3. Tìm hiểu các đối tượng chính của Access.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết có 4 đối tượng chính trong Access, đó là: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo.
b. Nội dung:
- Bảng dùng để lưu dữ liệu. Mỗi bảng chứa thông tin về một chủ thể xác định và bao gồm nhiều hàng, mỗi hàng chứa thông tin về một cá thể xác định của chủ thể đó.
- Mẫu hỏi dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng.
- Biểu mẫu giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin
- Báo cáo được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra.
c. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp dạy học nhờ phương tiện trực quan để giúp học sinh biết các loại đối tượng trong Access.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18711 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tin học 12 - Bài 3: giới thiệu Microsoft Access, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§3. GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết các khái niệm chính trong Access.
- Hiểu các chức năng chính của Access: tạo lập bảng, thiết lập mối liên kết giữa các bảng, cập nhật và kết xuất thông tin.
- Biết có 4 đối tượng chính trong Access: bảng (table), mẫu hỏi (query), biểu mẫu (form) và báo cáo (report).
- Biết có hai chế độ làm việc với các đối tượng: chế độ thiết kế (Design View) và chế độ trang dữ liệu (Datasheet View).
- Biết có các cách tạo các đối tượng: dùng thuật sĩ (Wizard) và tự thiết kế (Design) hoặc phối hợp cả hai cách.
- Biết khởi động Access, tạo một cơ sở dữ liệu mới hoặc mở một cơ sở dữ liệu đã có. Biết kết thúc phiên làm việc với Access.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được việc khởi động và thoát Access. Tạo được một cơ sở dữ liệu mới và mở một cơ sở dữ liệu đã có.
- Liên hệ được một bài toán quản lí gần gũi với học sinh cùng các công cụ quản lí tương ứng trong Access.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Máy vi tính và máy chiếu projector dùng để chiếu các ví dụ.
- Một ví dụ về hệ cơ sở dữ liệu quản lí học sinh có các bảng dữ liệu hoc_sinh và ho_so_hs, các biểu mẫu nhap_ho_so và nhap_diem, có báo cáo kết xuất thông tin.
- Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh.
a. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức của học sinh sau khi học xong chương 1.
- Nhắc lại một số kiến thức về khả năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
b. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp kĩ thuật “kích não”
c. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức: Nêu các chức năng chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Gọi hai học sinh trả lời
- Khẳng định lại kiến thức cho học sinh.
- Theo dõi câu hỏi của giáo viên và suy nghĩ trả lời.
- Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu, cập nhật dữ liệu, khai thác cơ sở dữ liệu và kiểm soát, điều khiển truy cập.
2. Tìm hiểu các khả năng của Access.
a. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được rằng Access có các khả năng chính là cung cấp các công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu.
b. Nội dung:
- Access cung cấp khả năng tạo lập các cơ sở dữ liệu và lưu trữ chúng trên các thiết bị nhớ.
- Access cung cấp khả năng tạo biểu mẫu để cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo thống kê, tổng hợp hay những mẫu hỏi để khai thác cơ sở dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, giải quyết các bài toán quản lí.
c. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp kĩ thuật “kích não”
- Sử dụng phương pháp nhận biết khái niệm bằng hình ảnh minh họa
d. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giới thiệu về Microsoft Access: Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu thuộc bộ phần mềm Microsoft Office.
- Diễn giải: Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nên nó cũng có các công cụ để tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu.
- Yêu cầu học sinh tham khảo sách giáo khoa để cho biết cụ thể các chức năng.
- Chiếu lên bảng một ví dụ về bài toán quản lý học sinh của một lớp và thực hiện các chức năng tạo lập cơ sở dữ liệu, cập nhật hồ sơ, kết xuất thông tin. (trình bày nhanh, ngắn gọn)
- Theo dõi để liên tưởng.
- Tham khảo sách giáo khoa.
+ Tạo lập các bảng dữ liệu, lưu lên thiết bị nhớ.
+ Tạo các biểu mẫu để cập nhật, báo cáo thống kê.
- Quan sát ví dụ. Học sinh biết các khả năng chính của Access.
3. Tìm hiểu các đối tượng chính của Access.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết có 4 đối tượng chính trong Access, đó là: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo.
b. Nội dung:
- Bảng dùng để lưu dữ liệu. Mỗi bảng chứa thông tin về một chủ thể xác định và bao gồm nhiều hàng, mỗi hàng chứa thông tin về một cá thể xác định của chủ thể đó.
- Mẫu hỏi dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng.
- Biểu mẫu giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin
- Báo cáo được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra.
c. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp dạy học nhờ phương tiện trực quan để giúp học sinh biết các loại đối tượng trong Access.
d. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Mở hệ cơ sở dữ liệu quản lí học sinh lớp học. Mở bảng chứa dữ liệu học sinh và giới thiệu: Bảng là một đối tượng trong Access
+ Hỏi: Chức năng của bảng? Có nhận xét gì về bảng?
+ Hỏi: Một cơ sở dữ liệu có bao nhiêu bảng?
- Thực hiện tương tự như vậy đối với các đối tượng: mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo.
- Chốt lại: trong Access có các đối tượng: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo.
- Sử dụng trắc nghiệm ghép đôi để kiểm tra kiến thức học sinh;
+ Chiếu lên bảng
Table
Mẫu hỏi
Query
Biểu mẫu
Form
Bảng
Report
Báo cáo
+ Yêu cầu học sinh ghép từng dòng cột trái với từng dòng của cột phải
- Quan sát và trả lời.
+ Bảng dùng để lưu dữ liệu.
+ Mỗi bảng chứa thông tin về một chủ thể cần quản lý.
+ Mỗi bảng gồm nhiều hàng, nhiều cột.
+ Một cơ sở dữ liệu có thể có nhiều bảng.
- Mẫu hỏi dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu.
+ Biểu mẫu để tạo giao diện cho việc nhập và hiển thị thông tin.
+ Báo cáo dùng để định dạng, tính toán và tổng hợp dữ liệu.
- Quan sát, thực hiện yêu cầu.
- Học sinh biết được tên gọi tiếng Anh của các đối tượng trong Access.
4. Tìm hiểu một số thao tác cơ bản trong Access.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết 4 thao tác cơ bản trong Access là khởi động Access, tạo cơ sở dữ liệu mới, mở cơ sở dữ liệu đã có và kết thúc phiên làm việc với Access.
- Bước đầu thực hiện được việc khởi động Access, tạo được cơ sở dữ liệu mới, mở một cơ sở dữ liệu và kết thúc làm việc với Access.
b. Nội dung:
- Khởi động Access.
Start ® All Programs ® Microsoft Access
Hoặc: Bấm đúp chuột vào biểu tượng Access trên màn hình nền.
- Tạo cơ sở dữ liệu mới.
File ® New… Chọn Blank Database. Chọn vị trí lưu tệp và gõ tên tệp mới. Bấm chuột vào nút lệnh Creat để xác nhận tạo tệp.
- Mở cơ sở dữ liệu đã có.
File ® Open … Bấm đúp chuột vào tên cơ sở dữ liệu cần mở.
- Kết thúc phiên làm việc với Access.
File ® Exit
c. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp dạy học nhờ các phương tiện trực quan; phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
d. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giới thiệu một cách khởi động.
+ Chọn Start → All program → Microft Office → Microft Office Access
- Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện lại.
- Gọi học sinh khác thực hiện thêm các cách khác.
Yêu cầu học sinh thực hiện chậm, vừa thực hiện vừa thuyết minh để cả lớp theo dõi.
Kết thúc phiên làm việc với Access.
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện mẫu và thuyết minh thao tác.
- Giới thiệu và thực hiện từng bước để tạo cơ sở dữ liệu mới.
+ File ® New… Chọn Blank Database, xuất hiện hộp thoại File New database.
+ Chọn vị trí lưu tệp ở Save in và gõ tên tệp mới ở File name. Bấm chuột vào nút lệnh Creat để xác nhận tạo tệp.
- Gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện lại thao tác.
- Gọi 2 học sinh thực hiện hai cách được trình bày mở một cơ sở dữ liệu đã có. Yêu cầu vừa trình bày vừa thuyết minh.
- Gọi một học sinh trình bày theo cách không có trong sách giáo khoa.
- Giáo viên lưu ý cho học sinh: Đối với một số phiên bản khác của Windows và Office, có thể có các bước khởi động hơi khác so với các bước được trình bày trong sách giáo khoa.
- Quan sát bảng để biết thao tác.
- Thực hiện lại các bước của giáo viên.
- Thực hiện các cách mới.
+ Bấm đúp chuột vào biểu tượng
- Trình bày 2 đến 3 cách.
+ Cách 1: File ® Exit.
+ Cách 2: Bấm tổ hợp phím Alt_F4
+ Cách 3: Bấm chuột vào dấu nhân ở góc trên phải màn hình làm việc của Access.
- Quan sát để biết các bước tạo cơ sở dữ liệu mới.
- Thực hiện để có kỹ năng.
- Thực hiện để có kỹ năng.
+ File ® Open …
+ Bấm chuột lên tên cơ sở dữ liệu có trong khung New file.
+ Bấm tổ hợp phím Ctrl_O
- Học sinh tránh được bở ngỡ khi thực hành theo sách.
5. Tìm hiểu các chế độ làm việc với các đối tượng.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết có hai chế độ làm việc với các đối tượng: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.
b. Nội dung:
- Chế độ thiết kế dùng để tạo mới hoặc thay đổi cấu trúc bảng, mẫu hỏi, thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo.
Bấm chuột vào View ® Design View để chọn chế độ thiết kế.
- Chế độ trang dữ liệu dùng để hiển thị dữ liệu dạng bảng, cho phép xem, xóa hoặc thay đổi dữ liệu đã có.
Bấm chuột vào View ® Datasheet View để chọn chế độ trang dữ liệu.
c. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp trực quan để giới thiệu chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.
- Sử dụng kĩ thuật mô phỏng và liên tưởng, giúp học sinh hiểu 2 chế độ một cách nôm na rằng: chế độ thiết kế là chế độ tạo, chỉnh sửa đối tượng, chế độ trang dữ liệu là chế độ thực hiện các đối tượng.
d. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giới thiệu về chế độ thiết kế: dùng để tạo mới hoặc thay đổi cấu trúc bảng, mẫu hỏi, thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo.
- Thực hiện mở các loại đối tượng có trong Access và thực hiện chọn chế độ thiết kế để minh họa, chẳng hạn bảng hoc_sinh, biểu mẫu nhap_ho_so.
- Giới thiệu chế độ trang dữ liệu của bảng: dùng để hiển thị dữ liệu dạng bảng, cho phép xem, thay đổi dữ liệu đã có.
- Thực hiện mở một số đối tượng ở chế độ trang dữ liệu để minh họa: bảng, biểu mẫu...
- Gọi học sinh thực hiện để kiểm tra mức độ tiếp thu: Yêu cầu học sinh mở bảng dữ liệu và chuyển đổi qua lại giữa chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.
- Quan sát giới thiệu của giáo viên để biết thao tác chọn chế độ thiết kế và nhận dạng chế độ thiết kế.
- Quan sát giới thiệu của giáo viên để biết thao tác chọn chế độ thiết kế và nhận dạng chế độ thiết kế.
- Quan sát để nhận dạng chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu của từng đối tượng trong Access
- Thực hiện để hình thành kĩ năng.
6. Tìm hiểu cách tạo một đối tượng mới và mở một đối tượng đã có.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách tạo một đối tượng mới, mở một đối tượng đã có.
b. Nội dung:
- Trong cửa sổ của loại đối tượng tương ứng, bấm đúp chuột lên tên của một đối tượng để mở nó.
c. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp trực quan để giúp học sinh biết cách tạo một đối tượng và mở một đối tượng.
d. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Tạo cấu trúc bảng dữ liệu mới.
+ Mở một hệ cơ sở dữ liệu quanli_hs
+ Chọn đối tượng Table.
+ Thực hiện tạo một bảng bằng cách tự thiết kế (Creat table in Design view)
+ Thực hiện tạo một bảng khác bằng cách dùng thuật sĩ.
- Yêu cầu học sinh nhận xét ưu điểm và nhược điểm của mỗi cách.
- Diễn giải: Người ta thường kết hợp cả hai cách, dùng thuật sĩ để tạo nhanh, sau đó dùng cách tự thiết kế để sửa.
- Mở một đối tượng đã có.
+ Bấm chuột vào loại đối tượng muốn mở.
+ Bấm đúp chuột vào tên đối tượng muốn mở.
- Gọi một số học sinh thực hiện mở một số đối tượng theo yêu cầu của giáo viên.
- Hỏi: Bảng được mở ở chế độ thiết kế hay chế độ trang dữ liệu?
- Quan sát giáo viên thực hiện để biết cách tạo bảng và biết được ưu khuyết điểm của mỗi cách.
+ Bằng cách tự thiết kế: tạo được cấu trúc bảng cơ động tuy nhiên chậm.
+ Bằng thuật sĩ: dễ tạo được bảng có tính chuyên nghiệp, nhanh nhưng không tùy ý như yêu cầu.
- Theo dõi hướng dẫn của giáo viên để hình thành thao tác.
- Thực hiện để hình thành kĩ năng.
+ Bấm chuột vào đối tượng table
+ Bấm đúp chuột vào bảng hoc_sinh
- Chế độ trang dữ liệu.
7. Củng cố đánh giá
a. Mục tiêu:
- Hệ thống lại kiến thức đã được học cho học sinh.
- Thu nhận thông tin phản hồi từ học sinh để có sự điều chỉnh trong các tiết học sau.
b. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp vấn đáp, đàm thoại để giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã được học.
c. Các bước tiến hành:
- Nêu câu hỏi:
+ Access có những khả năng gì?
+ Kể tên bốn loại đối tượng chính trong Access?
+ Khi làm việc với Access, có những thao tác nào đã được học?
+ Kể tên hai chế độ làm việc với các đối tượng trong Access?
- Gọi 3 học sinh trả lời.
Cung cấp các công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật, và khai thác dữ liệu.
Có bốn loại đối tượng chính: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo.
Các thao tác cơ bản: khởi động, kết thúc, tạo cơ sở dữ liệu mới, mở một cơ sở dữ liệu đã có.
Hai chế độ làm việc: Chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.
- Giáo viên nhắc lại lần cuối để ghi nhớ cho học sinh
Đánh giá
- Chiếu nội dung bảng dưới đây lên màn hình.
Đối tượng
Chức năng
a. Table
b. Query
c. Form
d. Report
1. Giúp nhập thông tin thuận tiện.
2. Lưu dữ liệu.
3. Kết xuất thông tin từ Table và Query.
4. Là đối tượng cơ sở chứa thông tin về một chủ thể xác định.
5. Tạo bảng mới từ các bảng đã có.
6. Giúp hiển thị thông tin thuận tiện.
7. Định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra.
- Yêu cầu học sinh chọn các chức năng chính tương ứng với từng đối tượng.
- Cho điểm đối với học sinh có trả lời xuất sắc
8. Hướng dẫn học ở nhà.
a. Mục tiêu:
- Đặt ra các nhiệm vụ để học sinh rèn luyện kiến thức đã được học trên lớp.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị kiến thức cho bài tiết tiếp theo.
b. Nội dung:
- Trả lời các câu hỏi 1, 4, 5, sách giáo khoa, trang 33.
- Xem trước nội dung bài: Cấu trúc bảng, sách giáo khoa, trang 33.
- Xem nội dung phụ lục 3 (Một số giao diện Access, mục 1. 2.) và phụ lục 4 (Một số thuật ngữ tiếng anh trong Access), sách giáo khoa trang 111.
c. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình để yêu cầu học sinh thực hiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Download Giáo án tin học 12, bài 3, soạn theo quan điểm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.doc