Ví dụ 1: Viết chương trình nhập vào dãy a gồm n phần tử nguyên (0
Xác định bài toán
- Input: Dãy a, n
- Output: Tệp VD1.txt trong ổ đĩa C chứa số lượng số lẻ của dãy a.
Xây dựng thuật toán
- B1. Nhập n, nhập dãy a.
- B2. Đếm số lượng phần tử lẻ của dãy a.
- B3. Ghi kết quả vào tệp C:\VD1.txt
Trình tự các bước thực hiện.
- Khai báo dãy a, n, i, dl, biến tệp t.
- Nhập số lượng phần tử n.
- Nhập dãy a.
- Đếm số lượng phần tử lẻ của dãy a.
- Gắn biến tệp t với tệp ‘C:\VD1.txt’.
- Mở tệp để ghi dữ liệu.
- Ghi kết quả ra tệp ‘C:\VD1.txt’.
- Đóng tệp.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 Bài 16: Ví dụ làm việc với tệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2018 Tiết: 39
Ngày dạy: 19-25/03/2018 Tuần: 30
BÀI 16. VÍ DỤ LÀM VIỆC VỚI TỆP
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu các thao tác cơ bản khi làm việc với tệp: Khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp.
2. Về kĩ năng
- Sử dụng thành thạo các thao tác khi làm việc với tệp như: Khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp.
3. Về thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Thấy được sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp.
4. Năng lực hướng tới
- Có ý thức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Có.
3. Tiến trình bài học
3.1. Hoạt động khởi động (kiểm tra bài cũ).
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác cơ bản khi làm việc với tệp: Khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học ở bài 14, 15 để tham gia trò chơi ô chữ.
Nội dung hoạt động
TRÒ CHƠI ĐOÁN TỪ
Thể lệ: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi và gợi ý. Các nhóm có 15s để thảo luận và sau đó giơ tay dành quyền trả lời. Nếu nhóm nào trả lời đúng câu hỏi, một mảnh ghép của bức hình gợi ý mở ra và một số kí tự của từ khóa được lật đồng thời nhóm đó được cộng 1 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu đầu tiên được 10 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 2 được 9 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 3 được 8 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 4 được +4 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 5 được cộng +3 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 6 được cộng +2 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu cuối cùng được cộng +1 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc.
Các câu hỏi như sau:
Câu 1: Cú pháp sau dùng để làm gì? Var : text;
-> KHAI BÁO TỆP
Câu 2: Cho biết cú pháp của thủ tục gắn tên tệp?
-> ASSIGN (, );
Câu 3: Xét theo cách tổ chức dữ liệu, tệp được phân thành hai loại, hãy kể tên?
-> TỆP VĂN BẢN VÀ TỆP CÓ CẤU TRÚC
Câu 4: Xem các hình ảnh sau và cho biết đây là tệp văn bản hay tệp có cấu trúc?
-> TỆP CÓ CẤU TRÚC
Câu 5: Cho biết cú pháp của thủ tục đọc tệp văn bản?
-> READ(biến tệp, danh sách biến);
READLN (biến tệp, danh sách biến);
Câu 6: Cho biết thủ tục sau dùng để làm gì? Write (, );
-> GHI TỆP
Câu 7: Cho biết thủ tục sau dùng để làm gì? Reset ();
-> MỞ TỆP ĐỂ ĐỌC
Đáp án: ĐÓNG TỆP
3.2. Hình thành kiến thức
3.2.1. Ví dụ 1
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng các thao tác cơ bản như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp để viết chương trình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết sử dụng các thao tác cơ bản như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp để viết chương trình hoàn chỉnh.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Chiếu và giải thích ví dụ 1.
(?) Để giải quyết bài toán trên trước tiên ta phải làm gì?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Xác định bài toán là xác định những thành phần nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Input và Output trong ví dụ 1?
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có thiếu sót.
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Sau khi xác định bài toán bước tiếp theo ta phải làm gì?
- Nhận xét, chốt nội dung, giới thiệu 3 bước để giải bài toán và trình tự các bước thực hiện.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và viết chương trình hoàn chỉnh.
- Quan sát HS làm bài, chọn 2 nhóm làm nhanh nhất, 2 nhóm bất kì nộp kết quả và 1 nhóm lên bảng sửa bài.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, chấm điểm.
- Minh họa chương trình.
- Đặt 1 số câu hỏi liên quan đến VD1 để củng cố kiến thức và nắm tình hình tiếp thu của HS.
Câu 1: Chương trình sử dụng tệp, biến tệp nào?
- Nhận xét.
Câu 2: Tệp VD1.txt được gắn cho biến tệp nào?
- Nhận xét.
Câu 3: Câu lệnh gắn tên và mở tệp để ghi là gì?
- Nhận xét.
Câu 4: Câu lệnh nào dùng để ghi kết quả vào tệp?
- Nhận xét.
Câu 5: Câu lệnh nào dùng để đóng tệp? Không đóng tệp được không? Vì sao?
- Nhận xét, tóm tắt nội dung.
- Quan sát, lắng nghe
- Gợi nhớ và trả lời: Xác định bài toán.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Xác định Input và Output.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Input: Dãy a gồm n phần tử nguyên.
Output: Tệp VD1.txt trong ổ đĩa C chứa số lượng số lẻ.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Gợi nhớ và trả lời: Xây dựng thuật toán.
- Lắng nghe, quan sát, ghi bài.
- Dựa vào trình tự các bước thực hiện, thảo luận nhóm và viết chương trình.
- Nộp kết quả bài làm và lên bảng sửa bài.
- Nhận xét bài làm.
- Lắng nghe, quan sát.
- Tệp: VD1.txt
Biến tệp: t
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Tệp VD1.txt được gắn cho biến tệp t.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Assign(t, ‘c:\VD1.txt’);
Rewrite (t);
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Write (t, ‘sl pt le la: ’, dl);
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Close (t);
Không. Vì sau khi đóng tệp hệ thống mới hoàn tất việc ghi dữ liệu ra tệp.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Ví dụ 1: Viết chương trình nhập vào dãy a gồm n phần tử nguyên (0<N<=50). Đếm trong dãy có bao nhiêu số lẻ. Ghi kết quả vào tệp C:\VD1.txt.
Xác định bài toán
- Input: Dãy a, n
- Output: Tệp VD1.txt trong ổ đĩa C chứa số lượng số lẻ của dãy a.
Xây dựng thuật toán
- B1. Nhập n, nhập dãy a.
- B2. Đếm số lượng phần tử lẻ của dãy a.
- B3. Ghi kết quả vào tệp C:\VD1.txt
Trình tự các bước thực hiện.
- Khai báo dãy a, n, i, dl, biến tệp t.
- Nhập số lượng phần tử n.
- Nhập dãy a.
- Đếm số lượng phần tử lẻ của dãy a.
- Gắn biến tệp t với tệp ‘C:\VD1.txt’.
- Mở tệp để ghi dữ liệu.
- Ghi kết quả ra tệp ‘C:\VD1.txt’.
- Đóng tệp.
Chương trình
Var a: array[1..50] of integer; i, n, dl: integer; t: text;
Begin
Write (‘nhap n: ’);
readln (n);
for i:=1 to n do
begin
write (‘nhap pt thu ’, i);
readln (a[i]);
end;
dl:=0;
for i:=1 to n do
if a[i] mod 2 0 then
dl:=dl+1;
assign (t, ‘c:\VD1.txt’);
rewrite (t);
write (t, ‘sl pt le la: ’, dl);
close (t);
readln;
End.
3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác với tệp.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các hỏi
Nội dung hoạt động
3.3.1. Hoạt động luyện tập
Nắm các thao tác cơ bản như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp để viết chương trình.
3.3.2. Hoạt động vận dụng
Về nhà làm ví dụ 1.2: Viết chương trình nhập vào một xâu bất kì từ bàn phím. Ghi xâu đó vào tệp C:\VD1.2.txt.
3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
HS về nhà học bài, tìm thêm một số ví dụ về tệp trong thực tế.
DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN SOẠN
Lê Thị Lịnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 16 Vi du lam viec voi tep_12318583.doc