® làm xuất hiện New Folder ® gõ tên cho thư mục mới. Đổi tên tệp/thư mục: - B1: Nháy nút phải chuột vào tệp/thư mục cần đổi tên. - B2: Chọn Rename rồi gõ lại tên cho tệp/thư mục. 3. Sao chép, di chuyển, xoá tệp/thư mục. Thực hiện các thao tác đánh dấu: - Đánh dấu một tệp/thư mục. - Đánh dấu tất cả tệp/thư mục. - Đánh dấu nhiều tệp/thư mục liên tiếp nhau. - Đánh dấu nhiều tệp/thư mục không liên tiếp. Sao chép tệp/thư mục: -B1: Chọn tệp/thư mục cần sao chép, nháy bảng chọn Edit ® chọn Copy. - B2: Nháy chuột vào thư mục sẽ chứa tệp/thư mục cần sao chép, nháy Edit ® chọn Paste. Di chuyển tệp/thư mục: - B1: Chọn tệp/thư mục cần di chuyển, nháy bảng chọn Edit ® chọn Cut - B2: Nháy chuột vào thư mục sẽ chứa tệp/thư mục cần di chuyển đến, nháy Edit ® chọn Paste. Xoá tệp/thư mục: - B1: Chọn tệp/thư mục cần xoá. - B2: nhấn phím Delete hoặc tổ hợp phím Shift + Delete. 4. Xem nội dung tệp và khởi động chương trình. Xem nội dung tệp. Để xem tệp, nháy đúp chuột vào tên tệp hoặc biểu tượng của tệp. Khởi động một số chương trình đã được cài đặt trong hệ thống. - Nếu chương trình đã có biểu tượng trên màn hình thì nháy đúp chuột vào biểu tượng đó. - Nếuchương trình chưa có biểu tượng thì nháy chuột vào nút Start ® Programs (hoặc All Programs) ® Nháy chuột vào tên chương trình ở bảng chọn chương trình. 5. Tổng hợp. @ Nêu cách tạo thư mục mới với tên là BAITAP trong thư mục My Documents. @ Có những cách nào để sao chép một tệp từ đĩa này sang một đĩa khác trong Windows. @ Có những cách nào để xoá một tệp trong Windows. @ Vào thư mục của đĩa C và tạo thư mục có tên là tên của em. @ Tìm trong ổ đĩa C một tệp có phần mở rộng là .DOC và xem nội dung tệp đó. GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu. HS: thao tác theo sự hướng dẫn. GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành. GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu. HS: thao tác theo sự hướng dẫn. GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành. GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu. HS: thao tác theo sự hướng dẫn. GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành. GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu. HS: thao tác theo sự hướng dẫn. GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành. IV. Củng cố dặn dò. Chuẩn bị bài sau. § 13: MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG A. Mục tiêu: Biết lịch sử phát triển của hệ điều hành. Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay. B. Phương pháp và phương tiện dạy học: Thuyết trình + Đàm thoại. C. Tiến trình dạy – học: I. Ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới: Trong công nghệ thông tin hiện nay, có nhiều hệ điều hành khác nhau đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Bài này chúng ta đi tìm hiểu một số hệ điều hành thông dụng ở Việt Nam. Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Hệ điều hành MS-DOS: - Sử dụng rộng rãi trong những năm 80 của thế kỷ XX. - Việc giao tiếp với hệ điều hành thông qua các câu lệnh. - Là hệ điều hành đơn giản, đơn nhiệm một người dùng. 2. Hệ điều hành Windowns: Một số đặc trưng chung của hệ điều hành Windowns: + Chế độ đa nhiệm nhiều người dùng. + Có hệ thống giao diện dưa trên cơ sở bảng chọn với các biểu tượng kết hợp đồ hoạ và văn bản giải thích. + Cung cấp nhiều công cụ xử lý đồ hoạ đa phương tiện đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanh, đồ hoạ… + Đảm bảo khả năng làm việc trong môi trường mạng 3. Các hệ điều hành Unix và Linux: a. Hệ điều hành Unix: Các đặc trưng cơ bản: + Là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng. + Có hệ thống quản lý tệp đơn giản và hiệu quả. + Có một hệ thống phong phú các môđun và các chương trình tiện ích hệ thống b. Hệ điều hành Linux: + Cung cấp cả chương trình ngiồn cho hệ thống nên có tính mở rất cao: Có thể đọc hiểu các chương trình, sửa đổi, bổ sung, nâng cấp. + Có tính mở cao nên không có một công cụ cài đặt mang tính chuẩn mực, thông nhất. GV: Việc giao tiếp với hệ điều hành này thông qua các câu lệnh. Người đăng nhập hệ thống sẽ nhập vào các câu lệnh. Mỗi câu lệnh tương ứng với một yêu cầu nào đó. Chỉ một người được phép đăng nhập vào hệ thống và mở lần lượt từng cHương trình. GV: Tuy nhiên với các phiên bản nâng cấp từ 4.01 trở đi, trong MS-DOS cho phép người dùng có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình. GV: Ngoài hệ điều hành MS-DOS, chung ta thường dùng hệ điều hành nào? HS: Trả lời. GV: Hiện nay nhiều máy tính sử dụng hệ điều hành Windowns của hãng Microsoft với các phiên bản khác nhau. GV: Nhắc lại chế độ đa nhiệm nhiều người dùng: HS: Trả lời. GV: Hệ điều hành này có nhiều ưư điểm so với hệ điều hành MS-DOS,không chỉ mở một chương trình như MS-DOS, hệ điều hành Windown còn có thể mở được đồng thời nhiều chương trình. Nhờ có hệ thống giao diện (Menu, Bảng chọn) mà người sử dụng dễ dàng làm việc với chương trình. Mặt khác nhờ có công cụ xử lý mà ta có thể khai thác có hiệu quả các dữ liệu như âm thanh, hình ảnh mà hệ điều hành MS-DOS không xử lý được. GV: Để có thể đảm bảo được khả năng cho phép số lượng lớn người đồng thời đăng nhập vào hệ thống phải kể đên hệ điều hành Unix. Hệ điều hành này được Ken Tôm-Xơn Đen-nit Rit-chi xây dựng vào năm 1970. GV: Đặc biệt 90% các môđun của hệ thống đựơc viết trên ngôn ngữ bậc cao C nên có thể dẽ dàng thay đổi, bổ sung cho hợp với yêu cầu. Nhờ vậy mà hệ thống trở nên linh hoạt hơn . Vì thế nó mất tính kế thừa và đòng bộ. Vì vậy, có một hệ điều hành mới xuất hiện khắc phục những hạn chế trên, đó là hệ điều hành Linux (1991) GV: Hệ điều hành này đã cung cấp toàn bộ chương trình nguồn cho hệ thống, làm cho nó có tính mở rất cao, tức là mọi người có thể đọc hiểu các chương trình hệ thống, sửa đổi, bổ sung, nâng cấp, và không bị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDownload giáo án tin học 10 - Chương 2, soạn theo chuẩn kiến thức kỹ năng.doc
Tài liệu liên quan