1. Cấu trúc chung
* Cấu trúc chương trình gồm:
[< phần khai báo>]
* Lưu ý: Phần khai báo có hoặc không, phần thân bắt buộc phải có.
2. Các thành phần của chương trình
a) Phần khai báo
* Khai báo tên chương trình
- Cú pháp: Program ;
- Trong đó:
+ Program là từ khóa.
+ Tên CT do người lập trình đặt.
Ví dụ: Program baitap1;
Program giai_ptb1;
-> Phần không bắt buộc có.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 - Chủ đề 2: Chương trình đơn giản - Bài 3, 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 06/08/2018
Tiết: 2 Ngày dạy: 20/08–25/08/2018
CHỦ ĐỀ 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
BÀI 3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TÌNH
BÀI 4. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
BÀI 5. KHAI BÁO BIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Biết cấu trúc của một chương trình đơn giản: cấu trúc chung và các thành phần.
- Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, lôgic.
- Biết cách khai báo biến.
- Biết khai báo biến đúng.
2. Về kĩ năng
- Nhận biết được thành phần của các chương trình đơn giản.
- Khai báo biến đúng, khai báo kiểu dữ liệu cho phù hợp.
3. Về thái độ
- Nghiêm túc, chủ động tiếp thu kiến thức mới.
4. Năng lực hướng tới
- Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải quyết các bài toán trên máy tính điện tử.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Có
3. Tiến trình bài học
3.1. Hoạt động khởi động.
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của chủ đề I và có nhu cầu tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ tư duy mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh trình bày được các nội dung chính của chủ đề I thông qua sơ đồ logic và mong muốn tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ tư duy mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
Nội dung
(?) Nêu nội dung chính của chủ đề I thông qua sơ đồ logic mà HS hệ thống được?
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
(?) Các nhóm treo sơ đồ tư duy đã chuẩn bị?
- Nhận xét, cộng điểm cho các nhóm làm tốt và dẫn dắt vào bài.
- Nêu các nội dung chính của chủ đề I thông qua sơ đồ logic.
- Nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ.
- Treo kết quả.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
CHỦ ĐỀ I
- Ngôn ngữ lập trình.
- Lập trình.
- Chương trình dịch: Thông dịch, biên dịch.
- Các thành phần cơ bản của NNLT.
- Các khái niệm: Tên, hằng và biến, chú thích.
3.2. Hình thành kiến thức
3.2.1. I. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
(1) Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu cấu trúc chung và các thành phần của một chương trình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết được các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình cấu trúc chung và các thành phần của một chương trình.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
Nội dung
- Lấy một sơ đồ đúng treo lên và (?) Cấu trúc chung chương trình gồm mấy phần? kể tên?
- Gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Phần nào có thể có hoặc không?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Tóm tắt nội dung phần 1 và dẫn dắt vào phần 2.
- Sử dụng sơ đồ tư duy và (?) Chương trình có các thành phần nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Có thể có các khai báo nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Cú pháp khai báo tên chương trình?
- Nhận xét, chốt nội dung và lưu ý phần này có thể có hoặc không.
- Cho ví dụ minh họa.
- Dựa vào sơ đồ giới thiệu chi tiết về cú pháp khai báo thư viện trong Pascal, minh họa thực tế.
(?) Dựa vào ví dụ SGK và cho biết cú pháp khai báo hằng?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Ý nghĩa từng thành phần trong cú pháp?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Chiếu 1 ví dụ minh họa.
(?) Cho ví dụ tương tự?
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét.
- Giới thiệu chi tiết về cú pháp khai báo biến trong Pascal (SGK trang 22, 23).
- Cho ví dụ minh họa.
- Nêu một số lưu ý khi khai báo biến (SGK trang 23)
- Tóm tắt nội dung phần a) và dẫn dắt vào phần b).
(?) Phần thân được đặt trong cặp từ khóa gì?
- Nhận xét, chốt nội dung và lưu ý cuối end là dấu chấm.
- Tóm tắt nội dung phần 2 và dẫn dắt vào phần 3.
- Chiếu minh họa chương trình cụ thể đơn giản để HS quan sát.
- Tóm tắt nội dung bài 3, 5 và dẫn dắt vào bài 4.
- Quan sát và trả lời.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát và trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát và trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Quan sát, ghi chú.
- Quan sát, lắng nghe và ghi bài.
- Tham khảo SGK, suy luận và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Suy luận, gợi nhớ và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Quan sát, ghi chú.
- Suy nghĩ và cho ví dụ tương tự.
- Trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, quan sát, ghi bài.
- Quan sát, ghi chú.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
1. Cấu trúc chung
* Cấu trúc chương trình gồm:
[]
* Lưu ý: Phần khai báo có hoặc không, phần thân bắt buộc phải có.
2. Các thành phần của chương trình
a) Phần khai báo
* Khai báo tên chương trình
- Cú pháp: Program ;
- Trong đó:
+ Program là từ khóa.
+ Tên CT do người lập trình đặt.
Ví dụ: Program baitap1;
Program giai_ptb1;
-> Phần không bắt buộc có.
* Khai báo thư viện
- Cú pháp: Uses ;
Ví dụ: Uses crt;
Uses graph;
* Khai báo hằng
- Cú pháp: Const = ;
- Trong đó:
+ Const là từ khóa.
+ Tên hằng do người lập trình đặt.
+ Giá trị hằng: Hằng số, logic, kí tự, xâu.
Ví dụ Const kt = ‘*’;
Pi = 3.14;
Kq = ‘ket qua’;
* Khai báo biến
- Cú pháp: Var : ;
Trong đó:
+ Var là từ khóa.
+ DS biến: là một
hoặc nhiều biến viết cách nhau dấu phẩy “,”.
+ Kiểu dữ liệu: là các kiểu dữ liệu chuẩn hoặc kiểu do người LT định nghĩa.
Ví dụ: Var x: real; y, z: integer;
b) Phần thân chương trình
Bao gồm dãy lệnh được đặt trong cặp từ khóa begin, end.
Begin
[]
End.
3. Ví dụ chương trình đơn giản
Program vi_du;
Begin
Writeln(‘Xin chao cac ban!’);
End.
3.2.2. II. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
(1) Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu một số kiểu dữ liệu chuẩn.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
Nội dung
- Treo sơ đồ và (?) Kể tên một số kiểu dữ liệu chuẩn của Pascal?
(?) Kiểu nguyên bao gồm?
- Nhận xét, chốt nội dung, giới thiệu sơ lược bộ nhớ lưu trữ và phạm vi giá trị.
- Giới thiệu các kiểu dữ liệu thực, kí tự, logic, xâu và cho ví dụ minh họa
-Tóm tắt nội dung tiết học.
- Quan sát và trả lời.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
.- Lắng nghe, ghi bài.
-
- Lắng nghe, ghi nhớ
1. Kiểu nguyên
- Byte, integer, word, longint
Ví dụ: Var x: integer;
2. Kiểu thực
- Real, extended
Ví dụ: var a, b: real;
3. Kiểu kí tự
- Char
Ví dụ: Var kt: char; Kt:=’a’;
4. Kiểu lôgic
- Boolean
Ví dụ: Var Tam: boolean;
Tam:=true;
5. Kiểu xâu (chuỗi)
- String
Ví dụ: var ht: string;
3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết cấu trúc chung và các thành phần của chương trình; biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, lôgic, xâu; biết cách khai báo biến.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Nhận biết được thành phần của các chương trình đơn giản; khai báo biến đúng, khai báo kiểu dữ liệu cho phù hợp.
Nội dung hoạt động
3.3.1. Hoạt động luyện tập
- Biết cấu trúc của một chương trình đơn giản: cấu trúc chung và các thành phần.
- Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, lôgic.
- Biết cách khai báo biến.
- Biết khai báo biến đúng.
3.3.2. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Cấu trúc một chương trình được chia làm mấy phần?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 2: Trong Pascal, khẳng định nào sau đây là sai?
A. Phần khai báo có thể có hoặc không
B. Phần khai báo thư viện có thể có hoặc không
C. Phần tên chương trình không nhất thiết phải có
D. Phần thân chương trình có thể có hoặc không
Câu 3: Khai báo nào trong các khai báo sau là hợp lệ?
A. Const: n =10; B. Const n=10; C. Const n:=10; D. Const n: real;
Câu 4: Cách khai báo biến nào đúng là:
A. Var x, y : real; B. Var : x, y : real;
C. Var x : y : real; D. Var : x, y : real
3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
HS về nhà học bài, xem lại các ví dụ và cho thêm một số ví dụ khác, đọc và xây dựng sơ đồ tư duy cho bài 6.
DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN SOẠN
Lê Thị Lịnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai 3_12403912.doc