C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI:
Hoạt động 4:
(1) Mục tiêu: Học sinh từ yêu cầu ví dụ 1,2 giáo viên đã đưa ra ở hoạt động 2 nâng cao lên với độ khó theo yêu cầu ở ví dụ 4.
(2) Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Rèn tư duy phân tích, tổng hợp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh xây dựng chương trình Pascal giải quyết vấn đề bài tập ví dụ 3
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 tiết 44, 45: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/01/2018
Tiết chương trình : 44, 45
Thời gian: 45 phút / 1 tiết
Lớp : 11a7, 11a8, 11a9
BAØI TAÄP
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt của tiết học
- Về kiến thức
Học sinh cần:
Nhắc lại được khái niệm chương trình con.
Hình thành căn bản ý nghĩa của việc sử dụng chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.
Nắm được cấu trúc của chương trình con.
- Về kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng viết chương trình đối với chương trình con.
- Về tình cảm, tư tưởng
Học sinh hiểu bài và hứng thú hơn trong học tập.
Học sinh yêu thích môn lập trình và các kiểu dữ liệu có cấu trúc của một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
- Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
- Định hướng hình thành năng lực
Năng lực tự giải quyết vấn đề, cộng tác, phối hợp.
A. Khởi động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của các bài học trước (bài 17)
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, vấn đáp
Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi kiến thức của tiết học trước.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Câu 1: Khái niệm chương trình con?
Câu 2: Có mấy lợi ích trong việc sử dụng chương trình con? Kể tên
(Phần này tìm hiểu thêm trong SGK)
Câu 3: Chương trình con thường gồm mấy loại? kể tên
Câu 4: Cấu trúc chương trình con?
Trả lời câu hỏi 1
Trả lời câu hỏi 2
Trả lời câu hỏi 3
Trả lời câu hỏi 4
+ Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình.
5 lợi ích đặc trưng:
+ Tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh nào đó.
+ Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn.
+ Phục vụ cho quá trình trừu tượng hóa.
+ Mở rộng khả năng ngôn ngữ.
+ Thuận tiện cho phát triển, nâng cấp chương trình.
2 loại: Hàm (function) và Thủ tục (procedure)
[]
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Học sinh hiểu được ý nghĩa yêu cầu ví dụ giáo viên đưa ra.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh tìm hiểu để chuẩn bị xây dựng chương trình Pascal giải quyết vấn đề bài tập ví dụ.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
VDỤ 1: (SGK trang 20) Viết chương trình thực hiện việc đưa ra màn hình thông báo “xin chào các bạn!”
VDỤ 2: Từ cách xây dựng chương trình ở VD1 hãy viết chương trình thực hiện việc đưa ra màn hình thông báo “*******”
+ Sau đó thực hiện việc lặp lại thêm 2 lần thông báo đó.
Trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra.
Trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra.
Program vd;
Begin
Writeln(‘xin chao cac ban’);
End.
Program vd;
Begin
Writeln(‘*******’);
End.
+ thực hiện thêm 2 câu lệnh Writeln với cấu trúc tương tự
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Học sinh hiểu được ý nghĩa yêu cầu ví dụ giáo viên đưa ra.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh tìm hiểu để chuẩn bị xây dựng chương trình Pascal giải quyết vấn đề bài tập ví dụ.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
VDỤ 3: Hãy viết chương trình thực hiện việc nhập giá trị cho 2 biến a,b từ bàn phím
+ Sau đó viết cú pháp đưa ra màn hình thông báo giá trị đã nhập vào của 2 biến a,b
Trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra.
program vd;
uses crt;
var a,b: integer;
begin
clrscr;
write('nhap gia tri cua so thu 1 la:');
readln(a);
write('nhap gia tri cua so thu 2 la:');
readln(b);
Writeln('gia tri cua so thu 1 la:',a);
Writeln('gia tri cua so thu 2 la:',b);
readln;
end.
C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI:
Hoạt động 4:
Mục tiêu: Học sinh từ yêu cầu ví dụ 1,2 giáo viên đã đưa ra ở hoạt động 2 nâng cao lên với độ khó theo yêu cầu ở ví dụ 4.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Rèn tư duy phân tích, tổng hợp
Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh xây dựng chương trình Pascal giải quyết vấn đề bài tập ví dụ 3
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
VDỤ 4: viết chương trình thực hiện việc đưa ra màn hình thông báo “*******” với số lượng n (*) được cho
Với giá trị bất kì từ bàn phím.
+ Sửa chương trình để thông báo được xuất ra màn hình theo hàng dọc.
program vd;
uses crt;
var n,i:integer;
begin
clrscr;
Writeln('nhap gia tri cua n: ');
readln(n);
for i:=1 to n do write('*');
readln;
end.
+ sửa câu lệnh For..to.. do từ Write thành Writeln.
Hoạt động 5:
Mục tiêu: Học sinh từ yêu cầu ví dụ 3 giáo viên đã đưa ra ở hoạt động 3 nâng cao lên với độ khó theo yêu cầu ở ví dụ 5.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Rèn tư duy phân tích, tổng hợp.
Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh xây dựng chương trình Pascal giải quyết vấn đề bài tập ví dụ.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
VDỤ 5: Hãy viết chương trình thực hiện việc nhập giá trị cho 2 biến a,b từ bàn phím. Tiếp theo thực hiện việc hoán đổi giá trị của 2 biến a,b đã nhập vào.
+ Sau đó viết cú pháp đưa ra màn hình thông báo giá trị sau khi đã hoán đổi của 2 biến a,b
program vd;
uses crt;
var a,b: integer;
Trung_gian:integer;
begin
clrscr;
write('nhap gia tri cua so thu 1 la:');
readln(a);
write('nhap gia tri cua so thu 2 la:');
readln(b);
Trung_gian:=a;
a:=b;
b:=Trung_gian;
Writeln('gia tri cua so thu 1 sau khi hoan doi la:',a);
Writeln('gia tri cua so thu 2 sau khi hoan doi la:',b);
readln;
end.
Hoạt động 6:
Mục tiêu: Học sinh từ yêu cầu ví dụ 3 giáo viên đã đưa ra ở hoạt động 3 nâng cao lên với độ khó theo yêu cầu ở ví dụ 6..
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Rèn tư duy phân tích, tổng hợp.
Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh xây dựng chương trình Pascal giải quyết vấn đề bài tập ví dụ.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
VDỤ 6: Hãy viết chương trình thực hiện việc nhập giá trị cho 2 biến a,b từ bàn phím. Tiếp theo thực hiện việc so sánh để tìm ra số nhỏ nhất trong 2 số
+ Sau đó viết cú pháp đưa ra màn hình thông báo giá trị của số nhỏ nhất.
program vd;
uses crt;
var a,b: integer;
min:integer;
begin
clrscr;
write('nhap gia tri cua so thu 1 la:');
readln(a);
write('nhap gia tri cua so thu 2 la:');
readln(b);
If a<b then min:=a
else min:=b;
Writeln('gia tri nho nhat la:',min);
readln;
end.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Ôn lại bài học hôm nay;
- Xem trước §18 : VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tin hoc 11 tiet 4445 Bai tap_12303717.doc